Ôn luyện hóa hữu cơ 12 cực hay có lời giải (Đề số 15)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là

A. CH3COOCH3

B. CH3COOH

C. CH3NH2

D. CH3OH

Câu 2:

Hợp chất A (chứa C, H, O) có tỉ khối hơi so với metan là 8,25, thuộc loại hợp chất đa chức khi phản ứng với NaOH tạo ra muối và ancol. Số lượng hợp chất thỏa mãn tính chất của X là

A. 3 chất

B. 5 chất

C. 4 chất

D. 2 chất.

Câu 3:

Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2  (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là:

A. C2H4O2  và C5H10O2

B. C3H4O2  và C4H6O2.

C. C3H6O2  và C4H8O2

D. C2H4O2  và C3H6O2.

Câu 4:

Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm propilen và 2 amin no mạch hở đồng đẳng kế tiếp trong oxi dư thu được 16,8 lít CO2, 2,016 lít N2 (đktc) và 16,74 gam H2O. Khối lượng của amin có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn là

A. 1,35 gam

B. 2,16 gam

C. 1,8 gam

D. 2,76 gam

Câu 5:

Hỗn hợp Z gồm 2 este X và Y tạo bởi cùng 1 ancol và 2 axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít O2 (đktc), thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Giá trị của m là:

A. 13,2

B. 12,1.

C. 6,7

D. 5,6.

Câu 6:

Một loại polime rất bền với nhiệt và axit, được tráng lên "chảo chống dính" là polime có tên gọi nào sau đây?

A. Plexiglas – poli(metyl metacrylat).

B. Poli(phenol – fomanđehit) (PPF).

C. Teflon – poli(tetrafloetilen).

D. Poli(vinyl clorua) (nhựa PVC)

Câu 7:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm các chất : metan, metanol, anđehit axetic và metyl fomat. Hấp thụ sản phẩm cháy vào bình chứa 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch có chứa 8,48 gam Na2CO3 và b gam NaHCO3. Xác định khối lượng bình tăng lên.

A. 8,88 gam

B. 7,89 gam

C. 8,46 gam

D. 8,24 gam

Câu 8:

Hợp chất X có công thức cấu tạo như sau: CH3COOCH3. Tên gọi đúng của X là

A. axeton

B. đimetyl axetat

C. etyl axetat

D. metyl axetat

Câu 9:

Cho các dung dịch : C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là :

A. 3.

B. 2.

C. 4

D. 5

Câu 10:

Cho 6,000 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là

A. 10,840 gam

B. 10,595 gam

C. 10,867 gam

D. 9,000 gam

Câu 11:

Cho 17,7 gam một ankyl amin tác dụng với dung dịch FeCl3 dư, thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức của ankyl amin là:

A. C3H9N

B. C2H5NH2

C. C4H9NH2

D. CH3NH2

Câu 12:

Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết :

X + NaOH   ®  Y + CH4O

Y + HCl (dư) ®  Z + NaCl

Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là :

A. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

B. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.

C. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH

Câu 13:

Cho các este: vinyl axetat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat, vinyl benzoat. Số este có thể  điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là

A. 5

B. 4.

C. 3

D. 2.

Câu 14:

Hỗn hợp X gồm ancol propylic, ancol metylic, etylen glicol và sobitol. Khi cho m gam X tác dụng với Na dư thì thu được 5,6 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy m gam X cần vừa đủ 25,76 lít khí O2 (ở đktc), sau phản ứng thu được 21,6 gam H2O. Phần trăm khối lượng của ancol propylic có trong hỗn hợp X là:

A. 70%

B. 45%.

C. 67,5%.

D. 30%.

Câu 15:

Một hỗn hợp gồm 2 este đều đơn chức. Lấy hai este này phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng thì thu được một anđehit no mạch hở và 2 muối hữu cơ, trong đó có 1 muối có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của 2 este có thể là

A. HCOOCH=CHCH3; HCOOC6H5

B. CH3COOCH=CH2; CH3COOC6H

C. HCOOC2H5; CH3COOC6H5

D. HCOOC2H5; CH3COOC2H5

Câu 16:

X là este đơn chức; Y là este hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy 21,2 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,52. Mặt khác, đun nóng 21,2 gam E cần dùng 240 ml dung dịch KOH 1M thu được một muối duy nhất và hỗn hợp F chứa 2 ancol đều no. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,48 gam. Số nguyên tử H (hiđro) có trong este Y là:

A. 14.

B. 12.

C. 10.

D. 8

Câu 17:

Chất có phần trăm khối lượng nitơ cao nhất là:

A. Lysin

B. Val-Ala.

C. Glyl-Ala

D. Gly-gly

Câu 18:

Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp X gồm metyl acrylat, etylen glicol, axetanđehit và ancol metylic cần dùng a mol O2. Sản phẩm cháy dẫn qua 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào phần nước lọc thì thu được thêm 53,46 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là bao nhiêu ?

