NƯỚC CỨNG

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nước cứng có chứa nhiều các ion nào sau đây?

A. Zn2+, Al3+.

B. K+, Na+.

C. Ca2+, Mg2+.

D. Cu2+, Fe2+.

Câu 2:

Nước cứng vĩnh cửu có chứa các ion

A.  Mg2+; Na+; HCO3-.

B. Mg2+; Ca2+; SO42-.

C. K+; Na+; CO32-HCO3-.

D. Mg2+; Ca2+HCO3-.

Câu 3:

Nguyên tắc làm mềm nước cứng là

A. thay thế các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng bằng các ion khác.

B. oxi hoá các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.

C. khử các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.

D. làm giảm nồng độ các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.

Câu 4:

Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những chất nào sau đây?

A. CaSO4, MgCl2.

B. Ca(HCO3)2, MgCl2.

C. Mg(HCO3)2, CaCl2.

D. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.

Câu 5:

Chất nào sau đây khi cho vào nước cứng có thể làm mất tính cứng?

A. NaCl.

B. Xà phòng.

C. HCl.

D. CaCl2.

Câu 6:

Khi nói về NaOH và Na2CO3, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Cùng làm mềm nước cứng vĩnh cửu.

B. Cùng làm quỳ tím hóa xanh.

C. Cùng phản ứng với dung dịch HCl.

D. Cùng phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2.

Câu 7:

Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

A. NaHCO3.

B.  H2SO4.

C. Na3PO4.

D. BaCl2.

Câu 8:

Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất có khả năng làm mềm mẫu nước cứng trên là

A. HCl.

B. NaHCO3.

C. Na3PO4.

D.  BaCl2.

Câu 9:

Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

A. Na2CO3 và HCl.

B. Na2CO3 và Na3PO4.

C. Na2CO3 và Ca(OH)2.

D. NaCl và Ca(OH)2.

Câu 10:

Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng

A. dung dịch muối ăn.

B. ancol etylic.

C. giấm ăn.

D. nước vôi trong.

Câu 11:

Nhận xét nào không đúng về nước cứng?

A. Nước cứng tạm thời chứa các anion: SO42-Cl-.

B. Dùng Na2CO3 có thể làm mất tính cứng tạm thời và vĩnh cửu của nước cứng.

C. Nước cứng tạo cặn đáy ấm đun nước, nồi hơi.

D. Nước cứng làm giảm khả năng giặt rửa của xà phòng.

Câu 12:

Cho các chất : HCl, Ca(OH)2, Na2CO3, K3PO4, K2SO4. Số chất được dùng để làm mềm nước cứng tạm thời là :

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 5.

Câu 13:

Cho các chất: (1) NaHCO3; (2) Ca(OH)2; (3) HCl; (4) Na3PO4; (5) NaOH. Chất nào trong số các chất trên không có khả năng làm giảm độ cứng của nước?

A. (3), (5).

B. (1), (3).

C. (2), (4).

D. (2), (5).

Câu 14:

Một loại nước X có chứa: 0,02 mol Na+, 0,03 mol Ca2+, 0,015 mol Mg2+, 0,04 mol Cl-, 0,07 mol HCO3-. Đun sôi nước hồi lâu, lọc bỏ kết tủa, thu được nước lọc Y thì Y thuộc loại

A. nước cứng tạm thời.

B. nước cứng vĩnh cửu.

C. nước cứng toàn phần.

D. nước mềm.