ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Tế bào nhân thực (Phần 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào
A. Hồng cầu.
B. Bạch cầu.
C. Biểu bì.
D. Cơ.
Cho các ý sau đây:
(1) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào
(2) Là một hệ thống ống và xoang phân nhánh thông với nhau
(3) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)
(4) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp lipit
(5) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp protein
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt?
A. 2
B.3
C. 4
D. 5
Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất trơn phát triển mạnh nhất là tế bào
A. Gan.
B. Bạch cầu.
C. Niêm mạc ruột.
D. Cơ.
Perôxixôm được hình thành từ bào quan nào ?
A. Lưới nội chất hạt
B. Lưới nội chất trơn
C. Ti thể
D. Bộ máy Gôngi
Bộ máy Gôngi tạo ra bào quan nào sau đây?
A. Ribôxôm
B. Perôxixôm.
C. Lizôxôm
D. Ti thể
Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải "cắt" chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện việc này là
A. Lưới nội chất.
B. Lizôxôm.
C. Ribôxôm.
D. Ty thể.
Bộ máy Gôngi không có chức năng
A. Gắn thêm đường vào prôtêin.
B. Bao gói các sản phẩm tiết.
C. Tổng hợp lipit
D. Tạo ra glycôlipit
Các tế bào sau trong cơ thể người, tế bào có nhiều lizôxôm nhất là tế bào
A. Hồng cầu.
B. Bạch cầu.
C. Thần kinh.
D. Cơ.
Sự khác biệt chủ yếu giữa không bào và túi tiết là
A. Không bào di chuyển tuơng đối chậm còn túi tiết di chuyển nhanh.
B. Màng không bào dày, còn màng túi tiết mỏng.
C. Màng không bào giàu cácbonhiđrat, còn màng túi tiết giàu prôtêin.
D. Không bào nằm gần nhân, cond túi tiết nằm gần bộ máy Gôngi.
Các loại màng ở các cấu trúc khác nhau của một tế bào nhân chuẩn khác nhau ở chỗ
A. Photpholipit chỉ có ở một số loại màng.
B. Chỉ có một số màng được cấu tạo từ phân tử lưỡng cực.
C. Mỗi loại màng có những phân tử prôtêin đặc trưng.
D. Chỉ có một số màng có tính bán thấm.
Ở tế bào thực vật, bào quan chứa enzim phân huỷ các axit béo thành đường là:
A. Lizôxôm.
B. Ribôxôm.
C. Lục lạp.
D. Glioxixôm.
Sự khác nhau trong cấu trúc màng của nhân với màng của bộ máy Golgi là:
A. Nhân có màng kép, bộ máy Golgi có màng đơn
B. Cấu trúc màng nhân có lipit, cấu trúc màng của bộ máy Golgi có protein
C. màng nhân có protein còn màng của bộ máy Golgi thì không có.
D. Nhân có màng đơn, bộ máy Golgi có màng kép
Vì sao lizoxôm được ví như một phân xưởng tái chế rác thải?
A. Vì có cấu tạo một lớp màng
B. Vì bên trong lizoxôm có chứa enzim thuỷ phân
C. Vì có cấu trúc dạng túi
D. Vì có các hạt riboxôm đính trên màng
Trong 1 tế bào nhân thực, khi nhiều lyzosome đồng loạt vỡ màng dẫn đến kết quả là
A. hình thành 1 lyzosome lớn
B. tế bào chất được dọn dẹp, vệ sinh
C. phân chia tế bào
D. hoại tử tế bào (tự chết).
Ở động vật có vú, tế bào tuyến nước bọt có khả năng tiết ra dịch có chứa thành phần quan trọng là enzyme amylase. Khi quan sát cấu trúc siêu hiển vi của tế bào tuyến nước bọt, bào quan rất phát triển là
A. lưới nội chất trơn
B. lyzosome
C. ti thể
D. lưới nội chất hạt
Lizoxom là bào quan chứa hệ thống enzyme thủy phân các chất, tuy nhiên các enzyme này lại không thể phá hủy chính lizoxom, đó là vì
A. lizoxom có màng nhầy bảo vệ tránh tác động của enzyme.
B. enzyme ở trạng thái bất hoạt do pH trong lizoxom không phù hợp.
C. cấu tạo màng lizoxom có thêm các yếu tố bảo vệ vững chắc.
D. trong lizoxom không có các chất hoạt hóa enzyme.
Các prôtêin được vận chuyển từ nơi tổng hợp tới màng sinh chất trên
A. Sự chuyển động của tế bào chất.
B. Các túi tiết.
C. Phức hợp prôtêin – cácbonhiđrat mang các tín hiệu dẫn đường trong cytosol.
D. Các thành phần của bộ xương trong tế bào.
Vai trò của khung xương tế bào:
A. Duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan.
B. Giúp tế bào di động, có vai trò trong sự phân chia tế bào.
C. Vận chuyển bên trong tế bào (lấy ví dụ như các chuyển động của các túi màng và các bào quan).
D. Tất cả các ý còn lại.
Trung thể chỉ có ở tế bào:
A. Thực vật.
B. Động vật.
C. Nấm.
D. Vi khuẩn.
Tế bào thực vật không có trung tử nhưng vẫn tạo thành thoi vô sắc để các nhiễm sắc thể phân li về các cực của tế bào là nhờ
A. Các vi ống.
B. Ti thể.
C. Lạp thể.
D. Mạch dẫn.
Những thành phần không có ở tế bào động vật là
A. Không bào, diệp lục.
B. Thành xellulôzơ, không bào.
C. Thành xellulôzơ, diệp lục.
D. Diệp lục, không bào.
Đặc tính nào sau đây chỉ có ở tế bào nhân thực ?
A. Có màng nguyên sinh chất
B. Có phân tử ADN
C. Có ribôxôm
D. Có các bào quan có màng bao bọc