Lý thuyết Lịch sử 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Tóm tắt lý thuyết Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại sách Lịch sử 10 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 10.

1 92 lượt xem


Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

A. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

I. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

a) Mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản

Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi,... di sản là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, hay phải đảm bảo tính xác thực” “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” của di sản, dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học.

- Giá trị của một di sản thường thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hoá, kiến trúc, mĩ thuật,... Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng.

- Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh của đời sống hiện tại.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

b) Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Việt Nam và di sản thiên nhiên

- Đối với loại hình di sản văn hóa vật thể:

Di sản văn hoá vật thể gồm nhiều loại hình (thành quách, lăng tẩm, đình, đền, tháp, cung điện, nhà cổ,...), được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau (đất, đá, gạch, gỗ, tre, nứa, lá,...), nên có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian,...

+ Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.

- Đối với loại hình di sản văn hóa phi vật thể:

+ Loại hình di sản văn hoá phi vật thể cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai một.

+ Nhờ Công tác bảo tồn di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau (sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,...) mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Đối với loại hình di sản thiên nhiên: công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.

- Khi di sản được bảo tồn và phát huy giá trị sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ)

II. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa

a) Vai trò của sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

- Công nghiệp văn hoá là lĩnh vực công nghiệp sản xuất và phân phối các loại hàng hoá dựa trên sự khai thác và phát huy các giá trị của di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.

- Công nghiệp văn hoá ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần tăng cường “sức mạnh mềm” và năng lực cạnh tranh quốc gia, mang lại nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần to lớn.

- Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành như xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc,... thông qua các nguồn sử liệu (chữ viết, hình ảnh, hiện vật,...) và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử - văn hoá của dân tộc và nhân loại.

=> Sử học đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp văn hoá.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

b) Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với sử học

Khi công nghiệp văn hoá phát triển đồng nghĩa với việc các thành tựu của Sử học được quảng bá, lan toả rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Nhờ vậy, những giá trị và truyền thống lịch sử - văn hoá tốt đẹp ngày càng được củng cố, truyền lại cho các thế hệ sau.

- Mặt khác, sự phát triển của công nghiệp văn hoá đã đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử - văn hoá.

III. Sử học với sự phát triển du lịch

a) Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Du lịch văn hoá là một ngành của công nghiệp văn hoá.

- Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, du lịch ngày càng phát huy thế mạnh và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

b) Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa

Du lịch đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử của các quốc gia:

+ Nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản.

+ Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lí di tích, di sản. Các di sản văn hoá phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dạy và tổ chức trình diễn,...

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Câu 1. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên?

A. Góp phần phát triển đa dạng sinh học.

B. Loại bỏ tác động của con người đến di sản.

C. Thực hành giá trị của các di sản thiên nhiên.

D. Góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa.

Đáp án đúng là: A

Đối với di sản thiên nhiên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản. (SGK - Trang 28)

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?

A. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa.

B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn về ngành.

C. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

D. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo.

Đáp án đúng là: D

Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho một số ngành công nghiệp văn hóa như xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc,... thông qua các nguồn sử liệu và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của dân tộc và nhân loại. (SGK - Trang 29)

Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?

A. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản.

B. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.

C. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.

D. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Giá trị của một di sản thường thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật,... Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh của đời sống hiện tại. (SGK - Trang 27)

 Câu 4. Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?

A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.

B. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.

C. Quảng bá, lan tỏa rộng rãi những tri thức, giá trị lịch sử dưới nhiều hình thức.

D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất cho công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử.

Đáp án đúng là: C

Vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học:

- Quảng bá, lan tỏa rộng rãi các thành tựu của Sử học, những tri thức, giá trị về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người,... dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Từ đó góp phần củng cố và lưu giữ những giá trị và truyền thống lịch sử - văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ sau.

- Sự phát triển của công nghiệp văn hóa đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của những công trình lịch sử - văn hóa. (SGK - Trang 30)

Câu 5. Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho một số ngành công nghiệp văn hóa thông qua

A. các nguồn sử liệu.

B. quan điểm lịch sử.

C. phương pháp nghiên cứu lịch sử.

D. phương pháp trình bày lịch sử.

Đáp án đúng là: A

Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho một số ngành công nghiệp văn hóa thông qua các nguồn sử liệu (chữ viết, hình ảnh, hiện vật,....) và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của dân tộc và nhân loại. (SGK - Trang 29)

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?

A. Góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị của di tích, di sản.

B. Giúp nhân dân biết quý trọng, tự hào về di tích, di sản.

C. Mang lại nguồn lực cho việc bảo tồn di tích, di sản.

D. Là cơ sở cho sự hình thành của các di tích, di sản.

Đáp án đúng là: D

Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa:

- Thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử quốc gia: chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng và phát huy những giá trị của di tích, di sản.

- Một phần doanh thu từ du lịch được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tại, tôn vinh, phục dựng và quản lí di tích, di sản. Các di sản văn hóa phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dại và tổ chức trình diễn,… (SGK - Trang 32)

 Câu 7Ngành công nghiệp văn hóa nào sau đây cần thiết phải sử dụng chất liệu lịch sử trong quá trình phát triển?

A. Xuất bản.

B. Quảng cáo.

C. Thủ công mĩ nghệ.

D. Du lịch văn hóa.

Đáp án đúng là: D

Ngành du lịch văn hóa cần thiết phải sử dụng chất liệu về lịch sử trong quá trình phát triển, đặc biệt là các lĩnh vực du lịch liên quan đến các di tích lịch sử, di sản văn hóa.

Các ngành còn lại có thể hoặc không cần sử dụng chất liệu lịch sử trong quá trình phát triển.

Câu 8. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?

A. Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập với thế giới.

B. Mang lại nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

C. Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch.

D. Góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước ra bên ngoài.

Đáp án đúng là: C

Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch:

- Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch, đem lại những nguồn lực lớn.

- Cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

Câu 9. Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?

A. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.

B. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản.

C. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản.

D. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản.

Đáp án đúng là: D

Di sản văn hóa vật thể gồm nhiều loại hình (thành quách, lăng tẩm, đình, đền, tháp, cung điện, nhà cổ,...) được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau (đất, đá, gạch, gỗ, tre, nứa, lá,...) nên có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian,... Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên vả của con người đến di sản. (SGK - Trang 28) 

Câu 10. Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là

A. cung cấp đầy đủ những tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.

B. thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.

C. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới.

D. giúp con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.

Đáp án đúng là: B

Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa:

- Thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử quốc gia: chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng và phát huy những giá trị của di tích, di sản.

- Một phần doanh thu từ du lịch được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tại, tôn vinh, phục dựng và quản lí di tích, di sản. Các di sản văn hóa phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dại và tổ chức trình diễn,… (SGK - Trang 32)

Câu 11. Công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm ngành nào sau đây?

A. Du lịch văn hóa

B. Công nghệ thông tin.

C. Sinh học.

D. Y khoa.

Đáp án đúng là: A

Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 8 - 9 - 2016, công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm các ngành quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mĩ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa. (SGK - Trang 29)

 Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?

A. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.

B. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.

C. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.

D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.

Đáp án đúng là: C

Mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch là mối quan hệ tương tác hai chiều: lịch sử và văn hóa góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển, ngược lại, ngành du lịch đem lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử, di sản văn hóa.

Câu 13. Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?

A. Xác định giá trị thực tế của di sản.

B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.

C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.

D. Tu bổ và phục hồi di sản thường xuyên.

Đáp án đúng là: C

Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng của di sản, phải giữ cho được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, hay phải đảm bảo “tính xác thực”, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” của di sản, dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học. (SGK - Trang 26) 

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?

A. Quảng bá lịch sử và văn hóa cộng đồng ra bên ngoài.

B. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch.

C. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch.

D. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

Đáp án đúng là: A

Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch:

- Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch, đem lại những nguồn lực lớn.

- Cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

Câu 15. Một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là

A. khắc phục tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên đến di sản.

B. góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền giá trị di sản qua các thế hệ.

C. góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học trên toàn cầu.

D. tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của di sản.

Đáp án đúng là: B

Hiện nay, loại hình di sản văn hóa phi vật thể (điệu hát, tín ngưỡng, phong tục,...) cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai một. Nhờ công tác bảo tồn và phát huy di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau như sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,... mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (SGK - Trang 28)

1 92 lượt xem