NITO VÀ PHOTPHO (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA là

A. ns2np5

B. ns2np3

C. ns2np2

D. ns2np4

Câu 2:

Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?

A. Nguyên tử nitơ có 2 lớp electron và lớp ngoài cùng có 3 electron

B. Số hiệu của nguyên tử nitơ bằng 7

C. 3 electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo được 3 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác

D. Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s22s22p3 và nitơ là nguyên tố p

Câu 3:

Phát biểu không đúng là 

A. Nitơ thuộc nhóm VA nên có hóa trị cao nhất là 5

B. Nguyên tử nitơ có 5 electron ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp 2s và 2p

C. Nguyên tử nitơ có 3 electron độc thân

D. Nguyên tử nitơ có khả năng tạo ra ba liên kết cộng hoá trị với nguyên tố khác

Câu 4:

Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do 

A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ

B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm

C. phân tử nitơ có liên kết ba khá bền

D. phân tử nitơ không phân cực

Câu 5:

Điểm giống nhau giữa N2 và CO2

A. đều không tan trong nước

B. đều có tính oxi hóa và tính khử

C. đều không duy trì sự cháy và sự hô hấp

D. đều gây hiệu ứng nhà kính

Câu 6:

Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là 

A. LiN3 và Al3N

B. Li3N và AlN

C. Li2N3 và Al2N3

D. Li3N2 và Al3N2

Câu 7:

Chất nào tác dụng với N2 ở nhiệt độ thường

A. Mg

B. O2

C. Na

D. Li

Câu 8:

Khi có sấm chớp, khí quyển sinh ra khí

A. CO     

B. NO

C. SO2

 D. CO2

Câu 9:

Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí?

A. Li, Mg, Al

B. H2, O2

C. Li, H2, Al

D. O2, Ca, Mg

Câu 10:

N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với 

A. H2

B. O2

C. Li

D. Mg.

Câu 11:

Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?

A. Mg, H2

B. Mg, O2

C. H2, O2

D. Ca, O2

Câu 12:

Cho các phản ứng sau: 

1 N2+O2t,xt2NO2N2+3H2t2NH3

Trong hai phản ứng trên thì nitơ

A. chỉ thể hiện tính oxi hóa

B. chỉ thể hiện tính khử

C. thể hiện tính khử và tính oxi hóa

D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa

Câu 13:

Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì

A. N2 nhẹ hơn không khí

B. N2 rất ít tan trong nước

C. N2 không duy trì sự sống, sự cháy

D. N2 hoá lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp

Câu 14:

Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ

A. amoniac

B. axit nitric

C. không khí

D. amoni nitrat

Câu 15:

Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây?

A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi

B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng

C. Phân hủy NH3

D. Đun nóng Mg với dung dịch HNO3 loãng

Câu 16:

Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để 

A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử,... 

B. tổng hợp phân đạm

C. sản xuất axit nitric

D. tổng hợp amoniac

Câu 17:

Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?

A. Nitơ không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc

B. Vì có liên kết 3 nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học

C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử

D. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+, NO3-, NO2-, lần lượt là -3, +4, -3,+5,+4

Câu 18:

Tìm các tính chất không thuộc về khí nitơ?

(a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196oC);

(b) Cấu tạo phân tử nitơ là NN

(c) Tan nhiều trong nước;

(d) Nặng hơn oxi;

(e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitơ nguyên tử.

A. (a), (c), (d).

B. (a), (b).

C. (c), (d), (e).

D. (b), (c), (e)

Câu 19:

X là một oxit nitơ, trong đó O chiếm 36,36% về khối lượng. Công thức của X là

A. NO

B. NO2

C. N2O

D. N2O5

Câu 20:

X là một oxit nitơ, trong đó N chiếm 30,43% về khối lượng. Công thức của X là

A. NO

B. NO2

C. N2O.                

D. N2O5

Câu 21:

Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm:

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Hình 3: Thu khí N2, H2 và He

B. Hình 2: Thu khí CO2, SO2 và NH3

C. Hình 3: Thu khí N2, H2 và NH3

D. Hình 1: Thu khí H2, He và HCl

Câu 22:

Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:

Hình vẽ trên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây?

A. O2, N2, H2, CO2

B. NH3, O2, N2, HCl, CO2

C. NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2

D. H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S

Câu 23:

Fe có thể được dùng làm chất xúc tác trong phản ứng điều chế NH3 từ N2 và H2:

N2k+3H2k2NH3k

 Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của Fe trong phản ứng trên?

