ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Hệ sinh thái
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Đơn vị sinh thái nào sau đây bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?
A. Quần thể.
B. Quần xã.
C. Hệ sinh thái.
D. Cá thể.
Cho các phát biểu sau về cấu trúc của hệ sinh thái:
(1) Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm động vật tiêu thụ.
(2) Một số thực vật kí sinh được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
(3) Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.
(4) Tất cả các loài sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
Số phát biểu sai là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Xét các sinh vật sau:
1. Nấm rơm. 2. Nấm linh chi. 3. Vi khuẩn hoại sinh.
4. Rêu bám trên cây. 5. Dương xỉ. 6. Vi khuẩn lam.
Có mấy loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất?
A. 5
B.2
C. 4
D. 3
Hệ sinh thái nào sau đây có sức sản xuất thấp nhất:
A. Vùng nước khơi đại dương
B. Hệ Cửa sông
C. Đồng cỏ nhiệt đới
D. Rừng lá kim phương Bắc
Ở Việt Nam có nhiều hệ sinh thái. Hai học sinh đã tranh luận về một số hệ sinh thái và rút ra một số nhận định:
1. Có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
2. Có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
3. Có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
4. Có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Có mấy đặc điểm không phải là đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp?
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Số đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp là :
(1) Nguồn năng lượng được cung cấp gồm : điện, than, dầu mỏ, thực phẩm….
(2) Toàn bộ vật chất đều được tái sinh
(3) Ngoài năng lượng mặt trời còn bổ sung thêm nguồn vật chất khác như : phân bón, thuốc trừ sâu…
(4) Phần lớn sản phẩm được đưa ra khỏi hệ sinh thái để phục vụ con người
(5) Phần lớn sản phẩm được chôn lấp hoặc chuyển sang hệ sinh thái khác
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.
A. (1), (2), (3), (4).
B. (2), (3), (4), (6).
C. (2), (4), (5), (6).
D. (1), (3), (4), (5).
Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:
A. có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc
B. có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái
C. điều kiện môi trường vô sinh
D. tính ổn định của hệ sinh thái
Trong hệ sinh thái ruộng lúa, sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất?
A. Cây lúa.
B. Rắn.
C. Châu chấu.
D. Giun đất.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái, cần tập trung vào bao nhiêu hoạt động sau đây?
(1). Bón phân, tưới nước, diệt cỏ đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2). Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(3). Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý.
(4). Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.
A. 2
B.1
C. 3
D. 4
Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm cả thực vật và vi sinh vật tự dưỡng
B. Các hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và nhóm hệ sinh thái dưới nước
C. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có 1 loại chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất.
D. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người.
Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:
A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải
C.sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải