Nguyên nhân gây ra tính bazơ
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là
A. do nguyên tử N có độ âm lớn nên cặp electron chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N
B. do amin tan nhiều trong nước
C. do phân tử amin bị phân cực mạnh
D. do nguyên tử N còn cặp electron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton
Amin có tính bazơ do nguyên nhân nào sau đây?
A. Amin tan nhiều trong nước
B. Có nguyên tử N trong nhóm chức
C. Nguyên tử N còn có cặp electron tự do có thể nhận proton
D. Phân tử amin có liên kết hiđro với nước
Nguyên nhân Amin có tính bazo là
A. Có khả năng nhường proton
B. Phản ứng được với dung dịch axit
C. Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+
D. Xuất phát từ amoniac
Các giải thích về quan hệ cấu trúc, tính chất nào sau đây không hợp lí?
A. Do có cặp electron tự do trên nguyên tử N mà amin có tính bazơ
B. Do nhóm -NH2 đẩy electron nên anilin dễ tham gia phản ứng thế vào nhân thơm hơn benzen
C. Tính bazơ của amin càng mạnh khi mật độ electron trên nguyên tử N càng lớn
D. Với amin dạng R-NH2, gốc R hút electron làm tăng độ mạnh của tính bazơ và ngược lại.
Khẳng định nào sau đây luôn đúng?
A. Tính bazơ của amin tăng dần theo thứ tự: bậc I < bậc II < bậc III
B. Tính bazơ của anilin là do nhóm –NH2 ảnh hưởng lên gốc –C6H5
C. Vì có tính bazơ nên anilin làm đổi màu dung dịch phenolphtalein
D. Do ảnh hưởng của nhóm –C6H5 làm giảm mật độ electron trên nitơ nên anilin có tính bazơ yếu
Tính bazơ của đimetylamin mạnh hơn của metylamin vì lí do nào sau đây?
A. Khối lượng mol của đimetylamin lớn hơn
B. Mật độ electron của N trong CH3NH2 nhỏ hơn CH3NHCH3
C. Đimetylamin có nhiều nhóm đẩy electron làm tăng mật độ electron của nguyên tử N
D. Đimetylamin có cấu trúc đối xứng hơn metylamin