A. 0,375

B. 0,215.

C. 0,625

D. 0,455

Câu 19:

Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất trên?

A. 2.

B. 3.

C. 4

D. 1.

Câu 20:

Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 5

B. 3

C. 4.

D. 6

Câu 21:

Đun nóng 0,045 mol hỗn hợp E chứa hai peptit X, Y (có số liên kết peptit hơn kém nhau 1) cần vừa đủ 120 ml KOH 1M, thu được hỗn hợp Z chứa 3 muối của Gly, Ala, Val trong đó muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,68 gam E cần dùng 14,364 lít khí O2 (đktc), thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 31,68 gam. Phần trăm khối lượng muối của Ala trong Z gần nhất với:

A. 60%  

B. 50%

C. 55%

D. 45%

Câu 22:

Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các a-amino axit còn thu được các đipeptit là Gly-Ala, Phe-Val, Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là của X?

A. Gly-Ala-Val-Phe

B. Ala-Val-Phe-Gly

C. Val-Phe-Gly-Ala.

D. Gly-Ala-Phe-Val

Câu 23:

Hơp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H10N4O6. Cho 18,6 gam X tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được hơi có chứa một chất hữu cơ duy nhất làm xanh giấy quỳ ẩm và đồng thời thu được a gam chất rắn. Giá trị a là

A. 15 gam

B. 19 gam.

C. 21 gam

D. 17 gam

Câu 24:

Este X có các đặc điểm sau :

- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;

- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).

Phát biểu không đúng là :

A. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken

B. Chất X thuộc loại este no, đơn chức

C. Chất Y tan vô hạn trong nước

D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O

Câu 25:

Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z ; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là

A. CH3OH và CH3NH2

B. CH3NH2 và NH3

C. C2H5OH và N2

D. CH3OH và NH3

Câu 26:

Công thức phân tử tổng quát của este tạo bởi ancol no, đơn chức, mạch hở và axit cacboxylic không no, có một liên kết đôi C=C, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO2

B. CnH2n-2O2

C. CnH2n+1O2

D. CnH2n+2O2

Câu 27:

Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, tỉ lệ mol 1 : 3. Đốt cháy hoàn toàn 36,4 gam X, dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 170 gam kết tủa, khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 66,4 gam. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 36,4 gam X trong dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức và 34 gam hỗn hợp hai muối cacboxylat. Hai este trong X là:

A. CH2=CHCH2COOCH3­ và C2H5COOCH3

B. CH2=CHCH2COOCH3­ và C2H5COOCH3

C. CH2=C(CH3)COOC2H5 và CH3COOC2H5

D. CH2=CHCOOC2H5­ và CH3COOC2H5

Câu 28:

Cho các phát biểu sau:

(1) Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol.

(2) Phenol tham gia phản ứng thế dễ hơn benzen.

(3) Saccarozơ không tác dụng với H2 (Ni, to).

(4) Để phân biết glucozơ và fructozơ, ta dùng dung dịch AgNO3/NH3.

(5) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

(6) Đề phân biệt anilin và ancol etylic, ta có thể dùng dung dịch NaOH.

(7) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

(8) Các amin lỏng đều khó bay hơi nên không có mùi.

(9) Các amin thơm thường có mùi thơm dễ chịu.

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 7

C. 6

D. 4

Câu 29:

Hiđro hoá hoàn toàn m gam trioleoylglixerol (triolein) thì thu được 89 gam tristearoylglixerol (tristearin). Giá trị m là

A. 88,4 gam

B. 78,8 gam

C. 87,2 gam

D. 88,8 gam

Câu 30:

Thuỷ phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là

A. metyl axetat

B. vinyl axetat

C. metyl propionat

D. etyl axetat

Câu 31:

Khi đốt cháy 0,1 mol oligopeptit X tạo nên từ amino axit có công thức phân tử C2H5NO2 thu được 12,6 gam nước. X là

A. pentapeptit

B. tetrapeptit

C. tripeptit

D. đipeptit

Câu 32:

