ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, các nguyên tố cơ bản: C, H, O, N, S, P có vai trò
A. Là nhân tố sinh trưởng.
B. Kiến tạo nên thành phần tế bào.
C. Cân bằng hoá thẩm thấu.
D. Hoạt hoá enzim.
Dựa vào nhu cầu oxi cần cho sinh trưởng, người ta xếp nấm men rượu thuộc nhóm vi sinh vật?
A. Hiếu khí bắt buộc
B. Kị khí bắt buộc
C. Kị khí không bắt buộc
D. Vi hiếu khí
Vi sinh vật không tổng hợp được nhân tố sinh trưởng còn được gọi là vi sinh vật:
A. Khuyết hợp
B.Nguyên dưỡng
C. Vô dưỡng
D. Khuyết dưỡng
Đâu là các chất hóa học gây ức chế đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nitơ, lưu huỳnh, phốtpho.
B. Rượu, các hợp chất kim loại nặng (kẽm, magie,…), các chất kháng sinh.
C. Phenol, lipit, protein.
D. Iot, cacbonic, oxi.
Chất hóa học làm thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất gây ức chế sinh trưởng của vi sinh vật và thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, hoặc phòng ý tế để thanh trùng?
A. Iot, rượu iot
B.Etanol, izôprôpanol (70-80%)
C. Các andehit (phoocmandehit 2%)
D. Các chất kháng sinh
Chất nào dưới đây thường được dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi ?
A. Etanol
B. Izôprôpanol
C. Iot
D. Cloramin
Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm?
A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng
B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng
C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
D. 5 nhóm: vi sinh vật siêu ưa lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh nhưng vẫn không bị hỏng?
A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp trong thời gian dài.
B. Vì ở nhiệt độ thấp, vi sinh vật bị kìm hãm quá trình sinh trưởng.
C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp.
D. Cả A, B và C
Tại sao để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người nông dân thường tiến hành phơi khô và bảo quản khô.
A. Dưới ánh nắng mặt trời, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt hết
B. Khi phơi khô, các vi sinh vật thiếu nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn
C. Phơi khô và bảo quản khô làm độ ẩm trong nông sản thấp, vi sinh vật sẽ sinh trưởng chậm
D. Phơi khô và bảo quản khô làm cho vi sinh vật khó xâm nhập và nông sản.
Độ pH ảnh hưởng tới các hoạt động nào trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào
B. Tính thấm qua màng sinh chất
C. Hoạt tính enzim và sự hình thành ATP
D. Cả 3 đáp án trên
Áp suất thẩm thấu lớn có ảnh hưởng gì đến sự sống của vi sinh vật?
A. Gây co nguyên sinh
B.Gây chết
C. Phá hủy tế bào
D. Kích thích sinh trưởng.
Vì sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (vd: E.coli triptophan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không?
A. Vì E.coli triptophan có khả năng tổng hợp được triptophan nên khi cho vào môi trường (thực phẩm) không có triptophan nó vẫn có thể sống.
B. Vì E.coli triptophan là sinh vật khuyết dưỡng không có khả năng tổng hợp triptophan nên ở môi trường không có triptophan nó sẽ bị giết chết.
C. Vì triptophan là một chất ức chế quá trình sinh trưởng của E.coli triptophan
D. Vì triptophan là một nhân tố sinh trưởng mà chỉ có E.coli triptophan mới có khả năng sử dụng để làm chất dinh dưỡng.
Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc?
A. Foocmalđêhit
B. Chất kháng sinh
C. Cồn iod
D. Các hợp chất phênol
Vi khuẩn Helicobacter pylori rất di động, xâm nhập qua lớp chất nhầy và xâm lấn biểu mô dạ dày, đặc biệt là khoảng gian bào. Vi khuẩn sản sinh urêaza rất mạnh, enzim này có hoạt tính phân giải urê thành amôniac. Urê là sản phẩm chuyển hóa của các mô tế bào, chúng vào máu một phần và được đào thải ra ngoài qua thận. Một lượng urê từ máu qua lớp niêm mạc dạ dày vào dịch dạ dày và giúp cho vi khuẩn sống sót được trong môi trường của dạ dày.
(Theo https://www.dieutri.vn/bgvisinhyhoc/helicobacter-pylori-vi-khuan-gay-viem-loet-day-day/)
Để sinh trưởng được ở dạ dày, vi khuẩn chủ yếu thay đổi yếu tố vật lý
A. áp suất thẩm thấu vì amôniac làm tăng tạm thời áp suất thẩm thấu trước khi vào máu.
B.áp suất thẩm thấu vì amôniac làm giảm tạm thời áp suất thẩm thấu trước khi vào máu.
C.độ pH vì amôniac làm tăng tạm thời pH đến trung tính.
D. độ pH vì amôniac làm giảm tạm thời pH đến trung tính.
Đặc điểm của vi sinh vật ưa nóng là:
A. Rất dễ chết khi môi trường gia tăng nhiệt độ
B. Các enzim của chúng dễ mất hoạt tính khi gặp nhiệt độ cao
C. Prôtêin của chúng được tổng hợp mạnh ở nhiệt độ ấm
D. Enzim và prôtêin của chúng thích ứng với nhiệt độ cao
Áp suất thẩm thấu lớn có ảnh hưởng gì đến sự sống của vi sinh vật?
A. Gây co nguyên sinh
B. Gây chết
C. Phá hủy tế bào
D. Kích thích sinh trưởng