PHÂN DẠNG CÂU HỎI TỔNG HỢP KIẾN THỨC (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tiến hành các thí nghiệm sau :

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(b) Dẫn khí H2 dư qua bột MgO nung nóng.

(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư.

(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4.

(e) Nhiệt phân Hg(NO3)2.

(g) Đốt Ag2S trong không khí

Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là :

A. 2

B. 5.

C. 3.  

D. 4.

Câu 2:

Tiến hành các thí nghiệm sau :

(a) Cho NH4Cl tác dụng với NaOH.

(b) Cho NH3 tác dụng với O2 dư ở nhiệt độ cao.

(c) Nhiệt phân Cu(NO3)2.

(d) Cho HCl tác dụng với dung dịch KMnO4.

(e) Sục khí CO2 qua nước vôi trong dư.

(f) Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ.

(g) Dẫn khí CO dư qua bột MgO nung nóng

Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được đơn chất là ?

A. 5

B. 6

C. 4

D. 7

Câu 3:

Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thích hợp :

(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

(b) Sục khí F2 vào nước.

(c) Cho KMnO4 vào dung dịch NaOH đặc.

(d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.

(e) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc.

(g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4.

Số thí nghiệm sinh ra đơn chất là ?

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 6

Câu 4:

Cho các phản ứng: (1) dung dịch FeCl3 + Cu; (2) Hg + S;  (3) F2 + H2O;  (4) MnO2 + HCl đặc; (5) K + H2O; (6) H2S + O2 dư (to); (7) SO2 + dung dịch Br2; (8) Mg + dung dịch HCl.

Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo đơn chất là:

A. 5

B. 3

C. 6

D. 4

Câu 5:

Trong các thí nghiệm sau:

(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.

(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.

(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.

(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.

(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.

(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

A. 4

B. 6

C. 3

D. 5

Câu 6:

Cho các phản ứng sau?

(a) C + H2O (hơi)  t 

(b) Si + dung dịch NaOH  

(c) FeO + CO  t

(d) O3 + Ag

(e) Hg(NO3)2  t

(f) KMnO4  t

(g) F2 + H2O  t

(h) H2S + SO2

Số phản ứng sinh ra đơn chất là

A. 7

B. 5

C. 8

D. 6

Câu 7:

Tiến hành các thí nghiệm sau :

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch CuSO4 dư.

(c) Dẫn khí CO dư qua bột CuO nung nóng.

(d) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 dư.

(e) Nung hỗn hợp Cu(OH)2 và (NH4)2CO3.

(g) Đốt FeS2 trong không khí.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là 

A. 4

B. 5

C. 3

D. 2

Câu 8:

Trường hợp nào dưới đây không thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?

A. Sục CO2 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2

B. Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2

C. Cho kim loại Cu vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3

D. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH

Câu 9:

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CrCl3, AlCl3, MgSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 1

B. 2

C. 3.

D. 4

Câu 10:

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, AlCl3, FeSO4, BaCl2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là :

A. 5

B. 3.

C. 2

D. 4.

Câu 11:

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các dung dịch : HCl; HF; Na3PO4; Fe(NO3)2; FeCl2. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, số trường hợp có tạo kết tủa là :

A. 3

B. 5

C. 2

D. 4

Câu 12:

Có các thí nghiệm sau

(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.

(b) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(c) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(d) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeCl3.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là 

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 13:

Cho các thí nghiệm sau :

(1) Đun nóng nước cứng tạm thời.

(2) Cho phèn chua vào dung dịch Ba(OH)2 dư.

(3) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.

(4) Cho khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

(5) Cho khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

Số thí nghiệm thu được kết tủa là? 

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 14:

Thực hiện các phản ứng hóa học sau :

(a) Đun nóng dung dịch hỗn hợp stiren và thuốc tím.

(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2.

(c) Cho khí hidroclorua vào dung dịch natri silicat.

(d) Sục khí CO2 dư vào dung dịch kali aluminat.

(e) Sục khí H2S dư vào dung dịch muối sắt(II) sunfat.

Số trường hợp thí nghiệm thu được kết tủa khi kết thúc phản ứng là :

A. 5.

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 15:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.  