X là axit cacboxylic đơn chức; Y là este của một ancol đơn chức với một axit cacboxylic hai chức. Cho m gam hỗn hợp M gồm X, Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch được ancol Z và rắn khan T trong đó có chứa 28,38 gam hỗn hợp muối. Cho hơi ancol Z qua ống đựng lượng dư CuO nung nóng, thu được hỗn hợp hơi W gồm anđehit và hơi nước. Dẫn hơi W qua bình đựng lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 95,04 gam Ag. Mặt khác, nung rắn khan T với CaO được 4,928 lít (đktc) một ankan duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là

A. 29,38

B. 26,92.

C. 24,20

D. 20,24.

Câu 33:

Hợp chất hữu cơ X có công thức C2H8N2O4. Khi cho 12,4 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được 4,48 lít (đktc) khí X làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 17,2

B. 13,4

C. 16,2

D. 17,4

Câu 34:

n trong nước và đều có các nhóm -OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là

A. 5

B. 4.

C. 2.

D. 3

Câu 35:

Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C9H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. C2H5COOC6H5

B. CH3COOCH2C6H5

C. HCOOC6H4C2H5

D. C6H5COOC2H5

Câu 36:

Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm peptit X và peptit Y (được trộn theo tỉ lệ mol 4:1) thu được 30 gam glyxin; 71,2 gam alanin và 70,2 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit có trong 2 phân tử X và Y là 7. Giá trị nhỏ nhất của m có thể là:

A. 145.

B. 139.

C. 151,6.

D. 155

Câu 37:

Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 đvC. Số mắt xích trung bình trong phân tử của loại tơ này gần nhất là:

A. 145

B. 133.

C. 118

D. 113

Câu 38:

Cacbohiđrat ở dạng polime là

A. glucozơ

B. xenlulozơ

C. fructozơ

D. saccarozơ

Câu 39:

Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl?

A. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic

B. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan

C. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)

D. Thực hiện phản ứng tráng bạc

Câu 40:

Giữa Saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là:

A. Ðều được lấy từ củ cải đường

B. Ðều bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 (to).

C. Ðều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam

D. Ðều có trong biệt dược “huyết thanh ngọt”

Câu 41:

Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là

A. CH3OH và C6H5ONa

B. CH3COOH và C6H5OH

C. CH3COONa và C6H5ONa

D. CH3COOH và C6H5ONa

Câu 42:

Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

A. 20,0

B. 13,5

C. 15,0

D. 30,0

Câu 43:

Cho các phát biểu sau:

(1) Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được muối và ancol.

(2) Saccarozơ không tác dụng với H2 (Ni, to).

(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

(4) Để phân biệt anilin và phenol, ta có thể dùng dung dịch brom.

(5) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

(6) Tơ nilon-6 có thể điều chế bằng phường pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng.

Số phát biểu đúng là:

A. 5

B. 3

C. 6

D. 4

Câu 44:

Nếu đốt cháy hết m kg PE cần 6720 lít oxi (đktc). Giá trị m và hệ số trùng hợp polime lần lượt là:

A. 4,2 kg; 200

B. 5,6 kg; 100

C. 8,4 kg; 50

D. 2,8 kg; 100

Câu 45:

Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là

A. poliacrilonitrin

B. poli(metyl metacrylat)

C. poli(vinyl clorua).

D. polietilen

Câu 46:

Hãy cho biết loại polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. cao su lưu hóa

B. poli (metyl metacrylat)

C. xenlulozơ

D. amilopectin

Câu 47:

Cho sơ đồ sau : 

Công thức cấu tạo của X là

 

                     

A. CH=CH2COOCH=CH2

B. CH2=C(CH3)COOC2H5.

C. C6H5COOC2H5

D. C2H3COOC­3H7

Câu 48:

Chất nào sau đây là amin no, đơn chứa, mạch hở?

A. CH3N

B. CH5N

C. C2H5N

D. CH4N

Câu 49:

Cho 5,1 gam Y (C, H, O) tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 4,80 gam muối và 1 ancol. Công thức cấu tạo của Y là

A. C2H5COOC2H5

B. C3H7COOC2H5

C. HCOOCH3

D. C3H7COOCH3

Câu 50:

Hợp chất A có công thức phân tử C3H9NO2. Cho 8,19 gam A tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và khí Y có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch X được 9,38 gam chất rắn khan (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi). Công thức cấu tạo thu gọn của A là

A. CH3CH2COOH3NCH3

B. CH3COOH3NCH3

C. CH3CH2COONH4

D. HCOOH3NCH2CH3