Ôn luyện hóa hữu cơ 12 cực hay có lời giải (Đề số 11)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Peptit X có công thứ cấu tạo như sau:
H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(C2H4COOH)-CONH-CH2-COOH
Khi thủy phân X không thu được sản phẩm nào sau đây?
A. Gly-Ala
B. Glu-Gly
C. Gly-Glu
D. Ala-Glu
Xà phòng hóa hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 chất béo (có số mol bằng nhau) bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và 2 muối natri stearat và natri panmitat (biết số mol của hai muối này cũng bằng nhau). Có bao nhiêu trường hợp X thỏa mãn?
A. 5.
B. 7.
C. 4
D. 6.
Hỗn hợp X gồm metyl metacrylat, axit axetic, axit benzoic. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 0,38 mol CO2 và 0,29 mol H2O. Mặt khác, a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 0,01 mol ancol và m gam muối. Giá trị của m là:
A. 12,16
B. 25,00
C. 11,75
D. 12,02.
Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y đều tạo bởi glyxin và alanin. Biết rằng tổng số nguyên tử O trong A là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy có 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là
A. 560,1
B. 520,2
C. 470,1
D. 490,6
Hợp chất hữu cơ X được tạo bởi glixerol và axit axetic. Trong phân tử X, số nguyên tử H bằng tống số nguyên tử C và O. Thủy phân hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 39,6
B. 40,2
C. 26,4.
D. 21,8
Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành
B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn
C. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên
D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp
Thực hiện phản ứng este hoá 0,5 mol hỗn hợp hai ancol đơn chức (có khối lượng m gam) với 30 gam axit axetic, hiệu suất phản ứng este hoá đối với mỗi ancol đều bằng h. Khối lượng este (gam) thu được là
A. (m + 12)h
B. (m + 25,5)h
C. (m + 30)h.
D. (m + 21)h
Tỉ khối hơi của một este no, đơn chức X so với hiđro là 30. Công thức phân tử của X là:
A. C2H4O2
B. C4H8O2
C. C3H6O2
D. C5H10O2
Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 4 dung dịch: phenol, anilin, HNO3 đặc, H2SO4 đặc. Ban đầu chúng đều không màu, nhưng để lâu một thời gian: lọ X bị chuyển sang màu đen, lọ Y chuyển sang màu hồng, lọ Z chuyển sang màu vàng, lọ T hầu như không chuyển màu. Chọn khẳng định đúng:
A. Z là anilin
B. T là HNO3 đặc
C. X là H2SO4 đặc
D. Y là phenol
Cho 0,14 mol một amin đơn chức tác dụng với dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4. Sau đó cô cạn dung dịch thu được 14,14 gam hỗn hợp 2 muối. Thành phần phần trăm về khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp là :
A. 44,90% và 55,10%.
B. 54,74% và 45,26%
C. 67,35% và 32,65%.
D. 53,06% và 46,94%.
Cho 1 mol peptit X mạch hở có phân tử khối là 461 gam/mol thủy phân (có mặt enzim), thu được hỗn hợp các α-aminoaxit có tổng khối lượng là 533 gam. Vậy X thuộc loại peptit nào sau đây ?
A. tetrapeptit
B. tripeptit
C. pentapeptit
D. hexapeptit
Cho các chất sau : axit glutamic, valin, lysin, alanin, trimetylamin, anilin. Số chất làm quỳ tím chuyển màu hồng; màu xanh; không đổi màu lần lượt là
A. 3; 1; 2.
B. 2; 1; 3
C. 1; 1; 4.
D. 1; 2; 3.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(d) Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol.
(e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
(f) Tất cả các peptit có phản ứng màu với Cu(OH)2/OH-.
