HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây bệnh loãng xương?

A. Sắt.

B. Kẽm.

C. Canxi.

D. Photpho.

Câu 2:

Nước muối sinh lí để sát trùng, rửa vết thương trong y học có  nồng độ

A. 0,9%. 

B. 9%.

C. 1%.

D. 5%.

Câu 3:

Trong số các hợp chất sau, chất nào không được sử dụng trong công nghiệm thực phẩm, nước giải khát?

A. C2H5OH.

B. Saccarozơ.

C. NaHCO3.         

D. CH3OH.

Câu 4:

Chất làm đục nước vôi trong và gây hiệu ứng nhà kính là

A. CH4.

B. CO2.

C. SO2.

D.  NH3. 

Câu 5:

Chất đóng vai trò chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính là

A. SO2

B. CO.  

C. CO2.

D.  NO.

Câu 6:

Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm tầng ozon là do

A. sự tăng nồng độ khí CO2

B. mưa axit.

C. hợp chất CFC (freon).

D. quá trình sản xuất gang thép.

Câu 7:

Khí X gây hiệu ứng nhà kính, khí Y gây mưa axit. Các khí X, Y lần lượt là

A. SO2, NO2.

B. CO2, SO2.

C. CO2, CH4.

D. N2, NO2.

Câu 8:

Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng trong mục đích hoà bình, đó là :

A. Năng lượng mặt trời.

B. Năng lượng thuỷ điện.

C. Năng lượng gió.

D. Năng lượng hạt nhân.

Câu 9:

Trong số các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng sạch ?

A. Điện hạt nhân, năng lượng thuỷ triều.

B. Năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều.

C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa điện.

D. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.

Câu 10:

Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá…) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn ? 

A. Dùng fomon, nước đá.

B. Dùng phân đạm, nước đá.

C. Dùng nước đá và nước đá khô.

D. Dùng nước đá khô, fomon.

Câu 11:

Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng,… có tác dụng giúp cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu thu hoạch để sử dụng bảo đảm an toàn thường là :

A. 1 – 2 ngày.

B. 2 – 3 ngày.

C. 12 – 15 ngày.

D. 30 – 35 ngày.

Câu 12:

Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch ? 

A. Không khí chứa 78%N2; 21%O2; 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.

B. Không khí chứa 78%N2; 18%O2; 4% hỗn hợp CO2, SO2, HCl.

C. Không khí chứa 78%N2; 20%O2; 2% hỗn hợp CH4, bụi và CO2.

D.  Không khí chứa 78%N2; 16%O2; 3% hỗn hợp CO2, 1%CO, 1%SO2.

Câu 13:

Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hoá chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường? 

A. Có hệ thống xử lí chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông, hồ, biển.

B. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả.

C. Thay đổi công nghệ sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch.

D. Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn.

Câu 14:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch.

B. Amoniac được dùng để điều chế nhiên liệu cho tên lửa.

C. Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất chống thấm nước.

D. Ozon trong không khí là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu.

Câu 15:

Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là :

A. ozon.

B. oxi.

C. lưu huỳnh đioxit.

D. cacbon đioxit.

Câu 16:

Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric... gây ra vi chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta dùng dung dịch nào để làm giảm vị chua của quả sấu:

A. Nước vôi trong.

B. Dung dịch muối ăn.

C. Phèn chua.

D. Giấm ăn.

Câu 17:

Trước đây người ta hay sử dụng chất này để bánh phở trắng và dai hơn, tuy nhiên nó rất độc với cơ thể nên hiện nay đã bị cấm sử dụng. Chất đó là :

A. Axeton.

B. Băng phiến.

C. Fomon.

D. Axetanđehit (hay anđehit axetic) .

Câu 18:

Ma túy dù ở dạng nào khi đưa vào cơ thể con người đều có thể làm rối loạn chức năng sinh lí. Nhóm chất nào sau đây là ma túy (cấm dùng) ?

A. Penixilin, ampixilin, erythromixin. 

B. Thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain.

C. Thuốc phiện, penixilin, moocphin.    

D. Seduxen, cần sa, ampixilin, cocain.

Câu 19:

Người ta hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là :

A. becberin.

B. nicotin.

C. axit nicotinic.

D. moocphin.

Câu 20:

Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?

A. CO2.

B. CO.

C. SO2.

D. NO2.

Câu 21:

Có nhiều loại bánh cần tạo độ xốp, vì vậy trong quá trình nhào bột người ta thường cho thêm hóa chất nào trong số các chất sau:

A. NaNO3.

B.  Na2CO3.

C. NaCl

D. NH4HCO3.

Câu 22:

Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là

A. SO2.

B. N2O.

C. CO2.

D. NO2

Câu 23:

Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là:

A. CO rắn. 

B. CO2 rắn. 

C. H2O rắn.

D. SO2 rắn.

Câu 24:

Trong thực tế để làm sạch lớp oxit trên bề mặt kim loại trước khi hàn người ta thường dung một chất rắn màu trắng. Chất rắn đó là

A. NaCl.

B. Bột đá vôi. 

C. NH4Cl.

D. Nước đá.

Câu 25:

Thành phần chính của khí Biogas gồm có metan (60-70%), hiđrosufua, cacbonic. Dựa vào mô hình dưới đây hãy giải thích. Vì sao khí đi ra từ hầm sinh khí lại phải cho đi qua nước?

