HỆ THỐNG BÀI TẬP KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM, SẮT VÀ CÁC HỢP CHẤT Ở CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dung dịch E chứa các ion:Ca2+, Na+, HCO3-, Cl- trong đó số mol của Cl- gấp đôi số mol của ion Na+. Cho một nửa dung dịch E phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 4 gam kết tủa. Cho một nửa dung dịch E còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 5 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch E thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 11,84

B. 6,84

C. 5,92

D. 14,94

Câu 2:

Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,05 mol AgNO3 và 0,125 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 9,72 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 4,2 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 2,16

B. 2,40

C. 2,64

D.  2,32

Câu 3:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 cần dùng 0,6 mol O2, thu được 0,4 mol Fe2O3 và 0,4 mol SO2. Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm khử duy nhất là SO2 thì số mol H2SO4 tham gia phản ứng là bao nhiêu?

A. 2,8 mol

B. 2,0 mol

C. 2,4 mol

D. 1,6 mol

Câu 4:

Cho m gam Mg tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và H2SO4 đun nóng, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X, 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y trong đó có một khí hóa nâu khi để ngoài không khí có tỉ khối so với He là 4 và 1,76 gam hỗn hợp 2 kim loại không tan có cùng số mol. Giá trị của m là

A. 4,08

B. 2,16

C. 1,68

D. 3,6

Câu 5:

Hòa tan 9,61 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Ba, Al và Fe vào nước (lấy dư), thu được 2,688 lít H2 (đktc) và chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với CuSO4 thu được 7,04 gam Cu. Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 22,47%

B. 33,71%

C. 28,09%

D. 16,85%

Câu 6:

Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 2,5

B. 3,0

C. 1,0

D. 1,5

Câu 7:

Lấy m gam Mg tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3 0,2M và Fe(NO3)3 2M. Kết thúc phản ứng thu được (m+4) gam kim loại. Gọi a là tổng các giá trị m thỏa mãn bài toán trên, giá trị của a là?

A. 7,3

B. 25,3

C. 18,5

D. 24,8

Câu 8:

Rót từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3, thu được (a+b)/7 mol khí CO2 và dung dịch X. Hấp thụ a mol CO2 vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol Na2CO3 và b mol NaOH, thu được dung dịch Y. Tổng khối lượng chất tan trong 2 dung dịch X và Y là 59,04 gam. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch Y thu được m1 gam kết tủa. Giá trị của m1

A. 19,70

B. 29,55

C. 23,64

D. 15,76

Câu 9:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong 200,0 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Thêm 300,0 ml hoặc 700,0 ml dung dịch HCl yM vào dung dịch Y đều thu được cùng một lượng kết tủa có khối lượng m gam. Giá trị gần nhất của m

A. 6,9

B. 8,0

C. 9,1

D. 8,4

Câu 10:

Hòa tan 11,25 gam hỗn hợp Na, K, Na2O, K2O vào nước dư, thu được 2,8 lít khí và dung dịch X trong đó có chứa 8 gam NaOH. Dẫn V lít CO2 vào dung dịch X được dung dịch Y. Cho từ từ 280 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2. Các chất khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là

A. 6,048

B. 4,480

C. 6,720

D. 5,600

Câu 11:

Dung dịch X gồm CuCl2 0,2M; FeCl2 0,3M; FeCl3 0,3M. Cho m gam bột Mg vào 100 ml dung dịch X khuấy đều đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch KOH dư vào Y được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,4 gam chất rắn T. Giá trị của m là

A. 2,88

B. 0,84

C. 1,32

D. 1,44

Câu 12:

Cho 12,96 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,8 mol HNO3 tạo ra sản phẩm khử X duy nhất. Làm bay hơi dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 96,66

B. 116,64

C. 105,96

D. 102,24

Câu 13:

Hòa tan hết 10,62 gam hỗn hợp gồm Fe, Zn vào 800 ml dung dịch hỗn hợp X gồm NaNO3 0,45M và H2SO4 1M, thu được dung dịch Y và 3,584 lít khí NO (duy nhất). Y hòa tan được tối đa m gam bột sắt và thu được V lít khí. Các khí đo ở đktc và NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các thí nghiệm trên. Giá trị của m và V lần lượt là

A. 24,64 và 6,272

B. 20,16 và 4,48

C. 24,64 và 4,48

D. 20,16 và 6,272

Câu 14:

Cho 8,654 gam hỗn hợp X gồm khí Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 0,396 mol hỗn hợp Y gồm Mg, Zn, Al, thu được 23,246 gam hỗn hợp Z gồm muối clorua và oxit của 3 kim loại. Cho Z phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch T. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 2M vào T đến khi lượng kết tủa thu được không thay đổi về khối lượng thì cần vừa đủ 286 ml. Giá trị của V là

A. 780

B. 864

C. 572

D. 848

Câu 15:

Hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại Ba, Na, Zn có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3:x. Cho 7,98 gam X vào lượng nước dư, thu được V lít khí (đktc). Nếu cũng lượng X trên cho vào dung dịch KOH dư thì thu được 2,352 lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 1,568

B. 2,352

C. 3,136

D. 1,12

Câu 16:

Hòa tan hoàn toàn 31 gam hỗn hợp M gồm Fe và Mg vào 250 gam dung dịch H2SO4 73,1276% đun nóng, thu được dung dịch X; 1,68 gam rắn không tan; 32,287 gam hỗn hợp khí Y gồm H2S và SO2 có tỉ khối so với hiđro là d. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,75M vào dung dịch X đến khi kết tủa đạt cực đại thì thấy vừa hết 1,65 lít. Lọc lấy kết tủa đem cân thì thấy có khối lượng là 359,7125 gam. Giá trị của d

