ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn?

(1) Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm tất cả các loài động vật ăn thực vật

(2) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường gồm nhiều loài sinh vật.

(3) Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật mở đầu mỗi chuỗi thức ăn.

(4) Trong một lưới thức ăn, một sinh vật có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng.

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 2:

Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê→hổ→ vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?

A. Bậc 1

B. Bậc 3

C.Bậc 2

D. Bậc 4

Câu 3:

Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:

A. Chuột đồng thuộc bậc dinh dưỡng số 1

B. Năng lượng tích lũy trong quần thể diều hâu là cao nhất.

C. Việc tiêu diệt bớt diều hâu sẽ làm giảm số lượng chuột đồng.

D. Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 3

Câu 4:

Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài A, B, C, D, E, G, H. Trong đó A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Các loài sinh vật trong quần xã có mối quan hệ dinh dưỡng thể hiện trong sơ đồ sau

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về lưới thức ăn trên?

1. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.

2. Trong lưới thức ăn có 8 chuỗi thức ăn.

3. Khi kích thước quần thể loài E bị giảm thì số lượng cá thể của loài B và D tăng.

4. Khi loài A bị nhiễm độc thì loài H có khả năng bị nhiễm độc nặng nhất.

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 5:

Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến E. Trong đó: A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50 kg, E= 5kg. Chuỗi thức ăn nào sau đây có thể xảy ra?

A. A →B → C → D.

B. E → D → A → C.

C. E → D → C → B.

D. C → A → D → E.

Câu 6:

Trong hồ thủy triều, 15 loài động vật không xương sống đã giảm xuống còn 8 loài sau khi một loài đã được loại bỏ. Loài được loại bỏ có thể là:

A. Mầm bệnh

B.Loài chủ chốt.

C. Động vật ăn cỏ.

D. Sinh vật cộng sinh.

Câu 7:

Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật sau đây:

A. Sinh vật quang hợp và sinh vật hóa tổng hợp

B. Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.

C. Vi sinh vật sống hoại sinh kị khí và hiếu khí

D. Thực vật, nấm

Câu 8:

Trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng hơn các bậc dinh dưỡng còn lại?

A. Bậc dinh dưỡng thứ 2

B. Bậc dinh dưỡng thứ 4

C. Bậc dinh dưỡng thứ nhất

D. Bậc dinh dưỡng thứ 3

Câu 9:

Chiều dài của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không kéo dài quá 6 mắt xích. Giải thích nào dưới đây là đúng?

A. Do dòng năng lượng chỉ được truyền một chiều trong hệ sinh thái .

B. Do phần lớn năng lượng bị thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải ở mỗi bậc dinh dưỡng.

C. Do trong chuỗi thức ăn có nhiều loài sinh vật tiêu thụ nên tiêu hao nhiều năng lượng.

D. Do sinh vật sản xuất không đủ sinh khối cung cấp cho chuỗi thức ăn gồm quá nhiều mắt xích.

Câu 10:

Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có lượng năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau)?

A. Thực vật → dê → người.

B. Thực vật → người.

C. Thực vật → động vật phù du→cá →người.

D. Thực vật →cá →chim→trứng chim → người

Câu 11:

Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?

A. Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người.

B. Tảo đơn bào → cá → người.

C. Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → người

D. Tảo đơn bào → giáp xác→ cá → người

Câu 12:

Có một loài sâu đục thân gây bệnh ở cây ngô phát tán trong vùng sản xuất nông nghiệp trồng chủ yếu hai giống ngô Bt+ và S. Giống Bt+ mang gen Bt có khả năng kháng sâu, còn giống S thì không. Loài sâu này là thức ăn chính của một loài chim trong vùng. Giả sử loài chim này bị tiêu diệt một cách đột ngột bởi hoạt động săn, bắn. Hậu quả nào sau đây có xu hướng xảy ra sớm nhất?

A. Tỉ lệ chết của giống ngô S tăng lên.

B. Tỉ lệ chết của giống ngô Bt+  tăng lên.

C. Tỉ lệ chết của loài sâu đục thân tăng.

D. Sự tăng số lượng các dòng ngô lai có khả năng kháng bệnh.

Câu 13:

Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được:

A. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng

B. Năng lượng tiêu hao qua hô hấp ở mỗi bậc dinh dưỡng

C. Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng

D. Khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 14:

Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái như sau:

I. Thực vật nổi     II. Động vật nổi     III. Giun     IV. Cỏ     V. Cá trắm cỏ

Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái này là

A. II và III.

B. I và IV.

C. III và IV.

D. II và V.