Đốt amino axit kết hợp tác dụng với axit vô cơ

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hỗn hợp T gồm một amin và một amino axit (đều no, mạch hở, có số mol bằng nhau). Biết 1 mol T có khả năng phản ứng tối đa với 1 mol HCl hoặc 1 mol NaOH trong dung dịch. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol T, thu được 4 mol CO2, a mol H2O và b mol N2. Giá trị của ab  là 

A. 7

B. 8

C. 9

D. 10

Câu 2:

Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm (H2N)2-R-COOH và C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, cũng hỗn hợp X ở trên đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được V lít khí N2 (đktc). Giá trị V là:

A. 4,48

B. 6,72

C. 2,24

D. 3,36

Câu 3:

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic và một amino axit (phân tử chứa một nhóm amino). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, thu được khí N2, 3,136 lít khí CO2 (đktc) và 2,88 gam H2O. Mặt khác, 11,52 gam X phản ứng vừa đủ với V mL dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là

A. 120

B. 160

C. 80

D. 40

Câu 4:

Aminoaxit A có khả năng tác dụng với H2SO4 trong dung dịch loãng theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1. Nếu lấy 1 lượng A cho tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,25M thì thu được dung dịch B. Để trung hòa dung dịch B thì cần vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn A bằng lượng vừa đủ O2 thì thấy VO2 : VCO2 : VH2O = 3,5 : 4 : 3 (đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của A là ?

A. C5H9NO6

B. C6H9NO6

C. C6H9N2O6

D. C2H7NO2

Câu 5:

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic, trong đó có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 8 : 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,72 gam khí O2, thu được H2O, 7,92 gam CO2 và 0,672 lít khí N2 (đktc). Cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được bao nhiêu gam muối?

A. 7,83

B. 8,56

C. 9,29

D. 6,92

Câu 6:

Hỗn hợp Y gồm hai amino axit (no, mạch hở, phân tử mỗi chất chỉ chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Đốt cháy hoàn toàn m gam Y, thu được N2, 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Nếu cho m gam Y tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được a gam muối. Giá trị của a là

A. 3,28

B. 4,16

C. 3,68

D. 4,80

Câu 7:

Hỗn hợp E gồm một amin và một amino axit (đều no, mạch hở, có số mol bằng nhau). Biết 1 mol E có khả năng phản ứng tối đa với 1 mol HCl hoặc 0,5 mol NaOH trong dung dịch. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol E, thu được 3 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là

A. 3,5 và 0,75

B. 4 và 0,5

C. 3,5 và 0,5

D. 4 và 0,75

Câu 8:

Chia hỗn hợp gồm hai amino axit mạch hở thành 3 phần bằng nhau.

Cho phần một tác dụng vừa đủ với 100 mL dung dịch HCl 0,4M, thu được 6,18 gam muối. Phần hai cho tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được 6,04 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn phần ba, thu được N2, 7,04 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là

A. 1,08

B. 2,16

C. 2,88

D. 3,24

Câu 9:

Hỗn hợp X gồm 3 amino axit no mạch hở (chỉ chứa nhóm chức -COOH và -NH2). Cho 16,27 gam X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng tối đa với 370 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy 16,27 gam X thu được 11,872 lít CO2 (đktc) và a gam H2O. Giá trị của a là

A. 7,2

B. 18

C. 14,4

D. 10,17

Câu 10:

Hỗn hợp E gồm amin no, đơn chức, mạch hở X và amino axit no, mạch hở Y (chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E thu được 3,15 gam H2O và 0,145 mol hỗn hợp hai khí CO2 và N2. Nếu lấy m gam E ở trên thì tác dụng vừa đủ 0,05 mol HCl. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 31,11%

B. Giá trị m là 3,13

C. Phần trăm khối lượng Y trong E là 56,87%

D. Phân tử khối của Y là 75

Câu 11:

Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau MX < MY) và một amino axit Z (phân tử có một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được khí N2; 14,56 lít CO2 (ở đktc) và 12,6 gam H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch x mol HCl. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Giá trị của x là 0,075 

B. X có phản ứng tráng bạc 

C. Phần trăm khối lượng của Y trong M là 40%

D. Phần trăm khối lượng của Z trong M là 32,05%

Câu 12:

