ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lí - Tính chất và cấu tạo hạt nhân

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kí hiệu của một nguyên tử là \[{}_Z^AX\]phát biểu nào sau đây sai: 

A. Z bằng số electron có trong nguyên tử.

B. Z là số proton có trong hạt nhân.

C. A là số nuclon có trong hạt nhân.

D. A là số khối bằng tổng số proton và electron.

Câu 2:

Hạt nhân \[{}_{27}^{60}Co\] có cấu tạo gồm:

A. 33 proton và 27 nơtron

B. 27 proton và 33 nơtron

C. 27 proton, 33 nơtron và 27 electron

D. 27 proton, 33 nơtron và 33 electron

Câu 3:

Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân chứa:

A. Cùng số khối

B. Cùng số proton cùng số nơtron.

C. Cùng số nơtron nhưng khác proton.

D. Cùng proton nhưng khác nơtron.

Câu 4:

Chọn hệ thức đúng liên hệ giữa các đơn vị năng lượng?

A. 1 eV = 1,6.10 -19J

B. 1uc2= 1/931,5 (MeV) = 1,07356.10-3MeV

C. 1uc2= 931,5 MeV = 1,49.10-16J

D. 1 MeV = 931,5 uc2.

Câu 5:

Biết số Avôgađrô NA = 6,02.1023 hạt/mol và khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó. Số protôn có trong 0,27 gam  \[{}_{13}^{27}Al\] là

A. 6,826.1022

B. 8,826.1022  

C. 9,826.1022

D. 7,826.1022

Câu 6:

Một vật có khối lượng nghỉ 5kg chuyển động với tốc độ v = 0,6c ( với c = 3.108m/s là tốc độ ánh sáng trong chân không). Theo thuyết tương đối, động năng của vật bằng:

A. 1,125.1017J

B. 12,7.1017J

C. 9.1016J

D. 2,25.1017J

Câu 7:

Gọi c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Theo thuyết tương đối, một hạt có khối lượng động (khối lượng tương đối tính) là m thì nó có năng lượng toàn phần là:

A. 2mc

B. mc2

C. 2mc2

D. mc

Câu 8:

Hạt electron có khối lượng 5,486.10-4u. Biết 1uc2 = 931,5MeV. Để electron có năng lượng toàn phần 0,591MeV thì electron phải chuyển động với tốc độ gần nhất giá trị nào sau đây?

A. 2,4.108m/s.          

B. 1,2.108m/s.                    

C. 1,5.108m/s.         

D. 1,8.108m/s.

Câu 9:

Biết khối lượng nghỉ của electron là m=  9,1.10-31kg và tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Một electron chuyển động với vận tốc v = 0,6c có động năng gần bằng

A. 5,46.10-14J        

B. 1.02.10-13J             

C. 2,05.10-14J                

D. 2,95.10-14J

Câu 10:

Một hạt chuyển động có tốc độ rất lớn v = 0,6c. Nếu tốc độ của hạt tăng \[\frac{4}{3}\] lần thì động năng của hạt tăng bao nhiêu lần?

A. \[\frac{4}{3}\]

B. \[\frac{{16}}{9}\]

C. \[\frac{8}{3}\]

D. \[\frac{9}{4}\]

Câu 11:

Số prôtôn có trong hạt nhân \[{}_{86}^{222}Rn\] là

A. 86.

B. 308.

C. 222.

D. 136.