(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

(c) Cho dung dịch NaF vào dung dịch AgNO3.     

(d) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

(e) Cho hỗn hợp Al4C3 và CaC2 (tỉ lệ mol 1: 2) vào nước dư. 

(g) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là 

A. 3

B. 6.

C. 5.

D. 4.

Câu 16:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3.

(2) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] hoặc NaAlO2.

(3) Cho dung dịch NaF vào dung dịch AgNO3.

(4) Sục khí NH3 dư vào dung dịch FeCl2.

(5) Cho Na2SiO3 vào dung dịch HCl.   

(6) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

 Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là 

A. 5

B. 4

C. 3

D. 6

Câu 17:

Có các dung dịch riêng biệt sau: NaCl, AgNO3, Pb(NO3)2, NH4NO3, ZnCl2, CaCl2, CuSO4, FeCl2, FeCl3, AlCl3. Cho dung dịch Na2S vào các dung dịch trên, số trường hợp sinh ra kết tủa là

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8.

Câu 18:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí H2S vào dung dịch ZnSO4.

(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.

(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3.

(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2.

(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:

A. 3.

B. 6

C. 4.

D. 5.

Câu 19:

Tiến hành các thí nghiệm sau :

(1) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AgNO3.

(2) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

(3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.

(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

(5) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch  AlCl3.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp tạo thành kết tủa là :

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 20:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng.

(b) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.

(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

(d) Dẫn khí etilen qua dung dịch KMnO4.

(e) Cho Al4C3 vào dung dịch NaOH dư.

Sau khi thí nghiệm kết thúc, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 2

B. 4

C. 3.

D. 5

Câu 21:

Cho các thí nghiệm sau :

(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch natri aluminat.          

(b) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2.           

(c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch natri aluminat.          

(d) Dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.                               

(e) Dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.                      

(g) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.

(h) Cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

(i) Sục CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(k) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 dư.

(l) Sục khí H2S vào dung dịch AgNO3.

Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là :

A. 5.

B. 7.

C. 8.  

D. 6

Câu 22:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.

(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư.

(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là 

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 23:

Cho các cặp dung dịch loãng:

(1) NaAlO2 dư và HCl; (2) FeCl2 và H2S; (3) Ca(OH)2 và NaHCO3; (4) H2SO4 và Ba(NO3)2; (5) Fe(NO3)2 và HCl; (6) FeCl3 và K2CO3; (7) H2S và Cl2; (8) AlCl3 và CH3NH2. Số cặp các chất khi trộn lẫn với nhau không có kết tủa tách ra là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 24:

Có các thí nghiệm sau được thực hiện ở nhiệt độ thường:

(a) Cho Be vào H2O.

(b) Sục khí F2 vào H2O.

(c) Cho bột Si vào dung dịch NaOH.

(d) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.

(e) Cho Sn vào dung dịch HCl.

(f) Nhỏ dung dịch HCl đặc vào dung dịch KMnO4.

Số thí nghiệm sinh ra khí H2 sau phản ứng là 

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 25:

Cho phương trình hóa học của các phản ứng sau :

(1) (NH4)2Cr2O7 t

(2) AgNO3t

(3) Cu(NO3)2 t

(4) CuO + NH3 (kh) t

(5) CrO3 + NH3 (kh) t

Có bao nhiêu phản ứng sản phẩm sinh ra cho khí N2 ?

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 26:

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(a) Nung AgNO3 rắn.

(b) Đun nóng NaCl tinh thể với H2SO4 (đặc).

(c) Hòa tan Ure trong dung dịch HCl.  

(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.

(e) Hòa tan Si trong dung dịch NaOH. 

(f) Nung Na2CO3 (rắn).

(g) Cho Na2S2O3 vào dung dịch HCl.

Số thí nghiệm tạo ra chất khí là :

A. 5

B. 6

C. 3

D.7

Câu 27:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.

(b) Cho PbS vào dung dịch H2SO4 loãng.

(c) Đun nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2.

(d) Cho mẩu nhôm vào dung dịch Ba(OH)2.

(e) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối NaNO3 (rắn), đun nóng.

(f) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH loãng.