(g) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glucozơ, axit axetic, anđehit fomic và etylen glicol. Sau phản ứng thu được 21,28 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Thành phần % theo khối lượng của etylen glicol trong hỗn hợp X là
A. 63,67%.
B. 42,91%.
C. 41,61%.
D. 47,75%.
Có các nhận định sau : (1) Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol; (2) Este là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm ; (3) Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnH2nO2, với n ≥ 2; (4) Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại este. Các nhận định đúng là :
A. (2), (3), (4).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
X là este no, 2 chức; Y là este tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C (X, Y đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 18,144 lít CO2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 0,12 mol E cần dùng 570 ml dung dịch NaOH 0,5M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa 3 muối có khối lượng m gam và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị m là
A. 27,09 gam
B. 27,24 gam
C. 19,63 gam
D. 28,14 gam
Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc 3?
A. Etylmetylamin
B. Đietylamin
C. Trimetylamin
D. Phenylamin
X, Y là 2 hợp chất hữu cơ no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức; X, Y khác chức hóa học (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn a mol X cũng như Y đều thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + a. Lấy 0,25 mol hỗn hợp E chứa X, Y tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 86,4 gam Ag. Mặt khác, đun nóng 0,25 mol E với dung dịch NaOH dư thì sản phẩm thu được chứa 15 gam hỗn hợp 2 muối của 2 axit hữu cơ no, đơn chức và 7,6 gam một ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 14,25 gam X cần dùng V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 21
B. 25,2
C. 23,52
D. 26,88
Trong phản ứng este hoá giữa ancol etylic và axit axetic, axit sunfuric không đóng vai trò:
A. làm chất xúc tác
B. làm chất oxi hoá
C. làm chất hút nước
D. làm chuyển dịch cân bằng
Phát biểu không đúng là :
A. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin
B. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt
C. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl
D. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực .
Hỗn hợp E gồm tripeptit X và pentapeptit Y, đều được tạo thành từ amino axit no, mạch hở chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 0,1 mol E tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z, dung dịch Z tác dụng vừa đủ với 620 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy 13,15 gam E trong lượng O2 vừa đủ, lấy sản phẩm tạo thành sục vào dung dịch NaOH dư, thấy thoát ra 2,352 lít khí (ở đktc). Amino axit tạo thành X và Y là:
A. gly và val
B. gly
C. ala
D. gly và ala
Trùng ngưng hỗn hợp hai chất là glyxin và valin, số đipeptit mạch hở tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu?
A. 6.
B. 4
C. 2.
D. 8
Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 3,36
B. 2,76
C. 2,97
D. 3,12
Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5.
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là
A. Etylamin, amoniac, phenylamin
B. Phenylamin, etylamin, amoniac
C. Phenylamin, amoniac, etylamin
D. Etylamin, phenylamin, amoniac
Chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X (C5H8O2) có các tính chất sau:
(1) Tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na.
(2) Không tham gia được phản ứng tráng gương.
Số công thức cấu tạo của X trong trường hợp này là
A. 5.
B. 6.
C. 7
D. 8
Ancol X (MX= 76) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch hở (X và Y đều chỉ có một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 14,56 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 4. Mặt khác, 17,2 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8 gam NaOH trong dung dịch. Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số công thức cấu tạo của Z thỏa mãn là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Mô tả hiện tượng nào dưới đây là không chính xác ?
A. Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch lysin thấy dung dịch không đổi màu
B. Cho dung dịch NaOH và CuSO4 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím
C. Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ lạ
D. Cho vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng anilin thấy xuất hiện kết tủa trắng
Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A và B hơn kém nhau một nhóm -CH2- Cho 6,6 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 7,4 gam hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo chính xác của A và B là
A. CH3COOCH=CH2 và HCOOCH=CH2
B. CH3COOC2H5 và HCOOC2H5
C. HCOOCH3 và CH3COOCH3
D. CH3COOC2H5 và CH3COOCH3
Hợp chất hữu cơ X chỉ chứa một nhóm chức, có công thức phân tử C6H10O4. khi X tác dụng với NaOH được một muối và một ancol. Lấy muối thu được đem đốt cháy thì sản phẩm không có nước. công thức cấu tạo của X là :
