ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lí - Cảm ứng điện từ

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng

B. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung không có dòng điện cảm ứng

C. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ vuông góc với các đường cảm ứng từ thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng

D. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng

Câu 2:

Một vòng dây phẳng giới hạn diện tích 5cm2 đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 0,1T. Mặt phẳng vòng dây làm thành với \[\overrightarrow B \] một góc 300. Từ thông qua diện tích trên là:

A. \[{2.10^{ - 5}}\left( {{\rm{W}}b} \right)\]

B. \[2,5.\sqrt 3 {10^{ - 5}}\left( {{\rm{W}}b} \right)\]

C. \[2,{5.10^{ - 5}}\left( {{\rm{W}}b} \right)\]

D. \[{5.10^{ - 5}}\left( {{\rm{W}}b} \right)\]

Câu 3:

Hình vẽ nào sau đây xác định sai chiều của dòng điện cảm ứng:

A. A

B. B

C. C

D. D

Câu 4:

Cách di chuyển nam châm để dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch như hình là:

A. Nam châm đi lên lại gần vòng dây

B. Nam châm đi xuống ra xa vòng dây

C. Nam châm đi lên ra ra vòng dây

D. Nam châm đi xuống lại gần vòng dây

Câu 5:

Chọn phương án sai về các cực của nam châm trong các trường hợp sau:

A. A

B. B

C. C

D. D

Câu 6:

Một khung dây dẫn hình chữ nhật kích thước (3cm x 4cm) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-4 T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 300. Tính từ thông qua khung dây dẫn đó.

A. 6,9.10-7 Wb

B. 6,9.10-3 Wb

C. 3.10-3 Wb

D. 3.10-7 Wb

Câu 7:

Đặt khung dây dẫn phẳng, kín với diện tích S trong từ trường đều có cảm ứng từ B. Từ thông qua khung dây có độ lớn là Φ = 0,8BS. Góc giữa vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây với đường sức từ là

A. 0,644 rad 

B. 0,800rad.

C. 0,721rad.

D. 0,927 rad. 

Câu 8:

Một khung dây hình chữ nhật chuyển động song song với dòng điện thẳng dài vô hạn như hình vẽ. Dòng điện cảm ứng trong khung

A. có chiều ABCD.

B. có chiều ADCB.

C. cùng chiều với I.

D. bằng 0.

Câu 9:

Một cuộn dây dẫn hình vuông có 100 vòng dây, cạnh a = 10cm, đặt cố định trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt khung. Trong khoảng thời gian 0,05s, cho độ lớn của cảm ứng từ tăng đều từ 0 đến 0,5T. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây

A. 10(V).

B. 70,1(V).

C. 1,5(V).

D. 0,15(V).

Câu 10:

Từ thông qua một vòng dây dẫn kín là 

\[\phi = \frac{{{{2.10}^{ - 2}}}}{\pi }\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\left( {{\rm{W}}b} \right)\].

Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là

A. \[e = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\left( V \right)\]

B. \[e = 2\sin \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\left( V \right)\]

C. \[e = 2\cos \left( {100\pi t} \right)\left( V \right)\]

D. \[e = 2\sin \left( {100\pi t} \right)\left( V \right)\]

Câu 11:

Đặt khung dây ABCD cạnh một dây dẫn thẳng có dòng điện như hình:

Thanh AB có thể trượt trên thanh DE và CF. Điện trở R không đổi và bỏ qua điện trở của các thanh. AB song song với dòng điện thẳng và chuyển động thẳng đều với vận tốc vuông góc với AB. Dòng điện cảm ứng trong mạch có chiều?

A. Từ A đến B

B. Từ B đến A

C. Không xác định được

D. Không có dòng điện cảm ứng trong mạch

Câu 12:

Chọn phương án đúng về chiều dòng điện cảm ứng trong thanh MN:

A. a- dòng điện cảm ứng có chiều từ N đến M, b- dòng điện cảm ứng có chiều từ N đến M

B. a- dòng điện cảm ứng có chiều từ M đến N, b- dòng điện cảm ứng có chiều từ M đến N

C. a- dòng điện cảm ứng có chiều từ M đến N, b- dòng điện cảm ứng có chiều từ N đến M

D. a- dòng điện cảm ứng có chiều từ N đến M, b- dòng điện cảm ứng có chiều từ M đến N

Câu 13:

Khi sử dụng điện, dòng điện Fucô không xuất hiện trong:

A. Quạt điện

B. Lò vi sóng

C. Nồi cơm điện

D. Bếp từ