ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Tế bào nhân thực (Phần 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì

A. Các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.

B. Được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.

C. Phải bao bọc xung quanh tế bào .

D. Gắn kết chặt chẽ với khung tế bào .

Câu 2:

Ngoài lớp photpholipit kép và các phân tử prôtêin, màng sinh chất còn liên kết với các thành phần nào sau đây

A. Cacbohydrat

B. Colesteron

C. Các vi sợi

D. Tất cả các thành phần trên

Câu 3:

Colesteron có ở màng sinh chất của tế bào

A. Vi khuẩn.

B. Nấm

C. Động vật

D. Thực vật

Câu 4:

Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" là nhờ

A. Màng sinh chất có "dấu chuẩn".

B. Màng sinh chất có prôtêin thụ thể.

C. Màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường.

D. Cả A, B và C.

Câu 5:

Dựa vào cấu tạo của màng sinh chất em hãy cho biết hiện tượng nào dưới đây có thể xảy ra ở màng tế bào khi lai tế bào chuột với tế bào người?

A. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của người nằm ở ngoài, các phân tử prôtêin của chuột nằm ở trong.

B. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của người và của chuột nằm xen kẽ nhau

C. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của người và của chuột nằm riêng biệt ở 2 phía

D. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của người nằm ở trong, các phân tử prôtêin của chuột nằm ở ngoài.

Câu 6:

Vì sao gọi là tế bào nhân thực?

A. Vì có hệ thống nội màng

B. Vì vật chất di truyền là ADN và Prôtêin.

C. Vì nhân có kích thước lớn

D. Vì vật chất di truyền có màng nhân bao bọc

Câu 7:

Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì

A. Nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào.

B. Nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.

C. Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào.

D. Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất.

Câu 8:

Ở nhân tế bào động vật, chất nhiễm sắc có ở đâu ?

A. Dịch nhân

B. Màng trong

C. Màng ngoài

D. Nhân con

Câu 9:

Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cấu tạo của nhân con là

A. Lipit.

B. rARN.

C. Prôtêin.

D. ADN.

Câu 10:

Các tế bào sau đây trong cơ thể người, tế bào có nhiều ti thể nhất là tế bào

A. Hồng cầu.

B. Cơ tim.

C. Biểu bì.

D. Xương.

Câu 11:

Các bào quan có axit nucleic ngoài nhân là

A. Ti thể và không bào.

B.Không bào và lizôxôm.

C. Lạp thể và lizôxôm.

D. Ti thể và lạp thể.

Câu 12:

Điểm giống nhau giữa lục lạp và ti thể là gì?

1. Có màng kép bao bọc

2. Trong cấu trúc có chứa ADN, ARN, ribôxôm

3. Tham gia chuyển hóa năng lượng trong tế bào

4. Số lượng phụ thuộc vào loại tế bào và điều kiện môi trường

5. Có trong tế bào động vật và thực vật

A. 1, 2, 3, 5

B. 1, 3, 4, 5

C. 1, 2, 3, 4

D. 2, 3, 4, 5

Câu 13:

Điểm khác nhau giữa ti thể và lục lạp là gì?

1. Lục lạp đảm nhận chức năng quang hợp, còn ti thể đảm nhận chức năng hô hấp

2. Màng trong của ti thể gấp nếp tạo thành nhiều mấu lồi, còn màng trong của lục lạp thì trơn, không gấp nếp

3. Ti thể không có hệ sắc tố, còn lục lạp có hệ sắc tố

4. Ti thể có ở tế bào động vật và thực vật, còn lục lạp có ở tế bào thực vật

5. Ti thể có chứa ADN còn lục lạp không chứa ADN

A. 1, 2, 3, 5

B. 2, 3, 4, 5

C. 1, 3, 4, 5

D. 1, 2, 3, 4

Câu 14:

Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch loài A, sau đó lấy nhân của các tế bào sinh dưỡng loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được các ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhân. Ếch con sẽ mang đặc điểm như thế nào?

A. tất cả đặc điểm của cả loài A và loài B. 

B. chủ yếu của loài A.

C. Chủ yếu của loài B. 

D. một nửa của loài A, một nửa của loài B.

Câu 15:

Điểm khác biệt giữa màng trong và màng ngoài của ti thể là:

I. Màng trong gồm hai lớp phôtpholipit kép còn màng ngoài có một lớp.

II. Màng trong có chứa hệ enzim hô hấp, màng ngoài không có.

III. Màng ngoài gấp khúc tạo ra các mào, màng trong không gấp khúc.

IV. Màng trong có diện tích bé hơn diện tích màng ngoài.

Số phương án KHÔNG đúng là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1