Ôn luyện hóa hữu cơ 12 cực hay có lời giải (Đề số 12)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Este E được tạo bởi ancol metylic và α- amino axit X. Tỉ khối hơi của E so với H2 là 51,5. Amino axit X là:

A. Alanin

B. Axit glutamic

C. Axit α- aminocaproic

D. Glyxin

Câu 2:

Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1 : 3

B. Chất T không có đồng phân hình học

C. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2

D. Chất Z làm mất màu nước brom

Câu 3:

Hỗn hợp X gồm: metyl fomat, anđehit fomic, anđehit oxalic, axit axetic, etylen glicol, glixerol. Lấy 4,52 gam X đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm đi qua bình 1 đựng H2SO4 (đặc, dư), bình 2 đựng 600 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy bình 1 tăng 2,88 gam, bình 2 xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 19,70 gam

B. 15,76 gam

C. 17,73 gam

D. 23,64 gam

Câu 4:

Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác, đốt cháy 30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a : b gần nhất với

A. 0,730.

B. 0,810.

C. 0,756

D. 0,962

Câu 5:

X là este 2 chức có tỉ khối hơi so với H2 bằng 83. X phản ứng tối đa với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4 và nếu cho 1 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 cho tối đa 4 mol Ag. Số công thức cấu tạo thỏa mãn thỏa mãn điều kiện trên của X là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 6

Câu 6:

Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là

A. CH3OH

B. CH3COOH

C. HCOOCH3

D. CH2=CH-COOH

Câu 7:

Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (MX < MY < 74). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch NaOH sinh ra muối. Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị là

A. 1,533

B. 1,304

C. 1,403

D. 1,343

Câu 8:

Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi dứa chín, etyl isovalerat có mùi táo,…Este có mùi chuối chín có công thức cấu tạo thu gọn là:

A. CH3COOCH(CH3)CH2CH2CH3

B. CH3COOCH2CH(CH3)CH2CH3

C. CH3COOCH2CH(CH3)2

D. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2

Câu 9:

Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

B. dung dịch NaCl

C. dung dịch HCl

D. dung dịch NaOH

Câu 10:

Hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin, propylamin có tổng khối lượng 21,6 gam và tỉ lệ về số mol tương ứng là 1 : 2 : 1. Cho hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối ?

A. 36,2 gam

B. 43,5 gam.

C. 40,58 gam

D. 39,12 gam

Câu 11:

Protein A có khối lượng phân tử là 50000 đvc. Thủy phân 100 gam A thu được 33,998 gam alanin. Số mắt xích alanin trong phân tử A là

A. 382

B. 191

C. 208.

D. 562

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là đúng (biết các amino axit tạo peptit là no, phân tử có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) ?

A. Phân tử peptit mạch hở có số liên kết peptit bao giờ cũng nhiều hơn số gốc α-amino axit

B. Phân tử peptit mạch hở tạo bởi n gốc α-amino axit có chứa (n - 1) liên kết peptit

C. Các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành phức chất có màu tím đặc trưng

D. Phân tử tripeptit có ba liên kết peptit

Câu 13:

Chất nào sau đây không tham gia phản ứng cộng với H2 (xúc tác Ni, to)?

A. C2H2O2

B. CH2O

C. C2H2O4

D. C3H4O2

Câu 14:

 

Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng từ ánh sáng mặt trời :

6CO2 + 6H2O + 673 kcal   clorphinánh sáng  C6H12O6   +  6O2

Cứ trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Thời gian để một cây có 1000 lá xanh (diện tích mỗi lá 10 cm2) sản sinh được 18 gam glucozơ là :

 

A. 2 giờ 14 phút 36 giây

B. 4 giờ 29 phút 12 giây.

C. 2 giờ 30 phút 15 giây

D. 5 giờ 00 phút 00 giây.

Câu 15:

Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?

A. CH3COO–[CH2]2–OOCCH2CH3

B. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat)

C. CH3OOC–COOCH3

D. CH3COOC6H5 (phenyl axetat).

Câu 16:

Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức A và B (chứa C, H, O và đều có phân tử khối lớn hơn 50). Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm là dung dịch Y chỉ chứa hai muối, trong đó có một muối chứa 19,83% natri về khối lượng. Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem thực hiện phản ứng tráng bạc, thu được tối đa 16,2 gam Ag. Phần 2 đem cô cạn rồi đốt cháy hoàn toàn thu được CO2, H2O và 10,6 gam Na2CO3. Giá trị m là

A. 13,85

B. 30,40.

C. 41,80

D. 27,70

Câu 17:

Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh ?