Số thí nghiệm tạo ra chất khí là

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 28:

Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Sục khí H2S vào dung dịch AgNO3.                            

(b) Cho CaCO3 vào H2O.

(c) Cho SiO2 vào dung dịch HF.                                      

(d) Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 29:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Ca vào dung dịch CuSO4.

(b) Dẫn khí H2 qua Al2O3 nung nóng.

(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(d) Cho Cr vào dung dịch KOH đặc, nóng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 30:

Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Sục khí H2S vào dung dịch NaOH.         

(b) Cho NaCl vào dung dịch KNO3.

(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch HCl.                   

(d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 1

B. 3

C. 4.

D. 2.

Câu 31:

Cho các cặp dung dịch sau:

(1) Na2CO3 và AlCl3; (2) NaNO3 và FeCl2; (3) HCl và Fe(NO3)2; (4) NaHCO3 và BaCl2; (5) NaHCO3 và NaHSO4. Hãy cho biết cặp nào xảy ra phản ứng khi trộn các chất trong các cặp đó với nhau (nhiệt độ thường)?

A. (3), (2), (5).      

B. (1), (3), (4).   

C. (1), (3), (5).

D. (1), (4), (5).

Câu 32:

Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Dẫn khí Cl2 vào dung dịch H2S
.

(b) Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch NaOH.
(c) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3

(d) Cho CuS vào dung dịch HCl.
(e) Cho Cu vào dung dịch chứa HCl và NaNO3
.       

(g) Cho AgNO3 vào dung dịch NaF.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là

A. 2

B. 5. 

C. 3. 

D. 4. 

Câu 33:

Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Cho Fe tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc.

(b) Cho ure (NH2)2CO tác dụng với H2O.

(c) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2.

(d) Cho Na2CO3 vào dung dịch HCl.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 34:

Thực hiện các thí nghiệm sau:                             

(a) Cho Al vào dung dịch HCl.  

(b) Cho Al vào dung dịch AgNO3.                                     

(c) Cho Na vào H2O. 

(d) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.                                     

(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là :

A. 5

B. 3

C. 4.

D. 2.

Câu 35:

Cho các cặp chất sau :

(a) Dung dịch FeCl3 và dung dịch AgNO3.

(b) Cu và dung dịch FeSO4.

(c) F2 và H2O.

(d) Cl2 và dung dịch KOH.

(e) H2S và dung dịch Cl2.

(f) H2SO4 loãng và dung dịch NaCl.

Số cặp chất có phản ứng ở điều kiện thường là :

A. 5

B. 6

C. 3

D. 4

Câu 36:

Cho các cặp chất sau:

(1) Khí Br2 và khí O2.

(2) Khí H2S và dung dịch FeCl3.

(3) Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2.

(4) CuS và dung dịch HCl.

(5) Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2.

(6) Dung dịch KMnO4 và khí SO2. 

(7) Hg và S.

(8) Khí Cl2 và dung dịch NaOH.

Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là

A. 8

B. 6

C. 6

D. 5

Câu 37:

Cho hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng. Kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Dãy chỉ gồm các chất mà khi cho chúng tác dụng lần lượt với dung dịch Y thì đều có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là

A. KMnO4, NaNO3, Fe, Cl2

B. Fe2O3, K2MnO4, K2Cr2O7, HNO3.

C. BaCl2, Mg, SO2, KMnO4

D. NH4NO3, Mg(NO3)2, KCl, Cu.

Câu 38:

Trong các phát biểu sau :

(1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

(2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

(3) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

(4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

(5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.

Số nhận xét đúng là

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 39:

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc nhóm VIIIB.

(b) Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội.

(c) Khi thêm dung dịch kiềm vào muối cromat sẽ tạo thành đicromat.

(d) Trong môi trường axit, muối crom(VI) bị khử thành muối crom(III).

(e) CrO là oxit bazơ, Cr2O3 là oxit lưỡng tính, CrO3 là oxit axit.

(g) CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 hoặc CO đều thu được Cu.

(h) Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 6

C. 4

D. 7

Câu 40:

Cho dãy các chất: Ca3(PO4)2, BaSO4, KNO3, CuO, Cr(OH)3, AgCl và BaCO3. Số chất trong dãy không tan trong dung dịch HNO3 loãng là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 41:

Thực hiện các thí nghiệm sau: 

(1) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch Ba(OH)2.

