Sách bài tập GDCD 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập GDCD lớp 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 6 Bài 11 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 88 lượt xem


Giải SBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Củng cố

 

Bài tập 1 trang 45 SBT Giáo dục công dân 6

Em hãy tìm hiểu Luật Trẻ em năm 2016 để hoàn thành bảng sau:

Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Lời giải:

Một số quyền trẻ em

Nội dung

1. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.

Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh.

2. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

3. Quyền được sống chung với cha mẹ

Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em. Các trường hợp trẻ em buộc phải cách ly cha mẹ được pháp luật quy định.

Bài tập 2 trang 45 SBT Giáo dục công dân 6

Nối nội dung của cột A với nội dung của cột B sao cho phù hợp.

Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Lời giải:

a – 3

b – 2

c – 1

d – 4

Bài tập 3 trang 45 SBT Giáo dục công dân 6: Chọn câu trả lời đúng.

Câu 1. Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em?

A. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.

B. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.

C. Quyền được bảo vệ để không bị đánh đập.

D. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm.

Lời giải: Câu 1. A

Câu 2. Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây của trẻ em?

A. Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển.

B. Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.

C. Quyền được sống chung với cha mẹ.

D. Quyền được vui chơi, giải trí.

Lời giải: Câu 2. B

Câu 3. Gia đình, nhà trường và xã hội đều khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu là đảm bảo nhóm quyền nào dưới đây của trẻ em?

A. Quyền được chăm sóc.

B. Quyền được bảo vệ.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền được vui chơi, giải trí.

Lời giải: Câu 3. D

Câu 4. Theo quy định của Luật Trẻ em Việt Nam năm 2016, trẻ em là người dưới

A. 18 tuổi.

B. 16 tuổi.

C. 15 tuổi.

D. 12 tuổi.

Lời giải: Câu 4. B

Câu 5. Quyền trẻ em không bao gồm quyền nào dưới đây?

A. Quyền bí mật đời sống riêng tư

B. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

C. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

D. Quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước

Lời giải: Câu 5. D

Câu 6. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của quyền trẻ em?

A. Cho phép trẻ em làm những gì mình thích

B. Tạo đều kiện trẻ em được phát triển toàn diện

C. Giúp cho trẻ được sống an toàn, hạnh phúc

D. Là cơ sở để trẻ tự bảo vệ mình

Lời giải: Câu 6. A

Luyện tập

Bài tập 4 trang 46 SBT Giáo dục công dân 6

Hoàn thiện bảng ở trang 47. Những hành vi, việc làm sau đây đã thực hiện nhóm quyền cơ bản nào của trẻ em? (Đánh dấu X vào những cột tương ứng). 

Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Lời giải:

Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Bài tập 5 trang 47 SBT Giáo dục công dân 6

Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Một nhóm trẻ lang thang không nơi nương tựa ở thành phố A được rất nhiều người cho đồ ăn uống hằng ngày. Cho rằng nhóm trẻ này làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh địa bàn làm ăn của mình nên chủ cửa hàng ăn uống B đã cho người ra tay đánh đập các em, cấm nhóm trẻ trên tụ tập trong thành phố A và đuổi các em đi nơi khác kiếm sống 

a. Nhóm trẻ lang thang trong tình huống trên đã không được hưởng những quyền nào của trẻ em? Vì sao?

b. Theo em , hành vi của chủ cửa hàng B trong tình huống trên đã xâm phạm đến quyền nào của trẻ em theo quy định của pháp luật?

c. Nếu chứng kiến tình huống như trên, em sẽ làm gì?

Lời giải:

a. Nhóm trẻ lang thang trong tình huống trên không được hưởng quyền sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được tham gia của trẻ em vì họ là trẻ lang thang không nơi nương tựa.

b. Theo em, hành vi của chủ cửa hàng B trong hình huống trên đã xâm phạm đến quyền bảo vệ, quyền được sống còn của trẻ em theo quy định của pháp luật.

c. Nếu chứng kiến tình huống như trên em sẽ báo với cơ quan chức năng vào cuộc để giải quyết và giúp đỡ nhóm trẻ.

Bài tập 6 trang 48 SBT Giáo dục công dân 6

Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Ngày nào Hùng cũng được mẹ cho tiền ăn quà sáng nhưng bạn ấy thường không ăn, để dành tiền chơi điện tử. Sau khi tan học, Hùng đi chơi điện tử đến tối muộn mới về. Những hôm không đi chơi, bạn ấy về nhà sớm nhưng không giúp mẹ việc nhà mà còn lên mạng tìm trò chơi. Thấy vậy, mẹ mắng và cấm Hùng không được chơi điện tử. Nếu còn tiếp tục, mẹ Hùng sẽ không cho tiền ăn sáng nữa. Hùng tỏ thái độ giận dỗi với mẹ vì cho rằng mẹ đã vi phạm quyền trẻ em của Hùng.

Câu hỏi :

- Em có nhận xét gì về hành động và thái độ của Hùng?

- Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên dùng như thế nào?

Lời giải:

a. Hành động và thái độ của Hùng là sai. Hùng đã dùng tiền mẹ cho ăn sáng để đi chơi điện tử, không giúp mẹ mà còn giận dỗi mẹ.

b. Nếu em là bạn của Hùng em sẽ khuyên Hùng không nên làm như vậy nữa, phải ăn sáng đầy đủ và bớt chơi game vô bổ dành thời gian học hành. Việc mẹ Hùng làm là tốt cho Hùng chứ không phải là vi phạm quyền trẻ em.

Vận dụng

Bài tập 7 trang 48 SBT Giáo dục công dân 6

Đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận cơ bản của bản thân.

1. Bản thân em đã được đảm bảo tốt các quyền nào và chưa được đảm bảo tốt các quyền nào? Vì sao? (Trả lời bằng cách hoàn thành bảng sau)

Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

2. Hãy kể ra những việc làm em đã thực hiện tốt hoặc chưa thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em (Trả lời bằng cách hoàn thành bảng sau)

Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

3. Viết ra những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới.

Lời giải:

1.

Những quyền trẻ em đã được đảm bảo tốt

Những quyền trẻ em chưa được đảm bảo tốt

Giải thích

Nhóm quyền được bảo vệ

 

Vì em được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.

Nhóm quyền sống còn

 

Vì em được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe.

 

Nhóm quyền phát triển

Vì bố mẹ em chỉ quan tâm đến việc học tập mà đôi lúc còn quên việc cho em phát triển một cách toàn diện như vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật…

 

Nhóm quyền tham gia 

Vì em chưa thật sự được tham gia vào tất cả các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...

2.

Hành vi, việc làm

Thực hiện tốt

Chưa thực hiện tốt

Quyền

Bổn phận

Quyền

Bổn phận

Em được chăm sóc sức khỏe

x

     

Em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật

   

x

 

Em viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè năm châu

     

x

Em không phải làm các công việc nặng nhọc, quá sức so với bản thân

x

     

Em được tiêm phòng vắc xin theo quy định của Nhà nước

x

     

Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình

x

     

Chăm chỉ học tập

 

x

   

3. Những việc em sẽ làm để thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới:

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

- Kính trọng thầy giáo, cô giáo

- Lễ phép với người lớn

- Thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè

- Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.

 

1 88 lượt xem