NITO VÀ PHOTPHO (P6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thành phần của phân nitrophotka gồm

A. KNO3 và (NH4)2HPO4

B. (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4

C. (NH4)3PO4 và KNO3

D. Ca(H2PO4)2 và NH4H2PO4

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Bón phân đạm amoni cùng với vôi bột nhằm tăng tác dụng của đạm amoni

B. Urê được sử dụng rộng rãi vì có hàm lượng N cao và dễ bảo quản

C. Phân lân tự nhiên, phân lân nung chảy thích hợp với loại đất chua (nhiều H+).

D. Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2

Câu 3:

Không nên bón phân đạm cùng với vôi vì ở trong nước

A. phân đạm làm kết tủa vôi

B. phân đạm phản ứng với vôi tạo khí NH3 làm mất tác dụng của đạm

C. phân đạm phản ứng với vôi và toả nhiệt làm cây trồng bị chết vì nóng

D. cây trồng không thể hấp thụ được đạm khi có mặt của vôi

Câu 4:

Cho các phát biểu sau:

(a) Phân đạm NH4NO3 không nên bón cho loại đất chua;

(b) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm K2O tương ứng với lượng kali có trong thành phần của nó;

(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2;

(d) Nitrophotka là hỗn hợp của NH4H2PO4 và KNO3.

Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5:

Các nhận xét sau:

(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua;

(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho;

(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4;

(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây;

(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3;

(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp.

Số nhận xét sai

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 6:

Khí nào có tính gây cười?

A. N2

B. NO

C. N2O

D. NO2

Câu 7:

Để điều chế khí N2O trong phòng thí nghiệm, người ta nhiệt phân muối nào?

A. NH4Cl

B. (NH4)2CO3

C. NH4NO3

D. (NH4)2SO4

Câu 8:

Nitơ trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A. NH4Cl

B. NH3

C. N2

D. HNO3

Câu 9:

Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?

A. HCl

B. HNO3 loãng

C. H2SO4 loãng

D. KOH

Câu 10:

Diêm tiêu chứa

A. NaNO3

B. KCl

C. Al(NO3)3

D. CaSO­4

Câu 11:

Dãy chất nào dưới đây nitơ có số oxi hóa tăng dần?

A. NH3, N2, NO, N2O, AlN

B. NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO

C. NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3

D. NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3

Câu 12:

Dãy nào dưới đây gồm các chất mà nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa khi tham gia phản ứng?

A. NH3, N2O5, N2, NO2

B. N2, NO, N2O, N2O5

C. NH3, NO, HNO3, N2O5

D. NO2, N2, NO, N2O3

Câu 13:

Trong dãy nào sau đây tất cả các muối đều ít tan trong nước?

A. AgNO3, Na3PO4, CaHPO4, CaSO4

B. AgCl, PbS, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2

C. AgI, CuS, BaHPO4, Ca3(PO4)2

D. AgF, CuSO4, BaCO3, Ca(H2PO4)2.

Câu 14:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Muối nitrat được sử dụng chủ yếu để làm phân đạm (NH4NO3, NaNO3,…) trong nông nghiệp

B. Nhiều chất hữu cơ bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc

C. HNO3 là một axit mạnh, có tính oxi hóa mạnh

D. Axit nitrit đặc khi tác dụng với C, S, P nó khử các phi kim đến mức oxi hóa cao nhất.

Câu 15:

Trong các câu sau câu nào sai?

A. NH3 là bazơ yếu và là chất khử mạnh

B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước

C. Có thể dùng dung dịch kiềm đặc để nhận biết muối amoni với các muối khác

D. Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hoá học hơn photpho

Câu 16:

Phản ứng nhiệt phân không đúng là

A. NH4Cl t NH3 + HCl

B. 2KNO3  t 2KNO2 + O2

C. NaHCO3 t NaOH + CO2

D. NH4NO3  t N2O + 2H2O

Câu 17:

Cho các phản ứng sau:

H2S+O2tkhí X+H2ONH3+O2t,ptkhí +H2ONH4HCO3+HClKhí X+NH4Cl+H2O

Các khí X ,Y ,Z thu được lần lượt là

A. SO2, NO, CO2

B. SO3, NO, NH3.     

C. SO2, N2, NH

D. SO3, N2, CO2

Câu 18:

Cho các phản ứng sau:

(1) NH4Clt

(2) CuNO32t

(3) NH3+O2850C,pt

(4) NH3+CuOtC

(5) NH4NO2tN2+2H2O

Có mấy phản ứng tạo ra khí N2?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 19:

Chọn ra ý không đúng trong các ý sau: 

(a) Nitơ có độ âm điện lớn hơn photpho;

(b) Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hóa học yếu hơn photpho;

(c) Photpho đỏ hoạt động hóa học mạnh hơn photpho trắng;

(d) Trong hợp chất, photpho có hóa trị cao nhất là 5, số oxi hóa cao nhất là +5;

(e) Photpho chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử

A. (b), (e).

B. (c), (e).    

C. (c), (d).

D. (e).

Câu 20:

Cho các phát biểu sau:

(1) Trong phân tHNO3 nguyên tử N có hoá trị V, số oxi hoá +5;

(2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ta dẫn khí qua bình đựng vôi sống (CaO) ;

(3) HNO3 tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm;

(4) dung dch HNO3 để lâu thưng ngả sang màu nâu là do dung dch HNO3hoà tan mt lượng nh khí NO2.

