Lí thuyết polime nâng cao

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.

B. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

C. Poli(phenol-fomanđehit) được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp.

D. Tơ axetat và tơ visco đều là tơ tổng hợp.

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).

B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.

C. Poli(etylen-terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.

D. Tơ visco là tơ tổng hợp.

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trùng hợp buta-1,3-đien có mặt lưu huỳnh, thu được cao su buna-S.

B. Các mắt xích isopren của cao su thiên nhiên có cấu hình cis.

C. Trùng ngưng acrilonitrin thu được tơ nitron.

D. Tơ xenlulozơ axetat là tơ tổng hợp.

Câu 4:

Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản khâu mạch polime.

B. Trùng hợp axit ω-amino caproic thu được nilon-6.

C. Polietilen là polime trùng ngưng.

D. Cao su buna có phản ứng cộng.

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.

B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.

C. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

D. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Polime dùng để sản xuất tơ, phải có mạch không nhánh, xếp song song, không độc, có khả năng nhuộm màu.

B. Tơ nhân tạo được điều chế từ những polime tổng hợp như tơ capron, tơ terilen, tơ clorin, ...

C. Tơ visco, tơ axetat đều là loại tơ thiên nhiên.

D. Tơ poliamit, tơ tằm đều là loại tơ tổng hợp.

Câu 7:

Chỉ ra phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao.

B. Tơ nilon, tơ tằm, len rất bền vững với nhiệt.

C. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ tằm và len là protein.

D. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ nilon là poliamit.

Câu 8:

Chọn câu phát biểu sai:

A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi.

B. Hầu hết các polime không tan trong nước và các dung môi thông thường.

C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.

D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime thiên nhiên, còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime tổng hợp.

Câu 9:

Cho hợp chất X có cấu tạo CH3COOCH=CH2. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. X là este không no, đơn chức mạch hở có CTTQ dạng CnH2n-2O2 n3.

B. X có thể điều chế được từ ancol và axit tương ứng.

C. Xà phòng hoá X cho sản phẩm là muối và anđehit.

D. Trùng hợp X cho poli(vinyl axetat) dùng làm chất dẻo.

Câu 10:

Chọn phát biểu sai:

A. Hệ số trùng hợp là số lượng đơn vị mắt xích cơ bản trong phân tử polime, khó có thể xác định một cách chính xác.

B. Do có phân tử khối lớn nên nhiều polime không tan hoặc khó tan trong dung môi thường.

C. Thủy tinh hữu cơ là polime có dạng mạch không phân nhánh.

D. Polime có dạng mạng lưới không gian là dạng polime chịu nhiệt kém nhất.

Câu 11:

Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Sản phẩm của phản ứng trùng ngưng phenol với fomanđehit trong môi trường axit là polime mạch không nhánh.

B. Sản phẩm của phản ứng trùng ngưng axit 6-aminohexanoic (hay axit-aminocaproic) là polipeptit.

C. Etylen glicol (etan-1,2-điol) có thể tham gia phản ứng trùng ngưng để tạo thành polime.

D. Cao su buna-S không chứa lưu huỳnh, nhưng cao su buna-N có chứa nitơ.

Câu 12:

Cho các phát biểu sau:

(1) Tơ visco, tơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.

(2) Polietilen và Poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp.

(3) Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit stearic.

(4) Cao su thiên nhiên không tan trong nước cũng như trong xăng, benzen.

(5) Tơ nitron (olon) được tổng hợp từ vinyl xianua (acrilonitrin).

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 2.

Câu 13:

Các chất đều không bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng nóng là

A. tơ capron, nilon-6,6, polietilen.

B. poli(vinyl axetat), polietilen, cao su buna.

C. nilon-6,6, poli(etylen terephtalat), polistiren.

D. polietilen, cao su buna, polistiren.

Câu 14:

Cho dãy gồm các polime: (1) poli(vinyl clorua), (2) poli(hexametylen ađipamit), (3) poli(etylen terephtalat), (4) xenlulozơ.

Polime không bị thủy phân trong môi trường axit là

A. (1).

B. (3).

C. (4).

D. (2).

Câu 15:

Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime tổng hợp?

A. Polipropilen, xenlulozơ, nilon-7.

B. Polipropilen, polibutađien, nilon-7.

C. Polipropilen, tinh bột, poli(metyl metacrylat).

D. Tơ visco, poli(metyl metacrylat), polibutađien.

Câu 16:

Trong số các loại polime sau: nilon-6; tơ axetat; tơ tằm; tơ visco; nilon-6,6; tơ nitron; cao su Buna; Poli (metyl metacrylat); cao su thiên nhiên; PVC. Số polime tổng hợp là:

A. 8.

B. 6.

C. 5.

D. 7.

Câu 17:

Trong các polime: polistiren, amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat) và teflon. Những polime có thành phần nguyên tố giống nhau là

A. tơ capron và teflon.

B. amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat) và teflon.

C. polistiren, amilozơ, amilopectin, tơ capron, poli(metyl metacrylat) và teflon.

D. amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat).

Câu 18:

Cho các polime: (1) policaproamit, (2) poli(hexametylen ađipamit), (3) poliacrilonitrin, (4) poli(etylen terephtalat). Số polime thuộc loại poliamit là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 19:

Dãy nào sau đây gồm các polime thiên nhiên có nguồn gốc thực vật?

