Đốt hỗn hợp amin bất kỳ

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hỗn hợp X gồm hai amin mạch hở, có tỉ lệ khối lượng mC : mN = 9 : 7. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được N2, H2O và 2,688 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,480

B. 5,376. 

C. 5,152

D. 4,032

Câu 2:

Có hai amin bậc một: X (đồng đẳng của anilin) và Y (đồng đẳng của metylamin). Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam amin X sinh ra khí CO2, hơi nước và 336 cm3 khí nitơ (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn amin Y cho nCO2 : nH2O = 2 : 3. Công thức phân tử của amin đó là 

A. C2H5C6H4NH2 , CH3CH2CH2NH2

B. CH3C6H4NH2 , CH3(CH2)4NH2. 

C. CH3C6H4NH2, CH3CH2CH2NH2

D. CH3C6H4CH2NH2 , CH3(CH2)4NH2.

Câu 3:

Hỗn hợp T gồm hai amin bậc một, một amin là đồng đẳng của metylamin và một amin là đồng đẳng của anilin. Đốt cháy hoàn toàn T bằng khí O2, thu được 336 cm3 khí N2 (đktc), 5,94 gam CO2 và 2,16 gam H2O. Hai amin nào sau đây thỏa mãn tính chất của T?

A. CH3C6H4NH2 và C3H7NH2

B. CH3C6H4NH2 và C2H5NH2

C. C6H5CH2NH2 và C2H5NH2

D. C2H5C6H4NH2 C3H7NH2. 

Câu 4:

Đốt cháy hoàn toàn 19,3 gam hỗn hợp X gồm các amin no hở thu được 35,2 gam CO2 và 24,3 gam H2O). Nếu cho 19,3 gam X tác dụng với HCl dư được m gam muối. Xác định m? 

A. 37,550. 

B. 39,375

C. 32,680.

D. 36,645.

Câu 5:

Hỗn hợp X gồm etylmetylamin và hexametylenđiamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng 0,715 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2ON2. Mặt khác cho 16,36 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là: 

A. 21,47

B. 26,58

C. 18,40

D. 13,29.

Câu 6:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức X1, X2 (đều bậc I, cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, X1 là amin no, mạch hở và phân tử X1 nhiều hơn phân tử X2hai nguyên tử H) thu được 0,1 mol CO2 và 0,025 mol N2. Có các khẳng định sau:

(a) Lực bazơ của X2 lớn hơn lực bazơ của X1.

(b) Trong phân tử X2 có 7 liên kết σ và 1 liên kết Π.

(c) X2 phản ứng với HNO2 cho sản phẩm hữu cơ tham gia phản ứng tráng bạc.

(d) X1 và X2 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử.

Số khẳng định đúng là

A. 1

B. 2. 

C. 3. 

D. 4. 

Câu 7:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 loại amin X,Y, Z bằng một lượng không khí vừa đủ ( trong không khí 1/5 thể tích là oxi, còn lại là nitơ) thu được 26,4 gam CO2, 18,9 gam H2O và 104,16 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là 

A. 13,5 

B. 16,4 

C. 15,0 

D. 12,0 

Câu 8:

Hỗn hợp H gồm 2 amin no, bậc I, mạch hở X, Y hơn kém nhau 1 nguyên tử C và 1 nguyên tử N. Lấy 13,44 lit H (ở 273oC, 1 atm) đốt cháy thu được 44 gam CO2 và 4,48 lít (đktc) N2. Số mol và CTCT của X, Y lần lượt là (biết cả 2 đều là amin bậc I) 

A. 0,2 mol C2H7NH2 và 0,1 mol C4H8(NH2)2. 

B. 0,2 mol C2H5NH2 và 0,1 mol C3H6(NH2)2. 

C. 0,1 mol C2H4(NH2)2 và 0,2 mol C3H7NH2

D. Kết quả khác

Câu 9:

Một hỗn hợp H gồm 2 amin no X, Y có cùng số nguyên tử C. Phân tử Y có nhiều hơn X một nguyên tử N. Lấy 13,44 lít hỗn hợp H (ở 273oC, 1 atm) đem đốt cháy hoàn toàn thu được 26,4 gam CO2 và 4,48 lit N2 (đktc). Biết rằng cả hai đều là amin bậc 1. CTCT của X, Y và số mol của chúng lần lượt là: 

A. 0,2 mol CH3NH2 và 0,1 mol NH2CH2NH2

B. 0,2 mol CH3CH2NH2 và 0,1 mol NH2CH2CH2NH2

C. 0,1 mol CH3CH2NH2 và 0,2 mol NH2CH2CH2NH2

D. 0,2 mol CH3CH2NH2 và 0,1 mol NH2CH2NHCH3

Câu 10:

Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2, CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M cần vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam nước và 3,36 lit N2. Các thể tích khí đo ở (đktc). Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là 

A. 32,14% 

B. 24,11%

C. 48,21%

D. 40,18% 

Câu 11:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 amin no đơn chức, mạch hở X và 1 amin không no đơn chức mạch hở Y có một nối đôi C=C có cùng số nguyên tử C với X cần 55,44 lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó nCO2: nH2O = 10:13 và 5,6 lít N2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp amin ban đầu là: 

A. 35,9 gam 

B. 21,9 gam 

C. 29,0 gam 

D. 28,9 gam