Số phát biểu đúng:        

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 21:

Cho dãy các chất: Ca3(PO4)2, BaSO4, KNO3, CuO, Cr(OH)3, AgCl và BaCO3. Số chất trong dãy không tan trong dung dịch HNO3 loãng là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 22:

Có thể dùng CaO mới nung để làm khô các chất khí

A. N2, Cl2, O2 , H2

B. NH3, O2, N2, H2

C. NH3, SO2, CO, Cl2

D. N2, NO2, CO2, CH4

Câu 23:

Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong một dung dịch?

A. Axit nitric và đồng(II) oxit

B. Nhôm nitrat và amoniac

C. Amoniac và bari hiđroxit

D. Bari hiđroxit và axit photphoric

Câu 24:

Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là 

A. amophot

B. ure

C. natri nitrat

D. amoni nitrat

Câu 25:

Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Cu kim loại:

A. HNO3

B. NaNO3 HCl

C. FeCl2

D. FeCl3

Câu 26:

Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là    

A. 8

B. 5

C. 7

D. 6. 

Câu 27:

Cho các dung dịch sau: NaHCO3, Na2S, Na2SO4, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe(NO3)3 lần lượt vào dung dịch HCl. Số trường hợp có khí thoát ra là 

A. 2

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 28:

Cho dãy các chất: CuO, S, Fe(OH)2, FeSO4, P, Fe3O4, Fe2(SO4)3, CaCO3. Số chất bị oxi hóa bởi dung dịch HNO3 đặc, nóng giải phóng khí là

A. 6

B. 6

C. 3

D. 5

Câu 29:

Cho các chất FeO, Fe2O3, Fe(NO3)2, CuO, FeS. Số chất tác dụng được với HNO3 giải phóng khí NO là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 30:

Đnhn biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng bit trong ba lbmt nhãn, ta ng thuc thlà

A. Fe

B. CuO

C. Al

D. Cu

Câu 31:

Chỉ thêm một thuốc thử để phân biệt các dung dịch chứa trong lọ riêng đã mất nhãn: Na3PO4, H3PO4, (NH4)3PO4

A. NaOH

B. Na2CO3

C. H2SO4

D. Ba(OH)2

Câu 32:

Cho các dung dịch muối sau đây: NH4NO3, (NH4 )2SO4, K2SO4. Kim loại duy nhất để nhận biết các dung dịch trên là

A. Na.         

B. Ba.             

C. Mg

D. K

Câu 33:

Thuốc thử duy nhất để nhận biết các dung dịch: NaNO3, NaCl, Na3PO4, Na2S là 

A. BaCl2.

B. AgNO3

C. H2SO4

D. Quỳ tím

Câu 34:

Thuốc thử để nhận biết các dung dịch: HCl, NaCl, Na3PO4, H3PO4 là 

A. BaCl2 và quỳ tím

B. AgNO3 và quỳ tím

C. H2SO4 và quỳ tím

D. Quỳ tím

Câu 35:

Chọn thêm một thuốc thử để nhận biết các dung dịch chứa trong lọ riêng đã mất nhãn: HCl, HNO3, H3PO4.

A. Ag.

B. AgNO3

C. Na2CO3

D. CaCO3

Câu 36:

Chọn thêm một thuốc thử để nhận biết các dung dịch chứa trong lọ riêng đã mất nhãn: Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, HNO3

A. HCl.

B. HNO3

C. H3PO4

D. H2SO4.

Câu 37:

Cho các phát biểu sau:

(a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ.

(b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

(c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh.

(d) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm.

Số phát biểu đúng là

A. 4.  

B. 2.   

C. 3.  

D. 1.

Câu 38:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp  X gồm BaO, NH4HCO3, NaHCO3 (có tỉ lệ mol lần lượt là 5 : 4 : 2) vào nước dư, đun nóng. Đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa :

A. NaHCO3 và Ba(HCO3)2.  

B. Na2CO3.  

C. NaHCO3

D. NaHCO3 và (NH4)2CO3

Câu 39:

Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là

A. AgNO3 và FeCl2.

B. AgNO3 và FeCl3

C. Na2CO3 và BaCl2

D. AgNO3 và Fe(NO3)2