Hỗn hợp M gồm aminoaxit: H2NR(COOH)x và axit: CnH2n + 1COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol M thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 12,15 gam H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là 

A. 0,16 mol

B. 0,12 mol

C. 0,14 mol

D. 0,1 mol

Câu 13:

Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp E gồm metyl axetat, lysin và hai amin đơn chức, mạch hở (đều có 5 nguyên tử cacbon trong phân tử) cần 79,52 lít O2 (đktc), thu được CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc, thấy khối lượng bình tăng 48,6 gam. Mặt khác, 0,5 mol hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 48 gam nước brom. Phần trăm về khối lượng của metyl axetat trong hỗn hợp E là

A. 15,54%. 

B. 13,86%. 

C. 15,92%. 

D. 54,68%. 

Câu 14:

Hỗn hợp X chứa lysin, axit glutamic, alanin và hai amin no, đơn chức mạch hở. Cho m gam X phản ứng với dung H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 8,33) gam muối. Để tác dụng hết với các chất trong Y cần dùng dung dịch chứa 0,28 mol NaOH. Mặc khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 0,6675 mol O2 thu được 1,16 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị gần nhất của m là

A. 13,0

B. 12,5

C. 14,0 

D. 13,5

Câu 15:

Hỗn hợp E gồm 3 amino axit no, mạch hở, phân tử chỉ chứa nhóm amino và nhóm cacboxyl; trong E có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 20 : 7. Cho 8,00 gam E tác dụng vừa đủ với 80 mL dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 8,00 gam E cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc); dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 20 gam

B. 26 gam

C. 18 gam

D. 24 gam

Câu 16:

Hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit no (chỉ có nhóm chức –COOH và NH2 trong phân tử) trong đó tỷ lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít oxi ở đktc. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 vào dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 15 gam 

B. 13 gam 

C. 10 gam 

D. 20 gam 

Câu 17:

Cho a gam X gồm x mol amin no mạch hở Y và 2x mol amino axit no mạch hở Z tác dụng vừa đủ với 4x mol HCl hay 4x mol NaOH. Đốt a gam hỗn hợp X cần 46,368 lít O2 (đktc) thu được 8,064 lít khí N2 (đktc). Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khối lượng muối khan là:

A. 75,52 gam

B. 80,24 gam

C. 84,96 gam

D. 89,68 gam

Câu 18:

X gồm hai α-aminoaxit no, hở (chứa một nhóm -NH2, một nhóm -COOH) là Y và Z (Biết MZ= 1,56MY). Cho a gam X tác dụng 40,15 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch A. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch A cần 140 ml dung dịch KOH 3M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 32,8 gam. Phân tử khối của Z là 

A. 139

B. 147

C. 117

D. 123

Câu 19:

Hỗn hợp X chứa hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa hai α-amino axit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hết 0,12 mol hỗn hợp Z dạng khí và hơi chứa X, Y bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 8,28 gam; khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 8,96 lít (đktc). Nếu cho 21,5 gam hỗn hợp Z trên tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được lượng muối là

A. 27,05 gam 

B. 28,75 gam 

C. 32,45 gam 

D. 30,25 gam 

Câu 20:

Đốt cháy hoàn toàn m gam amino axit X có dạng R(NH2)x(COOH)y (R là gốc hiđrocacbon) cần vừa đủ 35,28 lít không khí (đktc, chứa 20% thể tích O2), thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 4,86 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X vào dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1M, tạo ra 13,8 gam muối. Phần trăm khối lượng của oxi trong X là

A. 39,51%. 

B. 24,24%. 

C. 43,54%. 

D. 34,41%. 

Câu 21:

Với xúc tác men thích hợp, chất hữu cơ X bị thủy phân hoàn toàn cho hai aminoaxit thiên nhiên Y và Z với tỷ lệ số mol của các chất trong phản ứng như sau:

1 mol X + 2 mol H2O → 2 mol Y + 1 mol Z

Thủy phân hoàn toàn 20,3 gam X thu được m1 gam Y và m2 gam Z. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Z cần 8,4 lít O2 ở đktc thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam H2O và 1,23 lít N2 ở 27oC, 1 atm. Z có CTPT trùng với CTĐG. Xác định Y, Z và giá trị m1, m2 ?

