ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA KIM LOẠI

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nguyên liệu chính để điều chế kim loại Na trong công nghiệp là

A. Na2CO3

B. NaOH

C. NaCl

D. NaNO3

Câu 2:

Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

A. Điện phân nóng chảy MgCl2

B. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2

C. Điện phân dung dịch MgSO4

D. Cho kim loại K vào dung dịch MgNO32

Câu 3:

Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại ?

A. Mg

B. Na

C. Cu

D. Al

Câu 4:

Thành phần chính của quặng boxit là

A. Fe3O4 

B. Al2O3

C.  FeCO3

D. Cr2O3

Câu 5:

Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?

A. Al.

B. Na.

C. Mg.

D. Cu.

Câu 6:

Để sản xuất nhôm trong công nghiệp người ta thường:

A. Điện phân dung dịch AlCl3.

B. Cho Mg vào dung dịch Al2SO43.

C. Cho CO dư đi qua Al2O3 nung nóng. 

D. Điện phân Al2O3 nóng chảy có mặt criolit.

Câu 7:

Quặng manhetit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?

A. Fe.

B. Ag.

C. Al.

D.  Cu.

Câu 8:

Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot thu được :

A. Cl2 

B. NaOH

C. Na

D.  HCl

Câu 9:

Để điều chế kim loại K người ta dùng phương pháp 

A. điện phân KCl nóng chảy.

B. điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn.

C. dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao.

D. điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.

Câu 10:

Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Na.

B. Ag.

C. Ca.

D. Fe.

Câu 11:

Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là:

A.  Khử các cation kim loại.

B. Oxi hóa các cation kim loại.

C. Oxi hóa các kim loại.

D. Khử các kim loại.

Câu 12:

Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện:

A. Al; Na; Ba.

B. Ca; Ni; Zn.

C. Mg; Fe; Cu. 

D. Fe; Cr; Cu.

Câu 13:

Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây ?

A. Al2O3

B. MgO

C. CaO

D. CuO

Câu 14:

Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnOMgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, FeO, ZnO, MgO.

B. Cu, Fe, Zn, Mg.

C. Cu, Fe, ZnO, MgO.  

D. Cu, Fe, Zn, MgO.

Câu 15:

Hai oxit nào sau đây đều bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao ?

A. Al2O3ZnO.

B. ZnOK2O.

C. Fe2O3MgO.

D. FeOCuO.

Câu 16:

Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MgO nung nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Thành phần chất rắn Y là:

A. Fe, CuO, Mg.

B. FeO, CuO, Mg. 

C. FeO, Cu, Mg. 

D. Fe, Cu, MgO.

Câu 17:

Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm: Al2O3, ZnO, Fe2O3CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y gồm:

A. Al2O3, ZnO, FeCu.

B. Al, Zn, Fe, Cu.

C. Al2O3, ZnO, Fe2O3Cu.

D. Al2O3, Zn, Fe, Cu.

Câu 18:

Cho các kim loại: Al, Cu, Zn, Mg, Fe, Ca, Ni. Số kim loại có thể điều chế bằng cách dùng CO khử oxit tương ứng ở nhiệt độ cao là

A. 2. 

B. 4. 

C. 3. 

D. 5.

Câu 19:

Trong các kim loại Cu; Ag; Na; K và Ba, số kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là:

A. 2. 

B. 3.

C. 4.

D. 6.

Câu 20:

Phương pháp thủy luyện thường dùng để điều chế

A. kim loại mà ion dương của nó có tính oxi hóa yếu.

B. kim loại có tính khử yếu.

C. kim loại có cặp oxi hóa - khử đứng trước Zn2+/Zn.

D. kim loại hoạt động mạnh.

Câu 21:

Để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện thì dùng kim loại nào sau đây làm chất khử?

