ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học - Peptide
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là:
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch HCl.
D. dung dịch NaOH.
Để phân biệt các dd glucozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic và Gly-Gly-Gly ta dùng:
A. NaOH
B. AgNO3/NH3
C. Cu(OH)2/OH-
D. HNO3
Phát biểu nào sau đây là sai
A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
B. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
C. Oligopeptit được tạo thành từ các gốc α-amino axit.
D. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin, valin là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 6
Dùng Cu(OH)2/OH- sẽ phân biệt được?
A. Gly – Ala với Gly – Ala.
B. Ala – Ala – Ala với Gly – Gly
C. Gly – Ala – Gly với Ala – Ala-Ala
D. Gly – Gly với Gly – Ala
Để phân biệt các dd glucozơ, glixerol, Ala-Gly và Gly-Gly-Gly ta dùng:
A. Nước Brom
B. Cu(OH)2/OH-
C. Qùy tím
D. AgNO3/NH3
Cho các phát biểu nào sau đây là sai
1, Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân .
2, Trong phân tử tripeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
3, Oligopeptit được tạo thành từ các gốc α- và β-amino axit.
4, Tripeptit Gly-Gly- Ala có phản ứng màu biure.
A. 1
B.2
C. 3
D. 4
Ba dung dịch: Metylamin (CH3NH2), glyxin (Gly) và alanylglyxin (Ala - Gly) đều phản ứng được với
A. dung dịch NaNO3.
B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch HCl
Aminoaxit X phân tử có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic chứa 15,73%N về khối lượng. X tạo Octapeptit Y, Y có phân tử khối là bao nhiêu?
A. 600
B. 586
C. 474
D. 712
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val) nhưng không thu được peptit Gly-Gly. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Thủy phân hoàn toàn H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH thu được bao nhiêu loại α-amino axit khác nhau?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở Gly-Ala-Ala-Gly-Val có thể thu được tối đa bao nhiêu loại đipeptit?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X thì thu được 1 mol glyxin, 2 mol alanin và 2 mol valin. Trong sản phẩm của phản ứng thủy phân không hoàn toàn X có Gly-Ala-Val. Amino axit đầu C của X là valin. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn dữ kiện trên là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 6