A. NH2-CH2-COOH (15,5 g), CH3-CH(NH2)-COOH (8,9 g). 

B. NH2-CH2-CH2-COOH (15,0 g), CH3-CH(NH2)-COOH (8,9 g). 

C. NH2-CH2-COOH (15,0 g), CH3-CH(NH2)-COOH (8,9 g). 

D. NH2-CH2-COOH (15,0 g), CH2(NH2)-CH2-COOH (8,95 g). 

Câu 22:

Hỗn hợp E gồm axit glutamic, lysin và hai amin no, mạch hở, hơn kém nhau một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E bằng khí O2 thu được 18,48 gam CO2; 9,63 gam H2O và 1,568 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, cho một lượng E tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ 210 mL dung dịch HCl 1M, kết thúc phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 14,94

B. 22,20

C. 22,41

D. 14,80

Câu 23:

Hỗn hợp E gồm axit glutamic, lysin và hai amin no, mạch hở, hơn kém nhau một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần dùng 14,28 khí O2 (ở đktc), thu được N2; CO2 và 9,81 gam H2O. Mặt khác 0,1 mol E phản ứng vừa đủ với bình chứa 50 mL dung dịch NaOH 1,3M. Thêm tiếp vào bình đến dư lượng dung dịch axit HCl, kết thúc phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 16,5

B. 20,2

C. 22,4

D. 18,8

Câu 24:

Hỗn hợp X chứa hai amin mo, mạch hở. Hỗn hợp Y chứa alanin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp Z ( gồm X và Y) cần vừa đủ 0,405 mol O2, thu được 7,02 gam H2O; 7,616 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Cho 0,2 mol hỗn hợp Z tác dụng với HCl vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 21,32

B. 13,58

C. 16,50

D. 27,16

Câu 25:

Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở A và 2 mol aminoaxit no, mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH. Nếu đốt cháy một phần hỗn hợp X (nặng a gam) cần vừa đủ 38,976 lít O2 (đktc) thu được 5,376 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 70

B. 60

C. 40

D. 50

Câu 26:

Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic, và hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metyl amin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X, thu được 1,58 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 14,76 gam. Nếu cho 29,47 gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thì thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 45,54

B. 44,45

C. 42,245

D. 40,125

Câu 27:

Hỗn hợp X gồm một số amino axit. Trong X, tỉ lệ khối lượng của oxi và nitơ tương ứng là 192:77. Để tác dụng vừa đủ với 19,62 gam hỗn hợp X cần 220 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 19,62 gam hỗn hợp X cần V lít khí O2 (đktc) thu được N2, H2O và 27,28 gam CO2. Giá trị của V là

A. 16,464

B. 16,686

C. 16,576

D. 17,472

Câu 28:

Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị của x, y tương ứng là 

A. 8 và 1,5

B. 7 và 1,0

C. 7 và 1,5

D. 8 và 1,0

Câu 29:

Amino axit X có công thức dạng NH2CxHyCOOH. Đốt cháy m gam X bằng oxi dư thu được N2; 1,12 lít CO2 (đktc) và 0,99 gam H2O. Cho 29,25 gam X vào V lít dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 2M và KOH 2,5M thu được dung dịch chứa a gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 62,55

B. 70,11

C. 52,95

D. 42,45

Câu 30:

Một hỗn hợp Y gồm hai α-aminoaxit Y1 và Y2, mạch hở, có tổng số mol là 0,2 mol và không có aminoaxit nào có từ 3 nhóm –COOH trở lên. Cho hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với 0,2 mol HCl. Mặt khác, lấy m(g) hỗn hợp Y khác cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,3M, sau khi cô cạn thu được 17,04 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn m(g) hỗn hợp Y rồi cho sản phẩm khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 26 gam kết tủa. Biết chất Y1 có số nguyên tử C nhỏ hơn Y2 nhưng lại chiếm tỉ lệ về số mol nhiều hơn Y2. Công thức cấu tạo của Y1, Y2 là 

A. H2N-CH(CH3)-COOH, HOOC-(CH2)2-CH(NH2)COOH 

B. H2N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH(NH2)COOH 

C. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH 

D. H2N-CH2-COOH, HOOC-(CH2)2-CH(NH2)COOH