ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học - Vật liệu polymer

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cao su sống (hay cao su thô) là :

A. Cao su thiên nhiên

B. Cao su chưa lưu hoá

C. Cao su tổng hợp

D. Cao su lưu hoá

Câu 2:

Hợp chất đầu và các hợp chất trung gian trong quá trình điều chế ra cao su Buna (1) là : etilen (2), metan (3), rượu etylic (4), đivinyl (5), axetilen (6). Sự sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế là

A. 3→6→2→4→5→13→6→2→4→5→1

B. 6→4→2→5→3→16→4→2→5→3→1

C. 2→6→3→4→5→12→6→3→4→5→1

D. 4→6→3→2→5→14→6→3→2→5→1

Câu 3:

Sơ đồ điều chế PVC trong công nghiệp hiện nay là :

A. \[{C_2}{H_6}\mathop \to \limits^{C{l_2}} {C_2}{H_5}Cl\mathop \to \limits^{ - HCl} {C_2}{H_3}Cl\mathop \to \limits^{t^\circ ,p,xt} PVC\]

B. \[{C_2}{H_4}\mathop \to \limits^{C{l_2}} {C_2}{H_3}Cl\mathop \to \limits^{t^\circ ,p,xt} PVC\]

C. \[C{H_4}\mathop \to \limits^{1500^\circ C} {C_2}{H_2}\mathop \to \limits^{ + HCl} {C_2}{H_3}Cl\mathop \to \limits^{t^\circ ,p,xt} PVC\]

D. \[{C_2}{H_4}\mathop \to \limits^{C{l_2}} {C_2}{H_4}C{l_2}\mathop \to \limits^{ - HCl} {C_2}{H_3}Cl\mathop \to \limits^{t^\circ ,p,xt} PVC\]

Câu 4:

Cho sơ đồ phản ứng :

\[Xenlulozo\mathop \to \limits_{{H^ + }}^{ + {H_2}O} A\mathop \to \limits^{men} B\mathop \to \limits_{500^\circ C}^{ZnO,MgO} D\mathop \to \limits_{}^{t^\circ ,p,xt} E\]

Chất E trong sơ đồ phản ứng trên là :

A. Cao su Buna

B. Buta-1,3-đien

C. Axit axetic

D. Polietilen

Câu 5:

Polime X có công thức (–NH–[CH2]5–CO–)n. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. X chỉ được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng

B. X có thể kéo sợi

C. X thuộc loại poliamit

D. % khối lượng C trong X không thay đổi với mọi giá trị của n

Câu 6:

Trong số các loại tơ sau : tơ tằm, tơ visco, tơ nilon- 6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ tằm và tơ enang

B. Tơ visco và tơ nilon-6,6

C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron

D. Tơ visco và tơ axetat

Câu 7:

Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon, len, tơ tằm, vì :

A. Len, tơ tằm, tơ nilon không thể là phẳng

B. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (–CO–NH–) trong phân tử kém bền với nhiệt.

C. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại

D. Len, tơ tằm, tơ nilon là những sợi thấm nước

Câu 8:

Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là :

A. Đốt thử

B. Thuỷ phân

C. Ngửi

D. Cắt

Câu 9:

Cho dãy các tơ sau: xenlulozo axetat, capron, nitron, visco, nilon -6, nilon -6,6. Số tơ trong dãy thuộc loại tơ poliamit là

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 10:

Cho các sơ đồ phản ứng sau:

X (C8H14O4) + 2NaOH \[\mathop \to \limits^{t^\circ } \] X1 + X2 + H2O

X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

nX5 + nX3 \[\mathop \to \limits^{t^\circ ,xt} \]poli(hexametylen adipamit) + 2nH2O

2X2 + X3 H2SO4dac,t° X6 + 2H2O

Phân tử khối của X6 là:

A. 194                                      

B. 136      

C. 202                            

D. 184

Câu 11:

Các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

(a) X + 2NaOH \[\mathop \to \limits^{t^\circ } \]X1 + 2X2

(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(c) nX3 + nX4 \[\mathop \to \limits^{t^\circ ,xt} \]poli(etylenterephtalat) + 2nH2O