A. Làm tăng nồng độ các chất trong phản ứng trên

B. Làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

C. Làm tăng tốc độ phản ứng.

D. Làm tăng hiệu suất phản ứng

Câu 24:

Cho cân bằng hoá học:

N2k+3H2kt,xt2NH3k

 Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi 

A. thay đổi áp suất của hệ

B. thay đổi nồng độ N2

C. thay đổi nhiệt độ

D. thêm chất xúc tác Fe

Câu 25:

Cho phản ứng: 

N2k+3H2kt,xt2NH3k

H<0

Trong các yếu tố sau đây: (1) áp suất; (2) nhiệt độ; (3) nồng độ; (4) chất xúc tác, có mấy yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học trên?

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 26:

Cho phản ứng: 

N2k+3H2kt,xt2NH3k

H<0

Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 bị giảm nếu

A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ

B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ

C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ

D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ

Câu 27:

Quá trình sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng thuận nghịch sau:

N2k+3H2kt,xt2NH3k

H=-92kJ/mol

Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, những thay đổi nào dưới đây làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất, (3) thêm chất xúc tác, (4) giảm nhiệt độ, (5) lấy NH3 ra khỏi hệ.

A. (2), (3), (4). 

B. (1), (2), (3), (5).  

C. (2), (4), (5)

D. (2), (3), (4), (5).

Câu 28:

Cho biết phản ứng 

N2k+3H2kt,xt2NH3k

là phản ứng toả nhiệt. Cho một số yếu tố: (1) tăng áp suất, (2) tăng nhiệt độ, (3) tăng nồng độ N2 và H2, (4) tăng nồng độ NH3, (5) tăng lượng xúc tác. Các yếu tố làm tăng hiệu suất của phản ứng nói trên là

A. (2), (4).   

B. (1), (3).

C. (2), (5).   

D. (3), (5).

Câu 29:

Trong phản ứng tổng hợp amoniac: 

N2k+3H2k450-500C,xt2NH3k

H<0

Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải

A. giảm nhiệt độ và áp suất

B. tăng nhiệt độ và áp suất

C. tăng nhiệt độ và giảm áp suất

D. giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất

Câu 30:

Cho cân bằng hóa học (trong bình kín) sau:

N2k+3H2k450-500C,xt2NH3k

H=-92kJ/mol

Trong các yếu tố:

(1) Thêm một lượng N2 hoặc H2;

(2) Thêm một lượng NH3;

(3) Tăng nhiệt độ của phản ứng;

(4) Tăng áp suất của phản ứng;

(5) Dùng thêm chất xúc tác.

Có bao nhiêu yếu tố làm cho tỉ khối của hỗn hợp khí trong bình so với H2 tăng lên?

A. 3

B. 5

C. 4

D. 2

Câu 31:

Phát biểu không đúng là 

A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai

B. Khí NH3 nặng hơn không khí

C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước

D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực

Câu 32:

Một lít nước ở 20oC hoà tan được bao nhiêu lít khí amoniac?

A. 200

B. 400

C. 500

D. 800

Câu 33:

Cho hình vẽ mô tả thí thí nghiệm như sau:     

     

 Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh

A. tính tan nhiều trong nước của NH3

B. tính bazơ của NH3

C. tính tan nhiều trong nước và tính bazơ của NH3

D. tính khử của NH3

Câu 34:

Tính bazơ của NH3 do 

A. trên N còn cặp electron tự do

B. phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực

C. NH3 tan được nhiều trong nước

D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH

Câu 35:

Dung dịch amoniac trong nước có chứa

A. NH4+, NH3

B. NH4+, NH3, H+.

C. NH4+, OH-.

D. NH4+, NH3, OH-.

Câu 36:

Trong dung dịch amoniac là một bazơ yếu là do: 

A. Amoniac tan nhiều trong nước

B. Phân tử amoniac là phân tử có cực

C. Khi tan trong nước, amoniac kết hợp với nước tạo ra các ion NH4+ và OH-.

D. Khi tan trong nước, chỉ một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước tạo ra các ion NH4+ và OH-.

Câu 37:

Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm

A. chuyển thành màu đỏ

B. chuyển thành màu xanh

C. không đổi màu

D. mất màu. 

Câu 38:

Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là 

A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ

B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh

C. Giấy quỳ mất màu

D. Giấy quỳ không chuyển màu

Câu 39:

Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện 

A. khói màu trắng

B. khói màu tím

C. khói màu nâu

D. khói màu vàng

Câu 40:

Tìm phát biểu đúng:

A. NH3 là chất oxi hóa mạnh

B. NH3 có tính khử mạnh, tính oxi hóa yếu

C. NH3 là chất khử mạnh

D. NH3 có tính oxi hóa mạnh, tính khử yếu