Phương pháp điều chế polime

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (monome) tạo thành phân tử lớn (polime) được gọi là phản ứng

A. thủy phân.

B. trùng hợp.

C. trùng ngưng.

D. xà phòng hóa.

Câu 2:

Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thường là H2O) được gọi là phản ứng

A. trùng hợp.

B. thế.

C. tách.

D. trùng ngưng.

Câu 3:

Phản ứng trùng ngưng là phản ứng

A. kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).

B. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn và tách loại H2O.

C. kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) và tách loại phân tử nhỏ khác ( như H2O...).

D. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành nhiều phân tử lớn (polime).

Câu 4:

Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại phản ứng điều chế polime là

A. sản phẩm trùng hợp có khối lượng phân tử nhỏ hơn.

B. sản phẩm trùng ngưng có cấu tạo phức tạp hơn.

C. trùng ngưng có loại ra phân tử nhỏ còn trùng hợp thì không.

D. phản ứng trùng hợp khó thực hiện hơn trùng ngưng.

Câu 5:

Phát biểu nào dưới đây không hoàn toàn đúng?

A. Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.

B. Phản ứng trùng ngưng khác với phản ứng trùng hợp.

C. Trùng hợp buta-1,3-đien ta được cao su buna là sản phẩm duy nhất.

D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa) là phản ứng một chiều.

Câu 6:

Có một loại polime như sau: …– CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH– …Công thức một mắt xích của polime này là

A. – CH2 –.

B. – CH2 – CH2 –.

C. – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 –.

D. – CH– CH2 – CH2 –.