Phản ứng trùng ngưng

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poli(metyl metacrylat).

B. Poli(vinyl clorua).

C. Poli(etylen terephtalat).

D. Poliacrilonitrin.

Câu 2:

Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poliacrilonitrin.

B. Poli(metyl metacrylat).

C. Nilon-6,6.

D. Poli(vinyl clorua).

Câu 3:

Polime nào sau được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Nhựa poli(vinyl-clorua).

B. Sợi olon.

C. Sợi lapsan.

D. Cao su buna.

Câu 4:

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poli(phenol-fomanđehit).

B. Poli(metyl metacrylat).

C. Poli(vinyl clorua).

D. Polietilen.

Câu 5:

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

A. polipeptit.

B. polipropilen.

C. poli(metyl metacrylat).

D. poliacrilonitrin.

Câu 6:

Cặp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. Phenol và fomanđehit.

B. Buta – 1,3 – đien và stiren.

C. Axit ađipic và hexametylen điamin.

D. Axit terephtalic và etylen glicol.

Câu 7:

Nhựa novolac là chất rắn, dễ nóng chảy, dễ tan trong một số dung môi hữu cơ, được dùng để sản xuất bột ép, sơn. Nhựa novolac được tổng hợp bằng phương pháp trùng ngưng từ các monome là

A. buta–1,3–đien và stiren.

B. etylen glicol và axit terephtalic.

C. phenol và fomanđehit.

D. hexametylenđiamin và axit ađipic.

Câu 8:

Dãy gồm các chất đều có khả năng tự tham gia phản ứng trùng ngưng (không kết hợp với chất khác) là:

A. caprolactam, axit aminoaxetic, etylenglicol.

B. caprolactam, axit glutamic, axit enantoic.

C. axit glutamic, axit lactic, acrilonitrin.

D. axit glutamic,  axit aminoenantoic, axit lactic.

Câu 9:

Cho các nguyên liệu: (1) ε–axit aminocaproic, (2) acrilonitrin, (3) phenol và fomanđehit, (4) etylen glicol và axit terephtalic, (5) hexametylenđiamin và axit ađipic.

Khi đun nóng có xúc tác thích hợp, số nguyên liệu có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polime là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 10:

Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là

A. (1), (3), (5).

B. (1), (3), (6).

C. (1), (2), (3).

D. (3), (4), (5).

Câu 11:

Cho các polime: PVA, PVC, PS, nhựa novolac, thủy tinh plexiglas, tơ nilon-6,6, tơ lapsan. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 12:

Cho các polime sau:(1) PE; (2) poli(vinylclorua); (3) poli(metylmetacrylat); (4) PPF; (5) polistiren; (6) poli(vinylaxetat), (7) nilon7; (8) poli(etylen-terephtalat); (9) tơ nitron; (10) tơ capron; (11) cao su buna-S; (12) cao su cloropren; (13) keo dán ure-fomanđehit. Số polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.