ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lí - Tia hồng ngoại - Tia tử ngoại - Tia X

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tia hồng ngoại có khả năng:

A. Giao thoa và nhiễu xạ.

B. Ion hóa không khí mạnh.

C. Đâm xuyên mạnh.

D. Kích thích một số chất phát

Câu 2:
Thân thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau đây?

A. Bức xạ nhìn thấy

B.Tia tử ngoại.

C. Tia X.

D. Tia hồng  ngoại.

Câu 3:
Trong chân không, tia tử ngoại có bước sóng trong khoảng:

A. Từ vài nanômét đến 380 nm

B. Từ 10 -12 m đến 10-9

C. Từ 380 nm đến 760 nm

D. Từ 760 nm đến vài milimét.

Câu 4:
Tia X không có ứng dụng nào sau đây?

A. Chữa bệnh ung thư.

B. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại.

C. Chiếu điện, chụp điện.

D. Sấy khô, sưởi ấm.

Câu 5:
Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là

A. Tia hồng ngoại

B. Tia tử ngoại.

C. Tia gamma

D. Tia Rơn-ghen.

Câu 6:
Khả năng đâm xuyên của bức xạ nào mạnh nhất trong các bức xạ sau?

A. Tia hồng ngoại

B. Tia tử ngoại

C. Ánh sáng nhìn thấy

D. Tia X

Câu 7:
Trong công nghiệp cơ khí, dựa vào tính chất nào sau đây của tia tử ngoại mà người ta sử dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật kim loại:

A.Kích thích nhiều phản ứng hóa học

B. Kích thích phát quang nhiều chất

C. Tác dụng lên phim ảnh

D. Làm ion hóa không khí và nhiều chất khác

Câu 8:
Trong y học, tia X được sử dụng để chụp phim, để chẩn đoán bệnh là dựa vào tính chất

A. Đâm xuyên và phát quang.

B. Phát quang và làm đen kính ảnh.

C. Đâm xuyên và làm đen kính ảnh.

D. Làm đen kính ảnh và tác dụng sinh lí.

Câu 9:
Nhóm tia nào sau đây có cùng bản chất sóng điện từ?

A. Tia tử ngoại, tia X, tia catôt.      

B. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia catôt.

C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia gamma.

D. Tia tử ngoại, tia gamma, tia bê ta.

Câu 10:
Trong các máy lọc nước RO ở các hộ gia đình hiện nay, bức xạ được sử dụng để tiêu diệt hoặc làm biến dạng hoàn toàn vi khuẩn là

A. tia hồng ngoại

B. sóng vô tuyến

C. ánh sáng nhìn thấy

D. tia tử ngoại

Câu 11:
Trong các nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim,… có lắp máy sấy tay cảm ứng trong nhà vệ sinh.  Khi người sử dụng đưa tay vào vùng cảm ứng, thiết bị sẽ tự động sấy để làm khô tay và ngắt khi người sử dụng đưa tay ra. Máy sấy tay này hoạt động dựa trên hiện tượng

A. cảm ứng tia tử ngoại phát ra từ bàn tay.                     

B. cảm ứng độ ẩm của bàn tay. 

C. cảm ứng tia hồng ngoại phát ra từ bàn tay.                

D. cảm ứng tia X phát ra từ bàn tay.

Câu 12:
Hình ảnh ở bên là hình chụp phổi của một bệnh nhân nhiễm vi rút Covid-19. Thiết bị để chụp hình ảnh ở trên đã sử dụng tia nào sau đây?

A. Tia catôt 

B. Tia X     

C. Tia tử ngoại.

D. Tia γ.

Câu 13:

Bức xạ anpha, beta và gamma

1. có khả năng đâm xuyên khác nhau qua vật chất.

2. bị lệch khác nhau trong điện trường.

3. bị lệch khác nhau trong từ trường.

Dưới đây là các sơ đồ minh họa:

Ba kí hiệu trên sơ đồ cho kết quả của cùng một loại bức xạ là

A. L, P, X.

B. L, P, Z.

C. M, P, Z.

D. N, Q, X.

Câu 14:

Một bức xạ truyền trong không khí với chu kỳ 8,25.10-16 s. Cho vận tốc ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Xác định bước sóng của chùm bức xạ này và cho biết chùm bức xạ này thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?

A. 24,75.10-6m; thuộc vùng hồng ngoại.

B. 24,75.10-8m; thuộc vùng tử ngoại.

C. 36,36.10-10m; thuộc vùng tia X.

D. 2,75.10-24m; thuộc vùng tia gamma.

Câu 15:

Một chùm electron, sau khi được tăng tốc từ trạng thái đứng yên bằng hiệu điện thế không đổi U, đến đập vào một kim loại làm phát ra tia X. Cho bước sóng nhỏ nhất của chùm tia X này là 6,8.10-11 m. Giá trị của U bằng.

A. 18,3 kV

B. 36,5 kV

C. 1,8 kV

D. 9,2 kV.