A. Ca. 

B.  Fe. 

C. Na.  

D. Ag.

Câu 22:

Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp

A. thủy luyện. 

B. điện phân nóng chảy. 

C. nhiệt luyện.

D. điện phân dung dịch.

Câu 23:

Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

A. điện phân dung dịch.

B. nhiệt luyện.

C. thủy luyện.

D. điện phân nóng chảy.

Câu 24:

Khi điện phân CaCl2 nóng chảy (điện cực trơ), tại cực dương xảy ra

A. sự khử ion Cl-

B. sự khử ion Ca2+.

C. sự oxi hoá ion Ca2+.

D. sự oxi hoá ion Cl-.

Câu 25:

Khi điện phân nóng chảy NaCl (điện cực trơ), tại catot xảy ra

A. sự oxi hoá ion Cl-

B. sự oxi hoá ion Na+.

C. sự khử ion Cl-

D. sự khử ion Na+.

Câu 26:

Trường hợp nào sau đây thu được kim loại natri

A. cho Mg tác dụng với dung dịch NaCl.

B. nhiệt phân NaHCO3.

C. điện phân nóng chảy NaCl.

D. điện phân dung dịch NaCl.

Câu 27:

Trong công nghiệp, kim loại Al được sản xuất bằng phương pháp

A. điện phân dung dịch AlCl3.

B. điện phân Al2O3 nóng chảy.

C. dùng CO khử Al2O3

D. điện phân AlCl3 nóng chảy. 

Câu 28:

Criolit (còn gọi là băng thạch) có công thức phân tử Na3AlF6, được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm. Criolit không có tác dụng nào sau đây?

A. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy.

B. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

C. Tạo lớp ngăn cách để bảo vệ Al nóng chảy. 

D. Bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn. 

Câu 29:

Cho dãy các kim loại sau: Al, Na, Fe, Cu, Zn, Ag, Mg. Các kim loại trong dãy trên chỉ có thể được điều chế theo phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất là

A. Al, Na, Cu. 

B. Al, Na, Mg.

C. Fe, Cu, Zn, Ag.

D. Na, Fe, Zn.

Câu 30:

Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

A. Mg, Zn, Cu.

B. Fe, Cu, Ag. 

C. Al, Fe, Cr. 

D. Ba, Ag, Au.

Câu 31:

Trong các kim loại : Na; Fe; Cu; Ag; Al. Có bao nhiêu kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân ?

A. 2.

B. 4.  

C. 3.

D. 1.

Câu 32:

Ứng dụng không phải của kim loại kiềm là

A. Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

B. Dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

C. Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.

D. Điều chế kim loại hoạt động yếu hơn bằng phương pháp nhiệt luyện. 

Câu 33:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các kim loại: Natri, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

C. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) ở có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

Câu 34:

Khi điện phân dung dịch nào sau đây tại catot xảy ra quá trình khử nước?

A. Dung dịch ZnCl2.

B. Dung dịch CuCl2.

C. Dung dịch MgCl2

D. dung dịch AgNO3.

Câu 35:

Khi điện phân dung dịch hỗn hợp CuNO32; AgNO3, điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Tại catot xảy ra quá trình khử  Cu2+ trước. 

B. Khối lượng dung dịch giảm là khối lượng của kim loại thoát ra bám vào catot.

C. Ngay từ đầu đã có khí thoát ra tại catot.

D. Tại anot xảy ra quá trình oxi hóa H2O.

Câu 36:

Kim loại M có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt điện, điện phân, M là ?

A. Mg.

B. Cu. 

C. Al.

D. Na.

Câu 37:

Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí hiđro ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M có thể tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng H2. Vậy kim loại M là:

A. Fe.

B. Al. 

C. Cu.

D. Ag

Câu 38:

Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn – Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm giống nhau là:

A. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.

B.  Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl-.

C. Ở cực dương đều tạo ra khí.

D. Catot đều là cực dương.

Câu 39:

Cách nào sau đây không điều chế được NaOH?

A. Điện phân dung dịch  không có màng ngăn xốp.

B. Cho Na tác dụng với nước.

C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, điện cực trơ.

D. Cho dung dịch CaOH2 tác dụng với dung dịch Na2CO3.

Câu 40:

Để điều chế NaOH trong công nghiệp, phương pháp nào sau đây đúng?

A. Điện phân dung dịch NaCl.

B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp.

C.  Nhiệt phân Na2CO3CaOH2 rồi hoà tan sản phẩm vào nước.

D. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng Na2CO3.

Câu 41:

Để điều chế FeOH2 trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành như sau: Đun sôi dung dịch NaOH sau đó cho nhanh dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH này. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là?

A. Phân hủy hết muối cacbonat, tránh việc tạo kết tủa FeCO3.

B. Đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III).

C. Để nước khử Fe(III) thành Fe(II).

D. Đẩy nhanh tốc độ phản ứng.