ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Các đặc trưng của quần thể (Phần 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tỉ lệ giới tính bị ảnh hưởng bởi các nhân tố?

A. Tỷ lệ tử vong trong quần thể.

B. Thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

C. Tùy loài.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2:

Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Tuổi của quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.

B. Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái.

C. Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật.

D. Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết đi vì già.

Câu 3:

 Ở một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thì thấy có 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 40% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này?

A. Quần thể đang có xu hướng tăng số lượng cá thể.

B. Quần thể thuộc dạng đang suy thoái.

C. Quần thể thuộc dạng đang phát triển.

D. Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định.

Câu 4:

Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm

A. trước sinh sản và đang sinh sản

B. trước sinh sản

C. đang sinh sản.

D. đang sinh sản và sau sinh sản

Câu 5:

Khi đánh cá, nếu đa số các mẻ lưới có cá lớn chiếm tỷ lệ nhiều thì:

A. Nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức

B. Tiếp tục đánh bắt với mức độ ít

C. Không nên tiếp tục khai thác

D. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng

Câu 6:

Ở một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên?

A. Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản

B. Thả vào ao nuôi các cá chép đang ở tuổi sinh sản

C. Thả vào ao nuôi các cá chép ở tuổi đang sinh sản và trước sinh sản

D. Thả vào ao nuôi các cá thể cá chép con

Câu 7:

Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi

A. Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. Điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. Điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. Các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.

Câu 8:

Về mặt sinh thái, sự phân bố đồng đều của cá thể cùng loài trong khu vực phân bố có ý nghĩa:

A. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.

B. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.

C. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.

D. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 9:

Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?

A. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều

B. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam cực

C. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ

D. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới

Câu 10:

Nguyên nhân chính làm cho sự phân bố dân cư ở mỗi quốc gia không đồng đều là vì

A. Sở thích định cư của con người ở các vùng có điều kiện khác nhau

B. Điều kiện sống phân bố không đều và con người có xu hướng quần tụ với nhau.

C. Nếp sống và văn hóa mang tính đặc trưng cho từng vùng khác nhau.

D. Điều kiện sống phân bố không đều và con người có thu nhập khác nhau.

Câu 11:

Trong một ao nuôi cá trắm cỏ, người ta tính được trung bình có 3 con/m2 nước. Số liệu trên cho biết về đặc trưng nào của quần thể?

A. Sự phân bố cá thể.

B. Mật độ cá thể.

C. Tỷ lệ đực/cái.

D. Thành phần nhóm tuổi.