Ôn tập chương 4 có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên

B. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome

C. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp

D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc phản ứng trùng ngưng

Câu 2:

Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng chất nào sau đây?

Câu 3:

Nilon–6,6 là một loại

A. tơ poliamit

B. tơ visco

C. tơ polieste

D. tơ axetat

Câu 4:

Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ

A. Nilon-6,6

B. Polietilen

C. Poli (vinyl clorua)

D. Polibutađien

Câu 5:

Poliacrilonitrin có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là

A. C, H, O

B. C, H, Cl

C. C, H, N

D. C, N, O

Câu 6:

Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

Câu 7:

Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng với axit terephtalic với chất nào sau đây

A. Etylen glicol

B. Etilen

C. Glixerol

D. Ancol etylic

Câu 8:

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2

B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2

C. CH2=CH-CH=CH2, lưu hunh

D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2

Câu 9:

Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en

B. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen

C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en

D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua

Câu 10:

Cho các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon -7; (4) poli(etylenterephtalat); (5) nilon -6,6; (6) poli(vinyl axetat). Các polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

A. (1), (3), (6)

B. (3), (5)

C. (1), (3), (5)

D. (3), (4), (5)

Câu 11:

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

A. poli(metyl metacrylat)

B. poli(etylen terephtalat)

C. polistiren

D. poliacrilonitrin

Câu 12:

Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

A. Tơ visco

B. Tơ nitron

Tơ nilon – 6,6

Tơ xenlulozơ axetat

Câu 13:

Cho các polime sau: nilon 6-6; poli (vinyl clorua); poli (metyl metacrylat); teflon; tơ lapsan; polietilen; polibutadien. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

A. 2

B. 7

C. 5

D. 3

Câu 14:

Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 15:

Tơ nào sau đây thuộc tơ tổng hợp?Tơ nào sau đây thuộc tơ tổng hợp?

A. Tơ xenlulozơ

B. tơ visco

C. tơ olon

Dtơ tằm

Câu 16:

Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ trinitrat, nilon – 6,6. Số polime tổng hợp là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Tơ visco là tơ tổng hợp

B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N

C. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit)

D. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng

Câu 18:

Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là

A. PE

B. amilopectin

C. PVC

D. nhựa bakelit

Câu 19:

Các chất đều không bị thuỷ phân trong dd H2SO4 loãng nóng là

A. tơ capron; nilon-6,6; polietilen

B. poli(vinyl axetat); polietilen; cao su buna

C. nilon-6,6; poli(etylen-terephtalat); polistiren

D. polietilen; cao su buna; polistiren

Câu 20:

Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất

A. nhựa poli(vinyl clorua), nhựa novolac và chất diệt cỏ 2,4-D

B. nhựa rezol, nhựa rezit và thuốc trừ sâu 666

C. poli(phenol-fomanđehit), chất diệt cỏ 2,4-D và axit picric

D. nhựa rezit, chất diệt cỏ 2,4-D và thuốc nổ TNT

Câu 21:

Cho sơ đồ phản ứng

X và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polime nào sau đây

A. Tơ olon và cao su buna-N

B. Tơ nilon-6,6 và cao su cloropren

C. Tơ nitron và cao su buna-S

D. Tơ capron và cao su buna

Câu 22:

Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A. Tơ nitron

B. Tơ visco

C. Tơ xenlulozơ axetat

D. Tơ nilon-6,6

Câu 23:

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. tơ lapsan

B. tơ axetat

C. tơ capron

D. tơ nitrin

Câu 24:

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

A. Poli (vinyl clorua).

B. Nilon -6,6

C. Poli (etylen terephtalat).

D. Polisaccarit

Câu 25:

Có các polime sau đây: PVA, PP, PE, PS, PPF, PVC, nilon-7, PMM, cao su buna, tơ visco, tơ lapsan. Có bao nhiêu polime trong số trên có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A. 5

B. 8

C. 6

D. 7

Câu 26:

Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên

B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp

C. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng

D. Tơ nilon–6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic

Câu 27:

Cho các phát biểu sau

(1) Khi đun nóng H2N-CH2-COOH có xúc tác thích hợp thì thu được hỗn hợp các peptit

(2) Tristearin có công thức phân tử là C17H35COOH

(3) Sobitol là hợp chất hữu cơ tạp chức

(4) Tơ hóa học gồm tơ nhân tạo và tơ tổng hợp

(5) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Câu 28:

Cho các phát biểu sau

(1) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

(2) Tất cả các polime tổng hợp đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

(3) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp

(4) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bên thành sợi "len” đan áo rét

(5) Tơ olon, tơ capron, to enang đều điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

(6) Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên

Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 5

C. 3

D. 2

Câu 29:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

B. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

C. Trùng hợp axit ε-amino caproic thu được policaproamit

D. Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

Câu 30:

Cho các phát biểu sau: Các polime đều có nhiệt độ nóng chảy xác định (1); đa số polime không tan trong các dung môi thông thường (2); cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi (3); tơ poliamit bền trong môi trường axit và môi trường kiềm (4); tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ hóa học (5). Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 31:

Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là

A. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6

B. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron

C. sợi bông và tơ visco

D. tơ visco và tơ nilon-6

Câu 32:

Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

A. 1,80

B. 2,00

C. 0,80

D. 1,25

Câu 33:

Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là

A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Câu 34:

Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

A. 113 và 152

B. 121 và 114

C. 121 và 152

D. 113 và 114

Câu 35:

Polime được sử dụng để sản xuất

A. gas, xăng, dầu, nhiên liệu

B. dung môi hữu cơ, thuốc nổ, chất kích thích tăng trưởng thực vật

C. chất dẻo, cao su, tơ sợi, keo dán

D. phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật

Câu 36:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau

- Bước 1: Cho vào ống nghiệm số 01 một mẩu ống nhựa dẫn nước PVC.

- Bước 2: Thêm 2ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm 01. Đun ống nghiệm đến sôi, để nguội. Gạn lớp nước sang ống nghiệm 02 riêng rẽ

- Bước 3: Axit hóa ống nghiệm số 02 bằng dung dịch HNO3 20% rồi nhỏ thêm vào dung dịch thu được vài giọt dung dịch AgNO3 1%

Nhận xét đúng là

A. Khi thí nghiệm kết thúc dung dịch chuyển sang màu tím

B. Dung dịch thu được khi kết thúc bước 2 có màu xanh lam

C. Không thấy xuất hiện hiện tượng gì

D. Sau khi bước 3 kết thúc thấy có xuất hiện kết tủa trắng