ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Một số kĩ thuật trong sinh học phân tử

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Mục đích chính của việc tách chiết DNA/RNA

A. Tinh lọc protein chứa trong mẫu

B.Tinh lọc DNA/RNA từ một mẫu

C. Tinh lọc acid amin từ một mẫu

D. Tinh lọc enzyme từ một mẫu

Câu 2:
Có bao nhiêu bước chính trong quy trình tách chiết DNA/RNA

A. 2

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 3:
Tại sao phải phá màng tế bào, màng nhân

A. Để giải phóng enzyme

B.Để giải phóng DNA/RNA

C. Làm cho DNA/RNA đứt gãy dễ quan sát

D. Cả ba đáp án đều đúng

Câu 4:
Vì sao dùng chất tẩy trong việc phá bỏ màng nhân, màng tế bào

A. Chất tẩy có hoạt động bề mặt mạnh, sẽ giúp phá vỡ màng tế bào và màng nhân

B. Chất tẩy là phân tử lưỡng cực, sẽ kết hợp với các phân tử phospholipid làm phá vỡ cấu trúc màng

C. Chất tẩy là phân tử lưỡng cực, sẽ kết hợp với protein màng làm phá vỡ cấu trúc màng

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5:
Tại sao lại sử dụng Ethanol hoặc Isopropanol để kết tủa DNA trong dung dịch

A. Vì Ethanol hoặc Isopropanol là có ái lực với nước mạnh hơn DNA/RNA, do đó nó phá vỡ mối tương tác giữa nước và nucleic.

B. Vì Ethanol hoặc Isopropanol có tính acid cao nên phá vỡ mối tương tác giữa nước và nucleic.

C. Vì DNA/RNA không tan trong bất kì dung môi nào

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6:
Người ta sử dụng hóa chất nào để tủa DNA/RNA

A. Enzyme protease

B. HCl

C. Ethanol hoặc Isopropanol

D. Phenol/Chloroform

Câu 7:
Nhận định nào sau đây đúng về chất tẩy được sử dụng để phá màng tế bào, màng nhân

A. Chất tẩy ion hóa có tác dụng phá màng mạnh, chất tẩy không ion hóa có tác dụng phá màng nhẹ hơn.

B. Chất tẩy ion hóa có tác dụng phá màng yếu, chất tẩy không ion hóa có tác dụng phá màng mạnh hơn.

C. Chất tẩy ion hóa có tác dụng phá màng tương tự chất tẩy không ion hóa

D. Chất tẩy ion hóa có tác dụng phá màng mạnh, chất tẩy không ion hóa không có tác dụng phá.

Câu 8:
Để loại protein người ta sử dụng hỗn hợp Phenol/Chloroform. Vậy hỗn hợp đó có tác dụng

A. Hoà tan protein trong dung dịch

B. Biến tính protein làm protein kết tủa lại

C. Làm cho protein đổi màu, dễ dàng lấy ra khỏi dung dịch

D. Làm cho protein đứt gãy rồi bay hơi

Câu 9:
Trong quá trình tách chiết DNA/RNA, ly tâm có tác dụng

A. Tinh sạch DNA/RNA

B. Bay hơi DNA/RNA

C. Nhân số lượng DNA/RNA

D. Quan sát DNA/RNA

Câu 10:
Để điện di phân tử DNA có từ 500-1000 đôi nu, người ta dùng gel:

A. Polyacrylamid gel

B.Agarose gel

C.Natri dodecyl sulfate gel

D. Pulsed field agarose gel

Câu 11:
Để quan sát hình ảnh ADN khi điện di, người ta nhuộm ADN bằng

A. Photphat

B. Ethidium bromide

C. Lưu huỳnh

D. Cacbon

Câu 12:
Điện di agarose gel được sử dụng trong các trường hợp:

A. Kiểm tra kết quả tách chiết ADN.

B.Ước lượng kích thước của các phân tử DNA sau khi thực hiện phản ứng cắt hạn chế

C.Phân tích các sản phẩm PCR (ví dụ: trong chẩn đoán di truyền phân tử hoặc in dấu di truyền…).

D. Cả ba đáp án trên

Câu 13:
Đâu không phải ưu điểm của điện di agarose gel

A. Gel được rót dễ dàng, dễ bảo quản

B.Gel không gây biến tính mẫu

C.Có thể bị nóng chảy trong quá trình điện di

D. Tính chất vật lý bền hơn polyacrylamide

Câu 14:
Tại sao có thể thu được các đoạn ADN có kích thước khác nhau khi thực hiện quá trình điện di?