A. Anilin

B. Glyxin

C. Alanin

D. Metylamin

Câu 18:

Hỗn hợp X gồm (CH3COO)3C3H5, CH3COOCH2CH(OOCCH3)CH2OH, CH3COOH, CH3COOCH2CHOHCH2OH và CH2OHCHOHCH2OH trong đó CH3COOH chiếm 10% tổng số mol hỗn hợp. Đun nóng m gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 20,5 gam natri axetat và 0,604m gam glixerol. Để đốt cháy m gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V gần nhất

A. 25,5.

B. 24,6

C. 25,3.

D. 24,9.

Câu 19:

Dãy nào sau đây sắp xếp các chất theo trật tự tăng dần nhiệt độ sôi?

A. CH3COOCH3 < HCOOCH3 < C3H7OH< CH3COOH < C2H5COOH

B. HCOOCH3 < CH3COOCH3 < C3H7OH < CH3COOH < C2H5COOH

C. HCOOCH3 < CH3COOCH3 < C3H5OH < C2H5COOH < CH3COOH

D. C2H5COOH < CH3COOH < C3H7OH < CH3COOCH3 < HCOOCH3

Câu 20:

Cho các loại hợp chất: amino axit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của amino axit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là :

A. Y, Z, T.

B. X, Y, Z

C. X, Y, T

D. X, Y, Z, T

Câu 21:

Hỗn hợp M gồm một peptit mch h X và một peptit mch h Y (mỗi peptit được cấu tạo từ một loại α-amino axit, tổng số nhóm –CO–NH– trong 2 phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. Giá trị của m là:

A. 110,28

B. 109,5

C. 116,28

D. 104,28

Câu 22:

Để nhận biết Gly-Ala và Gly-Gly-Gly-Ala trong hai lọ riêng biệt, thuốc thử cần dùng là:

A. HCl.

B. NaOH

C. Cu(OH)2.

D. NaCl

Câu 23:

Hỗn hợp X gồm các chất có công thức phân tử là C2H7O3NC2H10O3N2. Khi cho các chất trong X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ đều có khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 18,85 gam

B. 17,25 gam

C. 16,6 gam

D. 16,9 gam

Câu 24:

Hai chất X và Y cùng có công thức phân tử C9H8O2, cùng là dẫn xuất của bezen, đều làm mất màu nước Br2. X tác dụng với dung dịch NaOH cho 1 muối và 1 anđehit, Y tác dụng với dung dịch NaOH cho 2 muối và nước. Các muối sinh ra đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. X và Y tương ứng là:

A. C6H5COOC2H3, C2H3COOC6H5.

B. C2H3COOC6H5, HCOOC6H4C2H3.

C. HCOOC2H2C6H5, HCOOC6H4C2H3

D. C6H5COOC2H3, HCOOC6H4C2H3

Câu 25:

Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là :

A. 85

B. 46

C. 68

D. 45.

Câu 26:

Chất nào sau đây khi thủy phân tạo các chất đều có phản ứng tráng gương?

A. CH3COOCH3

B. HCOOCH=CH2

C. HCOOCH3

D. CH3COOCH=CH2

Câu 27:

Đốt cháy hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic đơn chức X, Y và một este đơn chức Z, thu được 0,75 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Mặt khác, cho 24,6 gam hỗn hợp M trên tác dụng hết với 160 gam dung dịch NaOH 10%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch N. Cô cạn toàn bộ dung dịch N, thu được m gam chất rắn khan; CH3OH và 146,7 gam H2O. Coi H2O bay hơi không đáng kể trong phản ứng của M với dung dịch NaOH. Giá trị của m là

A. 36,3

B. 28,1

C. 31,5.

D. 33,1.

Câu 28:

Thủy phân không hoàn toàn heptapeptit mạch hở Val–Ala–Val–Gly–Ala–Val–Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripeptit mạch hở chứa Val ?

A. 4

B. 6

C. 5

D. 3

Câu 29:

Xà phòng hoá 22,2 gam hỗn hợp gồm 2 este đồng phân, cần dùng 12 gam NaOH, thu 20,492 gam muối khan (hao hụt 6%). Trong X chắc chắn có một este với công thức và số mol tương ứng là :

A. HCOOC2H5 0,2 mol

B. CH3COOC2H0,15 mol.

C. CH3COOCH3 0,2 mol

D. HCOOC2H5 0,15 mol

Câu 30:

Cho sơ đồ chuyển hóa:

 Triolein +H2dư Ni,tX+NaOH dư, t Y +HCl Z.

Tên của Z là

A. axit oleic.

B. axit stearic

C. axit linoleic

D. axit panmitic

Câu 31:

Cho 0,3 mol hỗn hợp axit glutamic và glyxin vào dung dịch 400 ml HCl 1M, thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ 800 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là :

A. 61,9 gam

B. 55,2 gam

C. 31,8 gam.

D. 28,8 gam

Câu 32:

Chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất). Cho 2,76 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô thì thu được hơi nước, phần chất rắn chứa hai muối của natri có khối lượng 4,44 gam. Đốt cháy hoàn toàn 4,44 gam hỗn hợp  hai muối này trong oxi thì thu được 3,18 gam Na2CO3; 2,464 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam nước. Phần trăm khối lượng của nguyên tố O trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 30%.