A. C2H5OOC-COOC2H5
B. CH3OOC-COOC3H7.
C. CH3OOCCH2-CH2COOCH3
D. HOOC(C2H4)4COOH
Cho 1,38 gam X có công thức phân tử C2H6O5N2 (là muối của α-amino axit với HNO3) phản ứng với 150 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng cô cạn thu được m gam chất rắn Y. Giá trị m là:
A. 2,22 gam
B. 2,62 gam
C. 2,14 gam
D. 1,13 gam
Thủy phân hết m gam hỗn hợp X gồm một số este được tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được a gam muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy a gam hỗn hợp muối thu được hỗn hợp khí Y và 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y sinh ra qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 23 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 13,18 gam so với ban đầu. Đun b gam hỗn hợp ancol sinh ra với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 4,34 gam hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 11
B. 13
C. 10
D. 12
Đốt cháy hoàn toàn m gam gồm ba amin đồng đẳng bằng một lượng không khí (vừa đủ), thu được 17,6 gam CO2; 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc) (biết không khí có 20% oxi và 80% nitơ về thể tích). Giá trị m là
A. 9,0 gam
B. 9,5 gam
C. 9,2 gam
D. 11,0 gam
Cho các chất sau: Xenlulozơ, amilozơ, saccarozơ, amilopectin. Số chất chỉ được tạo nên từ các mắt xích α-glucozơ là
A. 4
B. 1
C. 5.
D. 2.
Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là :
A. metyl fomat
B. etyl axetat
C. metyl axetat
D. n-propyl axetat
Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác, 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 20,15
B. 31,30
C. 23,80.
D. 16,95
Số mắt xích glucozơ có trong 194,4 mg amilozơ là (cho biết số Avogađro = 6,02.1023) :
A. 7224.1017
B. 6501,6.1017
C. 1,3.10-3
D. 1,08.10-3
Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là
A. saccarozơ
B. glucozơ
C. xenlulozơ
D. tinh bột.
Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết a-1,4-glicozit.
(e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Khi nói về glucozơ, điều nào sau đây không đúng ?
A. Glucozơ tồn tại chủ yếu ở 2 dạng mạch vòng (α, β) và không thể chuyển hoá lẫn nhau
B. Glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử có cấu tạo của ancol đa chức và anđehit đơn chức
C. Glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng cho dung dịch màu xanh lam
D. Glucozơ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa trắng
Trong các chất: phenol, etyl axetat, ancol etylic, axit axetic; số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Cho sơ đồ điều chế ancol etylic từ tinh bột:
Tinh bột Ancol etylic
Lên men 3,24 kg tinh bột với hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 75% và 80%. Thể tích dung dịch ancol etylic 20o thu được là (biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml):
A. 3,45 lít
B. 19,17 lít
C. 6,90 lít
D. 9,58 lít
Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, saccarozơ, glyxylvalin (Gly-Val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
Chất dẻo PVC được điều chế theo sơ đồ sau :
CH4 A B PVC
Biết CH4 chiếm 95% thể tích khí thiên nhiên, vậy để điều chế một tấn PVC thì số m3 khí thiên nhiên (đktc) cần là :
A. 7225 m3
B. 6235 m3
C. 5883 m3
D. 4576 m3
Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ nilon-6,6
B. tơ tằm
C. tơ visco
D. tơ capron
Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là
A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH
B. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH
C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH
D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH
Một polime Y có cấu tạo như sau :
… –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– …
Công thức một mắt xích của polime Y là :
A. –CH2–CH2–CH2–CH2
B. –CH2–CH2–
C. –CH2–CH2–CH2–
D. –CH2– .
Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH).
B. Lysin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH)
C. Axit ađipic (HOOC-[CH2]4 -COOH).
D. Glyxin (H2N-CH2-COOH).
Cho 0,1 mol một este X vào 50 gam dung dịch NaOH 10% đun nóng đến khi phản ứng hoàn toàn (các chất bay hơi không đáng kể). Dung dịch thu được có khối lượng 58,6 gam. Cô cạn dung dịch thu được 10,4 gam chất rắn khan. CTCT của X là:
A. HCOOCH2-CH=CH2
B. CH2=CHCOOCH3
C. CH3COOCH3
D. HCOOCH=CH2
Cho 200 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 10 gam muối. Khối lượng mol phân tử của X là
A. 75
B. 103.
C. 125.
D. 89