A. 32,01

B. 28,05

C. 25,06

D. 27,05

Câu 17:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí thu được 28,92 gam hỗn hợp Y, nghiền nhỏ, trộn đều và chia hỗn hợp Y thành hai phần. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và 3,36 gam chất rắn không tan. Phần hai tan vừa hết trong 608 ml dung dịch HNO3 2,5M thu được 3,808 lít NO (đktc) và dung dịch Z chứa m gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 101

B. 102

C. 99

D. 100

Câu 18:

Cho m gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và Al vào nước dư, thu được dung dịch Y; 0,4687m gam chất rắn không tan và 7,2128 lít H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl có số mol lớn hơn 0,18 mol vào dung dịch Y, ngoài kết tủa còn thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 11,9945 gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 18

B. 17

C. 15

D. Đáp án khác

Câu 19:

Cho m gam hỗn hợp E gồm NaHCO3, Fe2O3, ZnO, MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 24,5%, thu được dung dịch X chứa (m + 37,24) gam muối trung hòa và 193,08 gam H2O và có khí CO2 thoát ra. Dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì xuất hiện 139,8 gam kết tủa. Biết phân tử khối trung bình của E bằng 94,96. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong E là

A. 26,96%.

B. 24,88%.

C. 27,58%.

D. 34,12%.

Câu 20:

Cho 240 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch gồm AlCl3 a mol/lít và Al2(SO4)3 2a mol/lít; sau khi các phản ứng kết thúc thu được 51,3 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,16

B. 0,18

C. 0,12

D. 0,15

Câu 21:

Nung hỗn hợp chất rắn X gồm Al và một oxit của sắt trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch chứa 257,9 gam muối và x mol khí NO.

- Phần 2: Tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 2M, thu được 1,5x mol H2 và 22,4 gam chất rắn không tan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 352

B. 206

C. 251

D. 230

Câu 22:

Có 3,94 gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 (trong đó Al chiếm 41,12% về khối lượng), thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X trong chân không thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 0,314 mol HNO3, thu được dung dịch Z chỉ có các muối và 0,02 mol một khí duy nhất NO. Cô cạn dung dịch Z, rồi thu lấy chất rắn khan nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được hốn hợp khí và hơi T. Khối lượng của T gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 14,15 gam

B. 15,35 gam

C. 15,78 gam

D. 14,58 gam

Câu 23:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol CuxFeSy và b mol FeSy ( a: b =1: 3; x,y nguyên dương) trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch Y chỉ gồm 2 muối sunfat, đồng thời giả phóng 43,008 lít ( đktc) hỗn hợp 2 khí có tỉ khối so với He là 12,9375. Giá trị a, b lần lượt là:

A. 0,03375; 0,10125

B. 0,035; 0,105

C. 0,0335; 0, 1005

D. 0,0375; 0,01125

Câu 24:

Hỗn hợp X gồm 0,15 mol Mg và 0,1 mol Fe cho vào 500 ml dung dịch Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20 gam chất rắn Z và dung dịch E. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch E, lọc kết tủa và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp 2 oxit. Nồng độ mol/l của AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là

A. 0,12M và 0,36M

B. 0,24M và 0,6M

C. 0,24M và 0,5M

D. 0,12M và 0,3M

Câu 25:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), thu được 36,15 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần. Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc) và 5,6 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần hai trong 850 ml dung dịch HNO3 2M, thu được 3,36 lít khí NO (đktc) và dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 113

B. 95

C. 110

D. 103

Câu 26:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm (Al và Fe2O3) trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành hai phần.

- Phần một: Cho tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được 0,896 lít khí (đktc) và còn lại chất rắn không tan chiếm 44,8% khối lượng phần một.

- Phần hai: Cho tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,688 lít khí (đktc). Khối lượng nhôm đem trộn là

A. 8,1 gam

B. 7,2 gam

C. 5,4 gam

D. 4,5 gam

Câu 27:

Cho một luồng khí O2 đi qua ống đựng 63,6 gam hỗn hợp kim loại Mg, Al và Fe nung nóng thu được 92,4 gam chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn lượng X trên bằng dung dịch HNO3 (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 3,44 gam hỗn hợp khí Z. Biết có 4,25 mol HNO3 tham gia phản ứng, cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 319 gam muối. Phần trăm khối lượng của N có trong 319 gam hỗn hợp muối trên là

A. 18,082%

B. 18,125%

C. 18,038%

D. 18,213%

Câu 28:

Lấy 16 gam hỗn hợp Mg và M (có cùng số mol) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3, thu được dung dịch X chứa 84 gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 (tỉ lệ 1:1 về số mol). Nếu lấy 22,4 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với 300 ml dung dịch H2SO4 1M thì thu được V lít khí (đktc). Giá trị của lớn nhất của V là?

A. 8,96

B. 6,72

C. 12,544

D. 17,92

Câu 29:

Hòa tan 11,25 gam hỗn hợp Na, K, Na2O, K2O vào nước dư, thu được 2,8 lít khí và dung dịch X trong đó có chứa 8 gam NaOH. Dẫn V lít CO2 vào dung dịch X được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch Y vào 280 ml dung dịch HCl 1M thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2. Các chất khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là

A. 6,272

B. 4,480

C. 6,720

D. 5,600

Câu 30:

Cho O3 dư vào bình kín chứa hỗn hợp Fe và Cu rồi nung nóng tới phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn tăng 5,12 gam và thu được m gam hỗn hợp oxit. Mặt khác, cho hỗn hợp kim loại trên vào dung dịch HNO3 thu được 2,688 (lít) khí NO đktc (sản phẩm khử duy nhất) và 2m/7 gam chất rắn chỉ chứa một kim loại. Giá trị m gần nhất với

A. 15,0

B. 20,0

C. 25,0

D. 26,0