Giáo án PowerPoint Hô hấp ở thực vật (Kết nối tri thức 2024) | Bài giảng điện tử Sinh học 11

Sinx.edu.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án PowerPoint Sinh học lớp 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

1 198 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản PowerPoint thiết kế hiện đại, trình bày khoa học (Chỉ từ 50k cho 1 giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án PPT Sinh học 11 Bài 6: Hô hấp ở thực vật

Giáo án Powerpoint Sinh học 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Hô hấp ở thực vật (ảnh 1)

Giáo án Powerpoint Sinh học 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Hô hấp ở thực vật (ảnh 2)

Giáo án Powerpoint Sinh học 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Hô hấp ở thực vật (ảnh 3)

Giáo án Powerpoint Sinh học 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Hô hấp ở thực vật (ảnh 4)

Giáo án Powerpoint Sinh học 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Hô hấp ở thực vật (ảnh 5)

Giáo án Powerpoint Sinh học 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Hô hấp ở thực vật (ảnh 6)

Giáo án Powerpoint Sinh học 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Hô hấp ở thực vật (ảnh 7)

Giáo án Powerpoint Sinh học 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Hô hấp ở thực vật (ảnh 8)

Giáo án Powerpoint Sinh học 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Hô hấp ở thực vật (ảnh 9)

Giáo án Powerpoint Sinh học 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Hô hấp ở thực vật (ảnh 10)

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 37 trang, trên đây trình bày tóm tắt 10 trang của Giáo án POWERPOINT Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 6: Hô hấp ở thực vật.

Giáo án Bài 6: Hô hấp ở thực vật

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Nêu được khái niệm hô hấp ở thực vật.

- Phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật.

- Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật.

- Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến hô hấp ở thực vật. Vận dụng được những hiểu biết về hô hấp giải thích các vấn đề thực tiễn.

- Phân tích đưọc mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

1.2. Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự họcLập và thực hiện được kế hoạch học tập; lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp. Chủ động, tích cực khi tìm hiểu về hô hấp ở thực vật. Nhận ra những hạn chế của bản thân khi được GV, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

Năng lực giao tiếp và hợp tácSử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với kí hiệu, số liệu, hình ảnh để trình bày thông tin. Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong hoạt động nhóm, hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đặt được các câu hỏi khác nhau về các vấn đề tím hiểu trong bài học; biết đánh giá các tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.

- Các hình ảnh trong SGK; sưu tầm các hình ảnh liên quan đến bài học.

- Giấy A3/A0, bút dạ.

- Video về quá trình hô hấp ở thực vật:

https://www.youtube.com/watch?v=_YjK3gW8HFI

- Phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1

1. Hoàn thành bảng phân biệt các giai đoạn của quá trình hô hấp hiếu khí.

Nội dung

Đường phân

Oxy hoá pyruvate và chu trình Krebs

Chuỗi chuyền electron

Vị trí xảy ra

     

Nguyên liệu

     

Sản phẩm

     

2. Hoàn thành bảng phân biệt hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật.

Điểm khác nhau

Hô hấp hiếu khí

Lên men

Nhu cầu oxygen

   

Nơi diễn ra

   

Chuỗi truyền electron

   

Sản phẩm (chất)

   

Sản phẩm (năng lượng)

   

Phiếu học tập số 2

Nước, nhiệt độ, hàm lượng O2, CO2 có ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp ở thực vật? Giải thích.

Yếu tố

Ảnh hưởng

Giải thích

Nước

   

Nhiệt độ

   

Hàm lượng O2

   

Hàm lượng CO2

   

2. Học sinh

SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

- Các dụng cụ các theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.

- Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh.

- Học sinh huy động được những kiến thức kĩ năng kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích mong muốn tìm hiểu bài học mới.

b. Nội dung:

- GV cho HS quan sát hình và đặt câu hỏi: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?

- HS làm việc các nhân, quan sát để trả lời.

c. Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai)

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và phát hiện điều bất hợp lý?

Giáo án Sinh học 11 Bài 6 (Kết nối tri thức 2024): Hô hấp ở thực vật (ảnh 1)

Câu hỏi chuyển giao nhiệm vụ: Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và chốt lại một số ý kiến cơ bản như dự kiến trong mục tiêu cần đạt để làm cơ sở để đi vào hoạt động hình thành kiến thức.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

Vì vào ban đêm, cây (hoa ) sẽ thực hiện quá trình hô hấp bằng cách lấy khí oxygen có trong phòng và thải ra khí Carbon dioxide. Nếu đóng kín cửa phòng, lượng khí Carbon dioxidec do cây thải vào không khí quá lớn làm ta cảm thấy ngột ngạt hoặc tệ hơn là ngạt thở do thiếu oxygen.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái quát về hô hấp ở thực vật

a. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm hô hấp ở thực vật.

- Phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS xem video và thảo luận nhóm để tìm hiểu khái niệm, phương trình tổng quát, vai trò của quá trình hô hấp ở thực vật.

c. Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu đoạn video

(https://www.youtube.com/watch?v=_YjK3gW8HFI) và yêu cầu HS quan sát về quá trình hô hấp ở cây xanh.

- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau:

Nêu khái niệm về quá trình hô hấp ở thực vật?

Nêu các con đường hô hấp dựa vào điều kiện có hoặc không có oxygen?

Viết phương trình tổng quát quá trình hô hấp ở thực vật?

Nêu vai trò của hô hấp đối với đời sống thực vật?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung về khái niệm quang hợp.

I. Khái quát về hô hấp ở thực vật

1. Khái niệm

- Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.

- Hô hấp hiếu khí: trong điều kiện có oxygen (là hình thức hô hấp chủ yếu ở thực vật)

- Lên men: trong điều kiện không có oxygen.

- Phương trình tổng quát của hô hấp hiếu khí được viết như sau:

C6H12O6 + 6 O2 → 6 CO2 + 6 H2O + Năng lượng (nhiệt + ATP).

2. Vai trò của hô hấp

- Năng lượng (dưới dạng ATP) sinh ra từ hô hấp được sử dụng cho hầu hết các hoạt động sống của cây như tổng hợp và vận chuyển các chất, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng,...

- Nhiệt năng được giải phóng ra trong hô hấp giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể thực vật diễn ra một cách bình thường.

- Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian (đường 3 carbon, pyruvate,...) là nguyên liệu để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ trong cơ thể như protein, acid béo.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về con đường hô hấp ở thực vật

a) Mục tiêu:

- Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật.

b) Nội dung:

- GV cho HS xem hình ảnh về sơ đồ các con đường hô hấp ở thực vật và yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.

c. Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

- Phiếu học tập 1

................................................

................................................

................................................

Để mua Trọn bộ Giáo án PPT Sinh học  11 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô vui lòng kích Mua tài liệu.

 
1 198 lượt xem
Mua tài liệu