Giải thích sự tạo thành liên kết cộng hóa trị. Viết công thức Lewis

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi

lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.
một hay nhiều cặp electron chung, trong đó cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.
một hay nhiều nguyên tử hydrogen với một nguyên tử có độ âm điện lớn.
Câu 2:

Liên kết cộng hóa trị thường gặp giữa

phi kim và phi kim.
kim loại và kim loại.
kim loại và phi kim.
phi kim và khí hiếm.
Câu 3:

Liên kết cho – nhận là một trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị, trong đó

cặp electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.
cặp electron chung do hai nguyên tử đóng góp.
cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
cặp electron chung không bị lệch về phía nguyên tử nào.
Câu 4:

Trong hợp chất cộng hóa trị, nếu giữa hai nguyên tử có hai cặp electron chung thì  

hai cặp electron này được biểu diễn bằng một nối đơn (-) và gọi là liên kết đơn.
hai cặp electron này được biểu diễn bằng một nối đôi (=) và gọi là liên kết đôi.
hai cặp electron này được biểu diễn bằng một nối đôi (=) và gọi là liên kết đơn.
hai cặp electron này được biểu diễn bằng một nối ba (º) và gọi là liên kết ba.
Câu 5:

Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết cộng hóa trị, trong đó

cặp electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.
cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.
Câu 6:

Công thức Lewis của một phân tử được xây dựng từ công thức electron của phân tử, trong đó

mỗi cặp electron chung giữa hai nguyên tử tham gia liên kết được thay bằng một gạch nối “ – ”.
mỗi cặp electron chung giữa hai nguyên tử tham gia liên kết được thay bằng một gạch nối “ = ”.
mỗi cặp electron chung giữa hai nguyên tử tham gia liên kết được thay bằng một gạch nối “ º ”.
mỗi cặp electron chung giữa hai nguyên tử tham gia liên kết được thay bằng mũi tên “ ® ”.
Câu 7:

Cho các phân tử sau: NaCl, HCl, O2, N2, NH3, CO2, MgO. Có bao nhiêu phân tử có liên kết cộng hóa trị?

2.
3.
4.
5.
Câu 8:

Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết cộng hóa trị có cực?

O2.
HCl.
N2.
Cl2.
Câu 9:

Công thức cấu tạo của N2

N-N.
N=N.
NºN.
N®N.
Câu 10:

Liên kết giữa 2 nguyên tử O trong phân tử O2

liên kết đơn.
liên kết đôi.
liên kết ba.
liên kết cho – nhận.
Câu 11:

Trong phân tử hoặc ion nào sau đây chứa liên kết cho – nhận?

CO2.
MgO.
Cl2.
H3O+.
Câu 12:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Phân tử CO2 có công thức cấu tạo là O=C=O.
Liên kết hóa học trong phân tử CO2 là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Phân tử CO2 có hai liên kết đôi.
Phân tử CO2 là phân tử phân cực vì chứa liên kết cộng hóa trị phân cực.
Câu 13:

Liên kết giữa nguyên tử H và F trong phân tử HF được tạo nên bởi

1 cặp electron chung.
2 cặp electron chung.
3 cặp electron chung.
4 cặp electron chung.
Câu 14:

Trong phân tử chlorine (Cl2), hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách

mỗi nguyên tử chlorine góp 1 electron.
mỗi nguyên tử chlorine góp 2 electron.
mỗi nguyên tử chlorine góp 3 electron.
một nguyên tử chlorine nhận 1 electron, một nguyên tử chlorine nhường 1 electron.
Câu 15:

Chọn phát biểu đúng.

Trong phân tử SO2 có liên kết cho – nhận.
Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết cho – nhận.
Liên kết trong phân tử O2 là liên kết cộng hóa trị có cực.
Phân tử N2 có liên kết đôi.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: