ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lí - Đại cương về dòng điện xoay chiều

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một khung dây dẫn quay đều quanh trục quayΔvới tốc độ 150 vòng/phút trong từ trường đều có cảm ứng từ \[\overrightarrow B \]vuông góc với trục quay của khung. Từ thông cực đại gửi qua khung dây là 10/π(Wb). Suất điện động hiệu dụng trong khung dây bằng

A. 25 V

B.\[25\sqrt 2 V\]

C. 50 V.

D. \[50\sqrt 2 V\]

Câu 2:

Chọn phát biểu đúng:

A. Cường độ cực đại của dòng điện xoay chiều là cường độ của dòng điện không đổi khi chúng tỏa ra cùng một nhiệt lượng.

B. Điện áp hiệu dụng của một đoạn mạch xoay chiều nhỏ hơn điện áp cực đại √22 lần.

C. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều biến thiên cùng tần số với cường độ tức thời.

D. Để đo cường độ dòng điện tức thời của dòng điện xoay chiều ta dùng ampe kế.

Câu 3:

Chọn trả lời sai. Dòng điện xoay chiều:

A. Gây ra tác dụng nhiệt trên điện trở

B. Gây ra từ trường biến thiên

C. Được dùng để mạ điện, đúc điện

D. Bắt buộc phải có cường độ tức thời biến đổi theo thời gian.

Câu 4:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiệu điện thế hiệu dụng?

A. Được ghi trên các thiết bị sử dụng điện.

B. Được đo bằng vôn kế xoay chiều.

C. Có giá trị bằng giá trị cực đại chia \[\sqrt 2 \]

D. Được đo bằng vôn kế khung quay

Câu 5:

Tính cường độ hiệu dụng và chu kì của dòng điện xoay chiều có biểu thức:

\[i = 5\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\left( A \right)\]

A. I = 5A; T = 0,2s

B. I = 2,5A; T = 0,02s                   

C. I = 5A; T = 0,02s

D. I = 2,5A; T = 0,2s

Câu 6:

Đối với dòng điện xoay chiều phát biểu nào sau đây SAI:

A. Công suất tức thời bằng √22lần công suất hiệu dụng.

B. Cường độ dòng điện tức thời biến thiên cùng tần số với điện áp tức thời.

C. Điện lượng tải qua tiết diện thẳng của dây dẫn  trong 1 chu kì bằng không.

D. Cường độ dòng điện hiệu dụng được định nghĩa từ tác dụng nhiệt của dòng điện.

Câu 7:

Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở R = 50Ω. Biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch là: I = 2cos (100πt + π/4) (A). Nhiệt lượng tỏa ra ở R trong 15phút là:

A. 360000 J

B. 1500 J

C. 180000 J

D. 90 kJ.

Câu 8:

Dòng điện xoay chiều có cường độ I = 2cos(50πt + π/6) (A). Kết luận nào sau đây là sai?

A. Tần số dòng điện là 50 Hz.

B. Cường độ dòng điện hiệu dụng là \[\sqrt 2 \left( A \right)\]

C. Cường độ dòng điện cực đại là 2A

D. Chu kì của dòng điện là 0,04 s.

Câu 9:

Đồ thị dưới đây mô tả sự phụ thuộc của cường độ dòng điện xoay chiều i theo thời gian t trong một chu kì dao động.

Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có độ lớn bằng:

A. 4 A

B. 8 A

C. \[2\sqrt 2 A\]

D. \[24\sqrt 2 A\]

Câu 10:

Ở Việt Nam, mạng điện xoay chiều dân dụng có điện áp hiệu dụng là

A. 110V.

B. \[220\sqrt 2 V\]

C. 220V.

D. \[110\sqrt 2 V\]

Câu 11:

Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số để đo điện áp xoay chiều, ta đặt núm xoay ở vị trí

A. ACA.

B. ACV.

C. DCV.

D. DCA.

Câu 12:

Một khung dây quay đều trong từ trường đều quanh một trục vuông góc với đường cảm ứng từ. Suất điện động hiệu dụng trong khung là 60V. Nếu giảm tốc độ quay của khung đi 2 lần nhưng tăng cảm ứng từ lên 3 lần thì suất điện động hiệu dụng trong khung có giá trị là:

A. 150V  

B.120V   

C. 60V 

D. 90V