(d) X+ CO \[\mathop \to \limits^{t^\circ ,xt} \]X5

(e) X4 + 2X5 H2SO4dac,t°X6 + 2H2O

Cho biết X là este có công thức phân tửu C10H10O4; X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6 là

A. 146.

B. 118.

C. 104.    

D. 132.

Câu 12:

Polime nào sau đây điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

A. Poli(etylen terephtalat)                                                    

B. Polistiren                                      

C. Poli acrilonitrin                                                       

D. Poli(metyl metacrylat)

Câu 13:

Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozo, policaproamit, polistiren, xenlulozo trinitrat, nilon – 6,6. Số polime tổng hợp là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 14:

Polivinylclorua (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CCl2.      

B. CH2=CHCl. 

C. CH2=CHCl-CH3.        

D. CH3-CH2Cl.

Câu 15:

Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là

A. Cao su, tơ tằm, tơ lapsan.        

B. Thủy tinh plexiglas, nilon-6,6, tơ nitron.

C. Nilon-6,6, nilon-6, tơ lapsan.        

D. Tơ visco, nilon-6, nilon-6,6.

Câu 16:

Polime nào sau đây thuộc polime bán tổng hợp?

A. Tinh bột.          

B. Tơ tằm. 

C. Tơ axetat.        

D. Polietilen.

Câu 17:

Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét?

A. Tơ nitron. 

B. Tơ capron.

C. Tơ nilon - 6,6. 

D. Tơ lapsan.

Câu 18:

Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét?

A. Tơ nitron. 

B. Tơ capron.

C. Tơ nilon - 6,6. 

D. Tơ lapsan.

Câu 19:

Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là

A. tinh bột. 

B. xenlulozơ.

C. glixcogen.        

D. saccarozơ.

Câu 20:

Cho các loại tơ: Tơ capron (1); tơ tằm (2); tơ nilon-6,6 (3); tơ axetat (4); tơ clorin (5); sợi bông (6); tơ visco (7); tơ enang (8); tơ lapsan (9). Có bao nhiêu loại tơ không có nhóm amit?

A. 6

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 21:

Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là

A. poli(vinyl clorua).                                                             

B. polietilen.

C. poli(metyl metacrylat).                                                    

D. poliacrilonitrin.

Câu 22:

Công thức của polime nào sau đây là phù hợp nhất được sử dụng để sản xuất túi đựng nilon?

A. (-CH2-CHCl-)n                 

B. (-CH2-CH2-)n                    

C. (-CH(CH3)-CH2-)n            

D. (C6H10O5)n

Câu 23:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.

C. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

D. Tơ visco thuộc loại tơ thiên nhiên.

Câu 24:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên

B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp

C. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic

D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.

Câu 25:

Cho các nhận định sau:

(1) Chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo.

(2) Tơ được chia làm 2 loại: tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.

(3) Polietilen có cấu trúc phân nhánh.

(4) Tơ poliamit kém bền trong môi trường kiềm.

(5) Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.

(6) Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic.

Số nhận định đúng là

A. 4. 

B. 3. 

C. 5. 

D. 2.

Câu 26:

Polime nào sau đây trong thành phần hóa học chỉ có hai nguyên tố C và H?

A. Poli(metyl metacrylat)

B. Poli(vinyl clorua)

C. Poliacrilonitrin

D. Polistiren

Câu 27:

Cho các loại tơ sau: tơ capron, tơ nilon-6, tơ axetat, tơ tằm, tơ visco, tơ nitron. Số chất thuộc loại tơ tổng hợp là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 28:

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?

A. Tơ nilon-6.

B.Tơ tằm.

C. Tơ visco.

D. Bông.

Câu 29:

Trong các polime sau: tơ tằm, sợi bông, tơ nilon-7, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là

A.sợi bông, tơ axetat, tơ visco

B.tơ viso, tơ axetat

C.tơ tằm, sợi bông, tơ axetat

D. sợi bông, tơ nilon-6,6

Câu 30:

Cho các loại polime sau: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, tơ axetat, tơ capron và nilon-6. Số polime thuộc loại poliamit là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4