A. An toàn, tránh nổ bếp ga khi dùng bình khí biogas.

B. Để loại khí cacbonic khỏi thành phần khí biogas.

C. Để loại khí H2S mùi trứng thối, độc dựa vào tính tan trong nước của nó.

D. Tạo dung dịch nước (dạng như dung dịch nước tiểu) để tưới cho hoa màu.

Câu 26:

Trong acquy chì chứa dung dịch axit sunfuric. Khi sử dụng acquy lâu ngày thường acquy bị "cạn nước". Để bổ sung nước cho acquy, tốt nhất nên cho thêm vào acquy loại chất nào sau đây ?

A. Dung dịch H2SO4loãng.

B. Nước mưa.

C. Nước muối loãng.

D. Nước cất.

Câu 27:

Cho các nhóm tác nhân hóa học sau:

(1) Ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+.

(2) Các anion NO3-, PO43-, SO42- ở nồng độ cao.

(3) Thuốc bảo vệ thực vật.

(4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh).

Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là:

A. (1), (3), (4).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (3).

D. (1), (2), (4).

Câu 28:

Khi trời sấm chớp mưa rào, trong không trung xảy ra các phản ứng hóa học ở điều kiên nhiệt độ cao có tia lửa điện, tạo thành các sản phẩm có tác dụng như một loại phân bón nào dưới đây, theo nước mưa rơi xuống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng

A. Đạm amoni.

B. Phân lân. 

C.  Đạm nitrat.

D. Phân kali.

Câu 29:

Ở các khu chợ, khu thương mại người kinh doanh thường bày bán các loại hàng hóa, vật liệu đa dạng như vải vóc, thiết bị điện tử, đồ dùng gia đình… và đa phần các loại hàng hóa vật liệu này chứa kim loại hoạt động như Mg, Al …Nếu chẳng may xảy ra cháy thì việc đầu tiên phải ngắt nguồn dẫn điện và chọn phương án dập tắt đám cháy. Trong thực thế đó thì biện pháp nào sau là có thể sử dụng tốt nhất để dập các đám cháy?

A. Dùng bình cứu hỏa chứa CO2 để dập đám cháy. 

B. Dùng vòi phun nước, phun vào đám cháy.

C. Dùng cát phun vào khu chợ, khu thương mại. 

D. Huy động quạt để tạo gió dập đám cháy.

Câu 30:

Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+, Fe3+,... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây?

A. NaCl.

B. CaOH2.

C. HCl.

D. KOH.

Câu 31:

Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. Muối ăn.

B. Cồn.

C. Giấm ăn.

D. Xút.

Câu 32:

Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. Giấm ăn.

B. Muối ăn.

C. Cồn.

D. Xút.

Câu 33:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Đốt than, lò than trong phòng kín có thể sinh ra khí CO độc, nguy hiểm.

B. Rau quả được rửa bằng nước muối ăn vì nước muối có tính oxi hóa tiêu diệt vi khuẩn.

C. Tầng ozon có tác dụng ngăn tia cực tím chiếu vào trái đất.

D. Để khử mùi tanh của cá tươi (do amin gây ra) người ta rửa bằng giấm ăn.

Câu 34:

Cho các phát biểu sau:

(1) Khí gây ra mưa axit là SO2NO2.

(2) Khí gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính là CO2CH4.

(3) Senduxen, mocphin... là các chất gây nghiện.

(4) Đốt là than đá dễ sinh ra khí CO là chất khí rất độc.

(5) Metanol có thể dùng để uống như etanol.

Số phát biểu sai là:

A. 3.

B. 2.

C. 1.  

D. 4.

Câu 35:

Cho các phát biểu sau :

(a) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, ta có thể dùng bột lưu huỳnh.

(b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.

(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2, CH4 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây hiệu ứng nhà kính.

(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là :

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 36:

Kem đánh răng chứa một lượng muối của flo (như CaF2, SnF2) có tác dụng bảo vệ lớp men răng vì nó thay thế một phần hợp chất có trong men răng là Ca5PO43OH thành Ca5PO43F. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ răng vì lớp Ca5PO43F

A. có thể phản ứng với H+ còn lại trong khoang miệng sau khi ăn.  

B. không bị môi trường axit trong miệng sau khi ăn bào mòn.

C. là hợp chất trơ, bám chặt và bao phủ hết bề mặt của răng.

D. có màu trắng sáng, tạo vẻ đẹp cho răng.

Câu 37:

Hậu quả của việc Trái đất đang ấm dần lên là hiện tượng băng tan ở 2 cực. Các núi băng xưa kia nay chỉ còn là các chỏm băng. Hãy chọn những ảnh hưởng có thể xảy ra khi Trái đất ấm lên trong số các dự báo sau: 

(1) Nhiều vùng đất thấp ven biển sẽ bị nhấn chìm trong nước biển.

(2) Khí hậu trái đất thay đổi.

(3) Có nhiều trận bão lớn như bão Katrina.A.  (2), (3). 

A.  (2), (3). 

B.  (1), (2). 

C.  (1), (3).

D. (1), (2), (3).

Câu 38:

Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 không khí thì coi là không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí ở một thành phố và phân tích có 0,0012 mg SO2 thì:

A. không khí ở đó đã bị ô nhiễm.

B. không khí ở đó có bị ô nhiễm quá 25% so với quy định.

C. không khí ở đó có bị ô nhiễm gấp 2 lần cho phép.

D. không khí ở đó chưa bị ô nhiễm.