ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học - Polymer

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các polime : PS, cao su isopren, rezit, xenlulozơ, tinh bột, glicogen, PVC, cao su lưu hóa. Có bao nhiêu polime có cấu trúc mạng không gian ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4
Câu 2:

Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng ?

A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi

B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng

C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp

D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền

Câu 3:

Xét về mặt cấu tạo thì số lượng polime thu được khi trùng hợp buta-1,3-đien là :

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4
Câu 4:

Để tạo ra cao su Buna-S, cao su Buna-N, người ta phải thực hiện phản ứng gì ?

A. Phản ứng trùng hợp

B. Phản ứng đồng trùng hợp

C. Phản ứng trùng ngưng

D. Phản ứng đồng trùng ngưng

Câu 5:

Cho các chất sau :

1) CH3CH(NH2)COOH         

2) HOOC–CH2–CH2–COOH           

3) HO–CH2–COOH

4) HCHO và C6H5OH           

5) HO–CH2–CH2–OH và p-C6H4(COOH)2

6) H2N[CH2]6NH2 và HOOC(CH2)4COOH

Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là :

A. 1, 3, 4, 5, 6

B. 1, 2, 3, 4, 5, 6

C. 1, 6

D. 1, 3, 5, 6

Câu 6:

Cho một polime sau :

(–NH–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–CH2–CO–)n.

Số loại phân tử monome tạo thành polime trên là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 7:

Cho các polime sau: nilon 6-6; poli (vinyl clorua); poli (metyl metacrylat); teflon; tơ lapsan; polietilen; polibutadien. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

A. 2

B. 7

C. 5

D. 3

Câu 8:

Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Tơ nilon-6,6.

B. Tơ olon.

C. Polietilen.         

D. Cao su Buna.

Câu 9:

Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polibutađien, tơ visco, tơ lapsan. Số polime tổng hợp có trong dãy là:

A. 6          

B. 5

C. 7

D. 4

Câu 10:

Cho các chất sau: etilen, vinyl clorua, metyl axetat, metyl acrylat, glyxin. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 11:

Tơ nào dưới đây được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng?

A. Tơ nilon-6,6.

B. Tơ visco.

C. Tơ axetat.

D. Tơ nitron.

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

B. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên.                         

C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh.                        

D. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Câu 13:

Cho các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), cao su lưu hóa, nilon-6,6, amilopectin, xenlulozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là

A. 5. 

B. 3. 

C. 6. 

D. 4.

Câu 14:

Cho các polime sau: polietilen, poliacrilonitrin, tơ visco, nhựa novolac, xenlulozơ, cao su buna-N, tơ nilon-6,6. Số polime tổng hợp là

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 15:

Số lượng mắt xích của 1 đoạn mạch tơ nilon-6 là 120. Khối lượng phân tử của đoạn mạch này là

A. 13560

B. 15200

C. 13673

D. 15720

Câu 16:

Một loại cao su Buna-S có tỉ lệ kết hợp của 2 loại monome là 1 : 1. Phân tử khối trung bình của loại cao su này là 12640000 đvC. Hệ số polime hóa trung bình của loại cao su này bằng

A. 100000

B.80000

C. 90000

D. 95000

Câu 17:

Một phân tử cao su buna-S gồm 4000 mắt xích và có phân tử khối bằng 1048000 đvC. Tỉ lệ số phân tử buta-1,3-đien và stiren trong loại cao su trên là

A. 1:2

B. 3:1

C. 1:3

D. 1:1

Câu 18:

Một polime X được xác định có phân tử khối là 39062,5 đvC với hệ số trùng hợp để tạo nên polime này là 625. Polime X là?

A. PP

B. PVC 

C. PE

D. PS

Câu 19:

Cứ 25,2 gam cao su buna-S phản ứng hết với 300 gam dung dịch Br2 6,4%. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là

A. 3:5

B. 1:3

C. 2:3

D. 1:2

Câu 20:

Khi clo hóa PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,67% clo. Hỏi trung bình 1 phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC ?

A. 1

B.2

C. 3

D. 4

Câu 21:

Khi tiến hành đồng trùng hợp acrilonitrin và buta-1,3-đien thu được một loại cao su buna-N chứa 15,73% N về khối lượng. Tỉ lệ số mol acrilonitrin và buta-1,3-đien trong cao su buna-N là :

A. 2 : 1

B. 2 : 3

C. 1 : 2    

D. 3 : 2

Câu 22:

Cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh về khối lượng. Giả thiết nguyên tử S thay thế cho nguyên tử H ở nhóm metylen (-CH2-) trong mạch cao su. Trung bình khoảng bao nhiêu mắt xích cao su isopren có 1 cầu nối đisunfua -S-S- ?

A. 46

B.40

C. 56

D. 23

Câu 23:

Đồng trùng hợp đimetyl buta–1,3–đien với acrilonitrin(CH2=CH–CN) theo tỉ lệ tương ứng x : y, thu được một loại polime. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime này, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO2, H2O, N2) trong đó có 57,69% CO2 về thể tích. Tỉ lệ x : y  khi tham gia trùng hợp là bao nhiêu ?

A. \[\frac{x}{y} = \frac{1}{3}\]

B. \[\frac{x}{y} = \frac{2}{3}\]

C. \[\frac{x}{y} = \frac{3}{2}\]

D. \[\frac{x}{y} = \frac{3}{5}\]

Câu 24:

Khi tiến hành phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylenđiamin ta thu được một tơ nilon-6,6 chứa 12,39% nitơ về khối lượng. Tỷ lệ số mắt xích giữa axit ađipic và hexametylenđiamin trong mẫu tơ trên là

A. 2 : 3

B. 1 : 1

C. 1 : 3

D. 3 : 2

Câu 25:

Khi cho một loại cao su buna-S tác dụng với brom (tan trong CCl4) người ta nhận thấy cứ 1,05 g cao su đó có thể tác dụng hết với 0,80 g brom. Tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích stiren trong loại cao su nói trên là

A. 1 : 2.

B. 3 : 2.

C. 2 : 3.

D. 2 : 1.

Câu 26:

Khi clo hoá PVC, tính trung bình cứ k mắt xích trong mạch PVC phản ứng với một phân tử clo. Sau khi clo hoá, thu được một polime chứa 63,96% clo (về khối lượng). Giá trị của k là

A. 3

B. 6

C.5

D. 4

Câu 27:

Cứ 5,668 g cao su buna – S phản ứng vừa hết với 3,462 g Br2 trong CCl4. Hỏi tỉ lệ butađien và stiren trong cao su buna – S là bao nhiêu ? 

A. 2/3. 

B. 1/2. 

C. 3/5. 

D. 1.3.

Câu 28:

Tiến hành clo hoá poli(vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo?

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 29:

Khối lượng phân tử của 1 loại tơ capron bằng 16950 đvC, của tơ enang bằng 21590 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là

A. 150 và 170.

B. 170 và 180.

C. 120 và 160.

D. 200 và 150.

Câu 30:

Một loại cao su lưu hoá chứa 1,714% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S–S–, giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su.

A. 52.

B. 25.

C. 46.

D. 54.

Câu 31:

Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là

A. 1:1

B. 1:2

C. 2:3

D. 1:3

Câu 32:

Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

A. 113 và 152.

B. 121 và 114.

C. 121 và 152.

D. 113 và 114.