A. Các đoạn DNA có điện tích khác nhau

B. Các đoạn DNA có kích thước và khối lượng khác nhau

C. Các đoạn DNA có mức độ nhân lên khác nhau

D. Cả ba đáp án đều đúng

Câu 15:
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các phân tử trong một trong gel điện di?

A. Kích thước của phân tử

B.Kích thước lỗ gel

C. Hình dạng, độ cồng kềnh của phân tử

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16:
Ở người, Alen kiểu dại mang cặp A-T ở vị trí 136 (kí hiệu là alen A) có 2 vị trí nhận biết của một enzim giới hạn (RE) tại các vị trí nuclêôtit 136 và 240 trong vùng mã hóa. Alen đột biến mang cặp G-X ở vị trí 136 (kí hiệu là alen G) mất vị trí nhận biết của RE tại vị trí đó. Để nhân bản đoạn gen bằng PCR, người ta dùng cặp đoạn mồi dài 25 bp gồm một đoạn mồi liên kết ngay trước vùng mã hóa và một đoạn mồi liên kết sau vị trí nuclêôtit 550 (xem hình trên). Sản phẩm PCR sau đó được cắt hoàn toàn bởi RE và điện di trên gel agarôzơ để xác định kiểu gen của mỗi cá thể

Nhận định nào sau đây đúng

A. Kích thước phân tử AND = 700 cặp bazo (bp)

B. Kiểu gen AA: băng 1 có 335 cặp bazo

C.Kiểu gen GG: băng 2 có 240 cặp bazo

D. Kiểu gen AG: băng 3 có 310 cặp bazo

Câu 17:
Một người mẹ “MO” có một đứa con gái “CH”, muốn xác định cha thực sự của đứa bé là PF1 hay PF2 nên đã lấy mẫu ADN của cả 4 người này để kiểm trA. Tiến hành phân tích mẫu với 2 STR (Short TADNem Repeats, các trình tự lặp lại ngắn) ở mỗi người. Kết quả về hình ảnh điện di được thể hiện ở hình dưới:

Ai trong số 2 người PF1 và PF2 có khả năng là cha của bé CH?

A. PF2

B. PF1

C. Không a có khả năng

D. Cả hai đều có khẳ năng

Câu 18:
Hội chứng Patau ở người là một bệnh di truyền gây ra do có ba nhiễm sắc thể (NST) số 13. Trên NST số 13 có ba lôcut gen X, Y và Z, trong đó lôcut Y ở gần tâm động (Hình A) và mỗi lôcut có các alen khác nhau (kí hiệu từ D đến N). Một người bị mắc hội chứng này thuộc thế hệ III trong một gia đình có phả hệ như hình B. Kết quả phân tích ADN các alen của những người trong gia đình này thể hiện trên hình B

Người nào thuộc thế hệ thứ III của phả hệ mắc hội chứng Patau?

A. II1

B. II2

C. III1

D. III2

Câu 19:
Mục đích của PCR là

A. Tinh sạch DNA

B. Phát hiện và nhân bản DNA nhiều lần trong ống nghiệm

C.Tủa DNA

D. Bay hơi DNA

Câu 20:
Nguyên liệu cần thiết để thực hiện PCR là:

1. Phân tử ADN ban đầu

2. Hai đoạn ADN mồi (primers)

3. Các bazo nito (A,T,G,X)

4. 4 loại Nu (dATP, dCTP, dGTP, dTTP).

5. Taq polymerase: enzym polymerase

A. 1,2,3,4

B. 2,3,4

C. 1,2,4,5

D. 3,4

Câu 21:
Phương pháp PCR thực hiện qua nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm bao nhiêu giai đoạn:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 22:
Giai đoạn tổng hợp DNA, được thực hiện ở nhiệt độ:

A. 70 – 72 độ C

B. 50 – 52 độ C

C. 92 – 95 độ C

D. 20-40 độ C

Câu 23:
Giai đoạn lai ghép, được thực hiện ở nhiệt độ:

A. 70 – 72 độ C

B. 50 – 52 độ C

C.92 – 95 độ C

D. 20-40 độ C

Câu 24:
Giai đoạn biến tính, được thực hiện ở nhiệt độ:

A. 70 – 72 độ C

B. 50 – 52 độ C

C. 92 – 95 độ C

D. 20-40 độ C