A. xenlulozơ, sợi bông, cao su thiên nhiên.

B. polietilen, poli(vinyl axetat), poliacrilonitrin.

C. polibutađien, polistiren, poli(metyl metacrylat).

D. tơ tằm, len, poli(phenol fomanđehit).

Câu 20:

Cho các polime: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, nhựa rezit, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Dãy gồm tất cả các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là

A. PE, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ, cao su lưu hoá.

B. PE, PVC, polibutađien, nhựa rezit, poliisopren, xenlulozơ.

C. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ.

D. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ.

Câu 21:

Cho dãy gồm các polime: (1) poli(vinyl xianua), (2) poli(hexametylen ađipamit), (3) poli(etylen terephtalat), (4) poli(metyl metacrylat).

Số polime trong dãy bị thuỷ phân trong môi trường bazơ là

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 22:

Cho các polime sau: poliacrilonitrin, polietilen, poli(vinyl clorua), poli(etylen terephtalat), polibuta-1,3-đien. Số polime được dùng đề sản xuất tơ là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 23:

Cho dãy gồm các nguyên liệu:

(1) axit ε-aminocaproic,

(2) acrilonitrin,

(3) axit ω-aminoenantoic,

(4) etylen glicol và axit terephatalic,

(5) hexametilenđiamin và axit ađipic.

Số nguyên liệu được dùng để tiến hành phản ứng trùng ngưng tạo thành tơ là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 24:

Cho các chất sau: keo dán ure-fomanđehit; tơ lapsan, tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac; tơ nitron. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà trong phân tử chúng có chứa nhóm -NH-CO-?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 3.

Câu 25:

Cho các polime: amilozơ (1); cao su isopren (2); xenlulozơ axetat (3); thủy tinh hữu cơ (4); tơ tằm (5); rezit (6). Số lượng polime thiên nhiên, tổng hợp, nhân tạo (bán tổng hợp) lần lượt là

A. 2; 3; 1.

B. 1; 2; 3.

C. 2; 2; 2.

D. 2; 1; 3.

Câu 26:

Cho dãy gồm các polime sau: (1) poli(hexametylen ađipamit), (2) poliacrilonitrin, (3) poli(etylen terephtalat), poli(metyl metacrylat). Số polime có thành phần hóa học chứa nguyên tố nitơ là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 27:

Cho dãy gồm các polime: (1) poli(hexametylen ađipamit), (2) polibutađien, (3) poli(etylen terephtalat), poli(metyl metacrylat). Polime trong thành phần hóa học có chứa nguyên tố nitơ là

A. (4).

B. (2).

C. (3).

D. (1).

Câu 28:

Cho các polime sau: nhựa PVC; thuỷ tinh hữu cơ; tơ nilon – 6, 6; cao su isopren; tơ lapsan; tơ capron; teflon; tơ visco; poli (vinyl xianua) và tơ enang. Số lượng các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome tương ứng là:

A. 4

B. 6

C. 5

D. 7

Câu 29:

Cho các polime: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) xenlulozơ triaxetat, (5) tinh bột. Số polime thiên nhiên là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu 30:

Cho dãy gồm các polime:

(1) polibutađien,

(2) poliacrilonitrin,

(3) poli(vinyl clorua),

(4) poli(hexametylen ađipamit).

Polime bị thuỷ phân trong môi trường axit là

A. (1).

B. (3).

C. (4).

D. (2).

Câu 31:

Cho các polime: (1) poliacrilonitrin ; (2) policaproamit ; (3) poli(metyl metacrylat) (4) policloropren ; (5) poli(etylen-terephatalat) ; (6) poli(hexametylen ađipamit) (7) tơ tằm ; (8) tơ axetat ; (9) poli(phenol-fomanđehit) (10) poli(ure-fomanđehit) ; (11) tơ clorin ; (12) polibutađien. Số polime có thể dùng làm tơ hóa học là

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Câu 32:

Cho các polime: poli(vinyl clorua) (1); poliacrilonitrin (2); policloropren (3); poli(ure-fomanđehit) (4); thủy tinh hữu cơ (5); nilon-6 (6); nhựa hồng xiêm (7); hồ tinh bột (8); rezol (9); xenlulozơ axetat (10). Số polime được dùng làm chất dẻo, tơ, cao su, keo dán lần lượt là

A. 2; 2; 3; 3.

B. 2; 3; 2; 3.

C. 3; 2; 3; 2.

D. 3; 3; 2; 2.