Đốt cháy hỗn hợp chứa amino axit

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hỗn hợp X gồm hai amino axit (no, mạch hở, phân tử đều có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ a mol O2, thu được N2, b mol CO2 và c mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c là 

A. 2a = 3(2b – c)

B. 2a = (2b – c)

C. a = (2b + c)

D. a = 3(2b + c)

Câu 2:

Đốt cháy hết 0,2 mol hỗn hợp X gồm amin Y (CnH2n + 3N) và amino axit Z (CmH2m + 1O2N) cần dùng vừa đủ 0,45 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Số đồng phân cấu tạo của Z là

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 3:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai amino axit X1, X2 (chứa 1 chức axit, 1 chức amin và X2 nhiều hơn X1 một nguyên tử cacbon), sinh ra 35,2 gam CO2 và 16,65 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X1 trong X là 

A. 80%.

B. 20%. 

C. 77,56%. 

D. 22,44%. 

Câu 4:

Tỉ lệ thể tích CO2 : H2O (hơi) sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn một đồng đẳng X của glyxin là 6 : 7 (phản ứng cháy sinh ra khí N2). Công thức cấu tạo của X là (biết X có nguồn gốc tự nhiên)

A. NH2–CH2–CH2–COOH

B. C2H5–CH(NH2)–COOH

C. CH3–CH(NH2)–COOH

D. NH2–CH2–CH2–COOH hoặc CH3–CH(NH2)–COOH

Câu 5:

Hỗn hợp X chứa metyl acrylat, metylamin, glyxin và 2 hidrocacbon mạch hở. Đốt cháy 0,2 mol X cần vừa đủ x mol O2, thu được 0.48 mol H2O và 1.96 gam N2. Mặt khác, 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch Br2 0,7M, giá trị x gần với giá trị nào sau đây

A. 0,4

B. 0,5

C. 0,7

D. 0,6

Câu 6:

Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O2, thu được 16,38 gam H2O; 18,144 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn trong Z là

A. 10,70%. 

B. 14,03%. 

C. 13,04%. 

D. 16,05%. 

Câu 7:

Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 2,055 mol O2, thu được 32,22 gam H2O; 35,616 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn trong Z là: 

A. 14,42%. 

B. 16,05%. 

C. 13,04%. 

D. 26,76%. 

Câu 8:

Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O2, thu được 16,38 gam H2O; 18,144 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong Z là 

A. 21,05%. 

B. 16,05%. 

C. 13,04%. 

D. 10,70%. 

Câu 9:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm CH≡C-CH=CH-CH2NH2 và (CH3)2CH-CH(NH2)COOH cần dùng x mol O2 (vừa đủ), chỉ thu được N2, H2O và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của x

A. 1,35

B. 0,27

C. 0,54

D. 0,108

Câu 10:

Hỗn hợp E gồm hai hợp chất no, mạch hở, trong đó có một amino axit (phân tử chứa một nhóm amino) và một axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E, thu được N2, 5,376 lít khí CO2 (đktc) và 4,86 gam H2O. Hai chất phù hợp với E là

A. glyxin và axit propionic

B. alanin và axit axetic

C. axit glutamic và axit fomic

D. lysin và axit axetic

Câu 11:

Hỗn hợp E gồm axit ađipic, axit glutamic và amino axit (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của glyxin).

Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol E cần vừa đủ 0,73 mol khí O2, thu được 11,16 gam H2O và 0,68 mol hỗn hợp khí CO2 và N2.

Số nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử amino axit lần lượt là

A. 5 và 6

B. 4 và 5

C. 2 và 3

D. 3 và 4

Câu 12:

Cho X là axit cacboxylic, Y là một amino axit (phân tử có một nhóm NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp gồm X và Y, thu được khí N2, 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Tên thay thế của Y là

A. axit 2-aminoetanoic

B. axit 2-aminopropanoic

C. axit aminoaxetic

D. axit α-aminopropionic

Câu 13:

Hỗn hợp X gồm metyl fomat và etyl axetat có cùng số mol. Hỗn hợp Y gồm hexametylenđiamin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp Z chứa X và Y cần dùng 1,42 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2; trong đó số mol của CO2 ít hơn của H2O là a mol. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua nước vôi trong (lấy dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam; đồng thời thu được 2,688 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là

A. 32,12

B. 32,88

C. 31,36

D. 33,64

Câu 14:

Đốt cháy hỗn hợp rắn X gồm: glucozơ, fructozơ và hai amino axit no, mạch hở A, B (đều chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử, MB – MA = 14) thu được khí N2; 18,816 lít khí CO2 (đktc) và 17,64 gam H2O. Số nguyên tử H trong A là

A. 11

B. 7

C. 9

D. 5

Câu 15:

Hỗn hợp T gồm hai monosaccarit đồng phân và hai amino axit (no, mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp, phân tử chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Đốt cháy hoàn toàn T, thu được khí N2, 6,272 lít khí CO2 (đktc) và 5,94 gam H2O. Số nguyên tử hiđro trong phân tử mỗi amino axit lần lượt là

A. 7 và 9

B. 9 và 11

C. 11 và 13

D. 5 và 7

Câu 16:

Hỗn hợp X gồm alanin, valin và lysin, trong X có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 12 : 7. Đốt cháy hoàn toàn 7,04 gam X cần vừa đủ 8,512 lít khí O2 (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 28 gam kết tủa, đồng thời có V lít khí N2 (đktc) bay ra. Giá trị của V là 

A. 0,896

B. 1,120

C. 1,344

D. 0,672

Câu 17:

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic, trong đó có tỉ lệ khối lượng mO : mN = 8 : 3. Đốt cháy hoàn toàn 5,64 gam X cần vừa đủ 4,704 lít khí O2 (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư theo sơ đồ hình vẽ:

 

Kết thúc thí nghiệm, thu được m gam kết tủa, đồng thời thấy có 0,84 gam khí N2 bay ra. Giá trị của m là 

A. 39,40

B. 31,52

C. 35,46

D. 23,64

Câu 18:

Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đều no, mạch hở; có thể là este đơn chức, amin đơn chức, amino axit (chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. Hỗn hợp X không thể gồm

A. este và amino axit 

B. hai amino axit 

C. este và amin 

D. hai este 

Câu 19:

Hỗn hợp E chứa hai este X, Y (MX < MY) được tạo bởi cùng một aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của Gly và hai ancol no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 1,8 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,1 mol N2. Phần trăm khối lượng của X trong E là? 

A. 44,12%

B. 35,09% 

C. 62,12% 

D. 47,46% 

Câu 20:

Hỗn hợp M gồm amino axit X (no, mạch hở, phân tử chỉ chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2) và este Y tạo bởi X và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam M bằng một lượng vừa đủ O2, thu được N2; 12,32 lít CO2 (đktc) và 11,25 gam H2O. Giá trị của m là

A. 14,75 

B. 12,65 

C. 11,30 

D. 12,35 

Câu 21:

Hỗn hợp X gồm amin no, đơn chức, mạch hở Y và amino axit Z cùng dãy đồng đẳng với alanin. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X thu được 20,16 lít CO2, 22,95 gam H2O và 3,92 lít N2 (các thể tích khí đều đo ở đktc). Thành phần % khối lượng của Z trong X có giá trị gần nhất với

A. 48%. 

B. 49%. 

C. 50%. 

D. 51%. 

Câu 22:

Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO-CH2-CH=CH-CH2OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo ra 20 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Cô cạn dd Y rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với

A. 8,0

B. 8,5

C. 9,0

D. 9,5

Câu 23:

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit bậc một Y và Z. Y chứa 2 nhóm axit, 1 nhóm amino; Z chứa 1 nhóm axit, 1 nhóm amino. MY/MZ = 1,96. Đốt cháy 1 mol Y hoặc 1 mol Z thì số mol CO2 thu được nhỏ hơn 6. Công thức cấu tạo của hai amino axit là: 

A. H2NCH2-CH(COOH)-CH2COOH, H2NCH2COOH 

B. H2NCH2-CH(COOH)-CH2COOH, H2NCH2CH2COOH 

C. H2NCH(COOH)-CH2COOH, H2NCH2COOH 

D. H2NCH(COOH)-CH2COOH, H2NCH2CH2COOH

Câu 24:

Hỗn X chứa một amin no, đơn chức, mạch hở và hai aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 6,38 gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,345 mol O2. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua bình đựng H2SO4 (đặc, dư) thấy khối lượng bình tăng 6,66 gam, đồng thời có 0,27 mol hỗn hợp khí thoát ra. Phần trăm khối lượng của amin có trong X gần nhất với?

A. 50,2% 

B.  48,6% 

C. 42,2% 

D. 45,8%

Câu 25:

Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol các chất gồm etylamin, hexametylenđiamin và hai amino axit (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của glyxin) cần vừa đủ 0,8 mol khí O2.

Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 qua bình đựng dung dịch H2SO4 (đặc, dư); kết thúc thí nghiệm, thấy khối lượng bình tăng 12,24 gam, đồng thời có 0,6 mol hỗn hợp khí thoát ra.

Số nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử amino axit lần lượt là

A. 5 và 6

B. 2 và 3

C. 3 và 4

D. 4 và 5

Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol các chất gồm glyxin, lysin và hai amin (no, đơn chức, mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp) cần vừa đủ 1,01 mol khí O2.

Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 qua bình đựng dung dịch H2SO4 (đặc, dư); kết thúc thí nghiệm, thấy khối lượng bình tăng 15,48 gam, đồng thời có 0,8 mol hỗn hợp khí thoát ra.

Số nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử amin lần lượt là

A. 1 và 2

B. 2 và 3

C. 3 và 4

D. 4 và 5

Câu 27:

Hỗn hợp T gồm amin đơn chức Y, amino axit Z (chứa một nhóm –NH2 và x nhóm –COOH) đều no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam T cần 6,552 lít O2, sau phản ứng thu được 5,85 gam nước. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Giá trị của x bằng 1.

(2) Z có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn.

(3) Số nguyên tử cacbon trong Z bằng 2.

(4) Phân tử khối của Y bằng 31.

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 28:

Hỗn hợp X chứa hai amin no, hở, đơn chức, liên tiếp. Hỗn hợp Y chứa valin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp Z chứa X, Y cần dùng 2,89 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dd H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 46,44 gam; khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 48,832 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ là

A. 40,00%. 

B. 13,32%. 

C. 62,32%. 

D. 11,32%.