ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho sơ đồ mô tả cơ chế của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :

Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kết luận sau:

1. Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng.

2. Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

3. Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST

4. Đột biến này làm thay đổi nhóm liên kết gen.

5. Cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản.

Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp đột biến trên?

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 2:

Nhiều bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức dẫn đến tổng hợp nên quá nhiều sản phẩm và kích thích tế bào phân chia liên tục. Có bao nhiêu đột biến trong số các đột biến dưới đây có thể làm cho một gen bình thường (gen tiền ung thư) trở thành gen ung thư?

1. Đột biến lặp đoạn NST;

2. Đột biến đảo đoạn NST;

3. Đột biến chuyển đoạn NST;

4. Đột biến mất đoạn NST;

5. Đột biến gen xuất hiện ở vùng điều hòa của gen tiền ung thư.

A. 3

B.4

C. 5

D. 0

Câu 3:

Sơ đồ sau đây minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc NST nào?

(1): ABCD*EFGH →ABGFE*DCH               

(2): ABCD*EFGH → AD*EFGBCH

A. (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể

B. (1) và (2) đều đảo đoạn chứa tâm động

C. (1) chuyển đoạn không chứa tâm động (2) chuyển đoạn trong một NST

D. (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) đảo đoạn không chứa tâm động

Câu 4:

Ở một loài động vật người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST số III như sau:

1. ABCDEFGHI            

2. HEFBAGCDI           

3. ABFEDCGHI            

4. ABFEHGCDI

Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại đều được phát sinh do 1 đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng sự phát sinh các nòi trên là:

A. 1 → 3 → 2 → 4

B. 1 → 3 → 4 → 2

C. 1 → 4 → 2 → 3

D. 1 → 2 → 4 → 3

Câu 5:

Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến trong đó cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, một chiếc NST số 3 bị đảo 1 đoạn khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ ?

A. 0.25

B. 0.5

C. 0.75

D. 1

Câu 6:

Ở người, có sự chuyển đoạn tương hỗ xảy ra ở NST số 13 và NST số 18. Tế bào giảm phân sinh giao tử sẽ có tối đa bao nhiêu loại giao tử đột biến khác nhau có thể có?

A. 4

B.5

C. 6

D. 7

Câu 7:

Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của NST?

1. Mất đoạn

2. Lặp đoạn NST

3. Đột biến gen

4. Đảo đoạn ngoài tâm động

5. Chuyển đoạn không tương hỗ

6. Đột biến lệch bội

A.4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 8:

Sự trao đổi chéo không cân giữa các cromatit trong một cặp NST kép tương đồng là nguyên nhân dẫn đến:

A. Hoán vị gen

B. Đột biến chuyển đoạn.

C. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn

D. Đột biến đảo đoạn

Câu 9:

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là

A. Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít

B. Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN

C. Tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít

D. Làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo

Câu 10:

Một NST bị đột biến có kích thước ngắn hơn bình thường. kiểu đột biến gây nên NST bất thường này có thể là

A. Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST

B.Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST

C. Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc mất đoạn NST

D. Đảo đoạn NST hoặc chuyển đoạn tương hỗ giữa các NST

Câu 11:

Ở người, mất đoạn NST số 22 gây ra

A. Bệnh ung thư máu

B. Bệnh thiếu máu

C. Bệnh máu khó đông

D. Bệnh Đao

Câu 12:

Ở lúa mạch, sự gia tăng hoạt tính của enzim amilaza xảy ra do

A. Có một đột biến đảo doạn NST

B. Có một đột biến lặp đoạn NST

C. Có một đột biến chuyển đoạn NST

D. Có một đột biến mất đoạn NST

Câu 13:

Một nhóm tế bào sinh tinh của người tiến hành giảm phân tạo giao tử. Trong quá trình giảm phân xảy ra đột biến chuyển đoạn giữa NST số 13 và NST số 18. Trong các loại tinh trùng đột biến, tỉ lệ loại tinh trùng mang 1 NST đột biến chuyển đoạn là bao nhiêu?

A. 1/4

B. 1/3

C. 2/3

D. 1/2

Câu 14:

Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Giả sử một thể đột biến của loài này chứa cặp NST số 2 có một chiếc bị mất đoạn nhỏ không chứa tâm động, cặp NST số 5 có một chiếc bị đảo đoạn. Biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?

I. Giao tử bình thường tạo ra từ thể đột biến này chiếm tỉ lệ 1/4.

II. Sự hoạt động của các gen trên NST bị đảo của cặp số 5 có thể bị thay đổi.

III. Giao tử chứa NST bị mất đoạn chiếm tỉ lệ 1/3 trong số giao tử đột biến.

IV. Các gen còn lại trên NST mất đoạn của cặp số 2 nhân đôi với số lần khác nhau.

A. 1

B.3

C.4

D. 2

Câu 15:

Hình vẽ sau mô tả một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST), nhận định nào sau đây không đúng khi nói về dạng đột biến đó?

A. Dạng đột biến này có thể gây hại cho thể đột biến.

B. Dạng đột biến này làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

C. Đây là dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

D. Dạng đột biến này làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.