(2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

(3) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.

(4) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch Na2SO4

(5) Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.

Số thí nghiệm đều tạo ra được NaOH là: 

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Câu 42:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đốt dây sắt trong khí clo dư.

(b) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (không có oxi).

(c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng (dư).

(d) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.

(e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).

(f) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.

(g) Cho Fe3O4 vào dung dịch HI (dư).

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo ra muối Fe(III) là

A. 6

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 43:

Trong các phản ứng sau: (a) Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2; (b) nhiệt phân CaCO3; (c) nhiệt phân KMnO4; (d) nhiệt phân NH4NO3; (e) nhiệt phân AgNO3, có bao nhiêu phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử nội phân  tử ?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 44:

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(1) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.

(2) Sục khí Cl2 vào dung dịch H2S.

(3) Sục hỗn hợp khí thu được khi nhiệt phân Cu(NO3)2 vào nước.

(5) Cho HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(6) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI.

Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là :

A. 3

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 45:

Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường

(a) Sục khí H2S vào dung dịch NaOH.         

(b) Cho kim loại Na và nước.

(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2.       

(d) Trộn dung dịch NH4Cl với dung dịch NaOH.

(e) Cho bột Zn vào dung dịch HNO3.           

(f) Trộn dung dịch FeCl2 với dung dịch AgNO3 dư.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là :

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 46:

Cho các thí nghiệm sau: 

(1) Sục Cl2 vào dung dịch NaOH.  

(2) Sục CO2 vào dung dịch clorua vôi. 

(3) Sục O3 vào dung dịch KI.  

(4) Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2

(5) Cho Cu vào dung dịch FeCl3.  

(6) Cho dung dịch H2SO4 đặc nóng vào NaBr tinh thể. 

Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là: 

A. 4

B. 3

C. 6

D. 5

Câu 47:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.

(b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4.

(c) Cho hỗn hợp KHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ 1: 1) vào nước.

(d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.

(e) Cho hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ 1 : 1) vào nước.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được hai muối là

A. 2

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 48:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.

(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).

(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).

(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).

Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 49:

Cho các phản ứng:

(a) Cl2  +  NaOH;   (b) Fe3O4  +  HCl; (c) KMnO4  +  HCl;

(d) FeO  +  HCl;    (e) CuO  +  HNO3;          (f) KHS  +  KOH.

Số phản ứng tạo ra hai muối là

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 50:

Cho các phản ứng:

(a) Fe3O4 + HNO3 dư;      (b) NO2 + NaOH dư;    (c) Ca(HCO3)2 + NaOH dư;

(d) CO2 + Ca(OH)2 dư;     (e) Cl2 + KOH dư;      (g) Cu + Fe2(SO4)3 dư.

Số phản ứng thu được hỗn hợp 2 muối là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 51:

Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3 và ZnO, Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa gồm:

A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2

B. Fe(OH)2; Cu(OH)2 và Zn(OH)2

C. Fe(OH)3.

D. Fe(OH)3 và Zn(OH)2

Câu 52:

Hoà tan hoàn toàn FeS2 vào cốc chứa dung dịch HNO3 loãng được dung dịch X và khí NO thoát ra. Thêm bột Cu dư và axit sunfuric vào dung dịch X, được dung dịch Y có màu xanh, nhưng không có khí thoát ra. Các chất tan có trong dung dịch Y là:

A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2; H2SO4

B. CuSO4; FeSO4; H2SO4.

C. CuSO4; Fe2(SO4)3; H2SO4

D. Cu(NO3)2; Fe(NO3)3; H2SO4

Câu 53:

Nung nóng hỗn hợp Fe và S trong bình kín có chứa O2. Sau phản ứng hoàn toàn thu được rắn X và khí Y. Hòa tan X trong HCl dư thu được hỗn hợp khí Z. Khí Trong Y và Z lần lượt là:

A. O2 và H2, H2S

B. SO2 và H2, SO2

C. SO2 và H2, H2S

D. SO2, O2 và H2, H2S