B. 40%.

C. 45%.

D. 35%.

Câu 33:

Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly thu được a gam Ala; 37,5 gam Gly và 35,1 gam Val. Giá trị của m, x lần lượt là

A. 92,1 và 26,7

B. 84,9 và 26,7

C. 90,3 và 30,9

D. 99,3 và 30,9

Câu 34:

 

Trong các phát biểu sau:

(1) Xenlulozơ tan được trong nước.

(2) Xenlulozơ tan trong benzen và ete.

(3) Xenlulozơ tan trong dung dịch axit sunfuric nóng.

(4) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế thuốc nổ.

(5) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế tơ axetat, tơ visco.

(6) Xenlulozơ trinitrat dùng để sản xuất tơ sợi.

Số phát biểu đúng là

 

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 35:

Trong các chất : etilen, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete, số chất có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 5

B. 4.

C. 6

D. 3.

Câu 36:

Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp nhau (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,225 mol O2, thu được H2O, N2 và 0,12 mol CO2. Công thức phân tử của Y là

A. C3H9N

B. C2H7N

C. C4H11N

D. CH5N

Câu 37:

Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên và thuỷ tinh hữu cơ plexiglat là 36720 và 47300 (đvC). Số mắt xích trung bình trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên là

A. 540 và 550

B. 540 và 473

B. 540 và 473

D. 680 và 550

Câu 38:

Cho dãy các chất tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là

A. 3

B. 1

C. 4

D. 4

Câu 39:

Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C6H12O6 :

Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên ?

A. Xác định sự có mặt của C

B. Xác định sự có mặt của C và H

C. Xác định sự có mặt của H

D. Xác định sự có mặt của O

Câu 40:

Khi nói về glucozơ, điều nào sau đây không đúng ?

A. Glucozơ tồn tại chủ yếu ở 2 dạng mạch vòng (α, β) và không thể chuyển hoá lẫn nhau

B. Glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử có cấu tạo của ancol đa chức và anđehit đơn chức

C. Glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng cho dung dịch màu xanh lam

D. Glucozơ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa trắng

Câu 41:

Thuỷ phân phenyl axetat trong dung dịch NaOH dư thu được các sản phẩm hữu cơ là

A. natri axetat và phenol

B. axit axetic và natri phenolat

C. axit axetic và phenol

D. natri axetat và natri phenolat

Câu 42:

Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3  trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 10,8

B. 21,6

C. 32,4

D. 16,2.

Câu 43:

Trong các chất: HOOCCH2CH(NH2)COOH, m-HOC6H4OH, p-CH3COOC6H4OH, CH3CH2COOH, (CH3NH3)2CO3, ClH3NCH(CH3)COOH. Có bao nhiêu chất mà 1 mol chất đó phản ứng được tối đa với 2 mol NaOH?

A. 3

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 44:

Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4  C2H2 C2H3Cl  PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%).

A. 224,0

B. 286,7.

C. 358,4

D. 448,0

Câu 45:

Dãy nào sau đây gồm các polime dùng làm chất dẻo?

A. polietilen; poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat).

B. nilon-6; xenlulozơ triaxetat; poli(phenol-fomanđehit).

C. polibuta-1,3-đien; poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat).

D. poli stiren; nilon-6,6; polietilen

Câu 46:

Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Tơ nitron

B. Tơ xenlulozơ axetat

C. Tơ visco

D. Tơ nilon-6,6

Câu 47:

Polime có công thức cấu tạo thu gọn

được tạo thành bằng phản ứng đồng trùng hợp của monome nào sau đây?

A. CH2=CHCl và CH2=C(CH3)-CH=CH2

B. CH2=CHCl , CH2=CH-CH3 và CH2=CH2

C. CH2=CH-CH3 và CH2=CH-CH2=CHCl

D. CH2=C(CH3)-CH=CH-CH2-CH2Cl

Câu 48:

Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc 1?

A. Trimetylamin

B. Phenylamin

C. Đimetylamin

D. Etylmetylamin

Câu 49:

Thủy phân hoàn toàn 9,46 gam một este X trong NaOH dư, thu được 10,34 gam muối. Mặt khác, cũng 9,46 gam X có thể làm mất màu vừa hết 88 gam dung dịch Br2 20%. Biết rằng trong phân tử X có chứa hai liên kết π. Tên gọi của X là

A. vinyl propionat

B. metyl ađipat

C. metyl acrylat.

D. vinyl axetat

Câu 50:

Cho 7,5 gam H2NCH2COOH tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là

A. 50

B. 200

C. 100

D. 150