Khái niệm

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nhóm chức nào sau đây có trong công thức cấu tạo của một chất béo ? 

A. axit 

B. ancol 

C. este

D. anđehit 

Câu 2:

Công thức cấu tạo thu gọn nào sau đây biểu thị một chất béo

A. (C17H35COO)3C3H5 

B. CH3COOC2H5 

C. C3H5COOC2H5 

D. (CH3COO)3C3H5

Câu 3:

Hãy chọn công thức cấu tạo đúng để mô tả chất béo

Câu 4:

Chất nào sau đây là chất béo ?

A. C17H35COOH

B. (C17H35COO)3C3H5

C. C3H5(OH)3

D. (C17H33COO)2C2H4

Câu 5:

Chất nào sau đây không thuộc loại chất béo? 

A. Tripanmitin

B. Glixerol

C. Tristearin

D. Triolein

Câu 6:

Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axit béo? 

A. sợi bông

B. mỡ bò

C. bột gạo

D. tơ tằm

Câu 7:

Chất nào sau đây là este? 

A. CH3COCH2CH2OH

B. CH3OCH2CH3

C. CH3CH2CH2COOH

D. (C17H35COO)3C3H5

Câu 8:

Hãy cho biết hợp chất nào sau đây không có trong lipit? 

A. Chất béo

B. Sáp

C. Glixerol

D. Photpholipit

Câu 9:

Loại dầu, mỡ nào dưới đây không phải là lipit? 

A. Mỡ động vật 

B. Dầu thực vật 

C. Dầu cá 

D. Dầu mazut 

Câu 10:

Chất béo có thành phần chính là 

A. đieste

B. triglixerit

C. photpholipit

D. axit béo

Câu 11:

Trieste của glixerol với chất nào sau đây là chất béo 

A. axit fomic 

B. axit axetic 

C. axit acrylic 

D. axit oleic 

Câu 12:

Axit nào sau đây có công thức C17H35COOH? 

A. Axit stearic

B. Axit axetic

C. Axit panmitic

D. Axit oleic

Câu 13:

Công thức nào sau đây là công thức của chất béo? 

A. C15H31COOCH3

B. CH3COOCH2C6H5

C. (C17H33COO)2C2H4

D. (C17H35COO)3C3H5

Câu 14:

Công thức nào sau đây không phải là chất béo? 

A. (C15H31COO)3C3H5

B. (CH3COO)3C3H5

C. (C17H35COO)3C3H5

D. (C17H33COO)3C3H5

Câu 15:

Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo 

A. (CH3COO)3C3H5

B. (C17H35COO)2C2H4

C. (C17H33COO)3C3H5

D. (C2H3COO)3C3H5

Câu 16:

Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo? 

A. C17H35COOC3H5

B. (C17H33COO)2C2H4

C. (C15H31COO)3C3H5

D. CH3COOC6H5

Câu 17:

Dầu thực vật hầu hết là lipit ở trạng thái lỏng do 

A. chứa chủ yếu gốc axit béo no

B. trong phân tử có chứa gốc glixerol

C. chứa chủ yếu gốc axit béo không no

D. chứa axit béo tự do

Câu 18:

Chất nào sau đây có trạng thái lỏng ở điều kiện thường? 

A. (C17H33COO)3C3H5

B. (C17H35COO)3C3H5

C. C6H5OH(phenol)

D. (C15H31COO)3C3H5

Câu 19:

Chất nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường? 

A. Tristearin

B. Triolein

C. Tripanmitin

D. Saccarozơ

Câu 20:

Ở điều kiện thường, hai chất nào sau đây đều tồn tại ở thể rắn? 

A. Glixerol và etylen glicol

B. Axit stearic và tristearin

C. Etyl axetat và axit axetic

D. Axit oleic và triolein

Câu 21:

Chất béo có công thức nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường? 

A. (C17H31COOH)3C3H5

B. (C17H29COOH)3C3H5

C. (C15H31COO)3C3H5

D. (C17H33COOH)3C3H5

Câu 22:

Triglixerit T có thành phần cấu tạo gồm gốc glixerol liên kết với hai gốc axit béo no và một gốc axit béo không no (có một nối đôi C=C). Công thức phân tử của T có dạng là

A. CnH2nO6

B. CnH2n – 6O6

C. CnH2n – 4O6

D. CnH2n – 2O6

Câu 23:

Triglixerit E có thành phần cấu tạo gồm gốc glixerol và hai loại gốc axit béo no. Công thức phân tử của E có dạng là 

A. CnH2n – 4O6

B. CnH2n – 2O6

C. CnH2nO6

D. CnH2n – 6O6