ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Di truyền ngoài nhân
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)?
A. Lai phân tích.
B. Lai thuận nghịch.
C. Lai tế bào.
D. Lai cận huyết.
Gen ngoài nhân được tìm thấy ở:
A. Ti thể, lục lạp và ADN vi khuẩn
B. Ti thể, lục lạp
C. Ti thể, trung thể và nhân tế bào
D. Ti thể, lục lạp và riboxom
Ở người, bệnh động kinh do đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây ra. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh này?
A. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh
C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh
D. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.
Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cả nam và nữ đều có thể bị bệnh LHON.
B. Một người sẽ bị bệnh LHON khi cả bố và mẹ đều phải bị bệnh
C. Một người sẽ bị bệnh LHON nếu người mẹ bị bệnh nhưng cha khỏe mạnh.
D. Một cặp vợ chồng với người vợ khỏe mạnh còn người chồng bị bệnh hoàn toàn có khả năng sinh ra người con bị bênh LHON, tuy nhiên xác suất này là rất thấp.
Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thu phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lý thuyết F2, ta có:
A. 100% cây hoa trắng.
B. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.
C. 100% cây hoa đỏ.
D. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, kiểu hình ở F2 gồm:
A. 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa vàng.
B. 100% cây hoa đỏ.
C. 100% cây hoa vàng.
D. 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa đỏ.
Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, tính trạng chiều cao do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, tính trạng kháng thuốc do gen nằm trong ti thể qui định. Chuyển nhân từ tế bào của một con đực A có màu lông vàng, chân cao, kháng thuốc vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân của cơ thể cái B có màu lông đỏ, chân thấp, không kháng thuốc tạo được tế bào chuyển nhân C. Nếu tế bào C phát triển thành cơ thể thì kiểu hình của cơ thể này là
A. Đực, lông vàng, chân cao, kháng thuốc.
B. Đực, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc
C. Cái, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc
D. Đực, lông vàng, chân thấp, kháng thuốc.
Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và thu được kết quả như sau:
Nếu cho các cây F1ở phép lai thuận giao phấn với nhau thì theo lí thuyết, đời F2có:
A. 100% cây lá xanh.
B. 75% cây lá đốm: 25% cây lá xanh.
C. 50% cây lá đốm: 50% cây lá xanh.
D. 100% cây lá đốm.
Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và thu được kết quả như sau:
Nếu cho các cây F1ở phép lai thuận giao phấn với nhau thì theo lí thuyết, đời F2có:
A. 100% cây lá xanh.
B. 75% cây lá đốm: 25% cây lá xanh.
C. 50% cây lá đốm: 50% cây lá xanh.
D. 100% cây lá đốm.