SỰ ĐIỆN LI (P2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan
B. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
C. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng
D. Phản ứng không phải là thuận nghịch
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch
B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất
C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li
D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li
Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3
A. HCl.
B. K3PO4C. KBr
C. KBr
D. HNO3
Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. KOH
B. HCl.
C. KNO3
D. BaCl2.
Dung dịch nào dưới đây dùng để phân biệt dung dịch KCl với dung dịch K2SO4
A. HCl
B. NaOH
C. H2SO4
D. BaCl2
Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. HCl.
B. H2SO4
C. NaNO3
D. NaOH
Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch
A. AlCl3 và CuSO4
B. HCl và AgNO3
C. NaAlO2 và HCl
D. NaHSO4 và NaHCO3
Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2
B. dung dịch NaOH và Al2O3
C. K2O và H2O
D. Na và dung dịch KCl
Dãy nào sau đây gồm các chất không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch HCl
A. CuS, Ca3(PO4)2, CaCO3
B. AgCl, BaSO3, Cu(OH)2
C. BaCO3, Fe(OH)3, FeS
D. BaSO4, FeS2, ZnO
Trong dung dịch ion CO32- cùng tồn tại với các ion
A. NH4+, Na+, K+
B. Cu2+, Mg2+, Al3+
C. Fe2+, Zn2+, Al3+
D. Fe3+, HSO4-.
Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch
A. Na+, Cl- , S2-, Cu2+.
B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.
C. Ag+, Ba2+, NO3-, OH
D. HSO4- , NH4+, Na+, NO3-.
Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
A. Fe2+, Ag+, NO3-, Cl-.
B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.
C. Na+, NH4+, SO42-, Cl-.
D. Ag+, Mg2+, NO3-, Br-
Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Ca2+, Cl-, Na+, CO32-.
B. K+, Ba2+, OH-, Cl-
C. Al3+, SO42-, Cl-, Ba2+.
D. Na+, OH-, HCO3-, K+.
Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch
A. Na+, Mg2+, NO3-, SO42-.
B. Ba2+, Al3+, Cl–, HSO4-.
C. Cu2+, Fe3+, SO42-, Cl–
D. K+, NH4+, OH–, PO43-.
Các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
A. Na+, NH4+, SO42-, Cl-.
B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.
C. Ag+, Mg2+, NO3-, Br-.
D. Fe2+, Ag+, NO3-, CH3COO-.
Dãy các ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch
A. Al3+, K+, Br-, NO3-, CO32-.
B. Mg2+, HCO3-, SO42-, NH4+.
C. Fe2+, H+, Na+, Cl-, NO3-.
D. Fe3+, Cl-, NH4+, SO42-, S2-.
Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch
A. NH4+, Na+, HCO3- , OH-.
B. Fe2+, NH4+, NO3-, SO42-
C. Na+, Fe2+, H+, NO3-.
D. Cu2+, K+, OH-, NO3-.
Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3
B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3
C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4
D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3
Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH
A. Na2CO3
B. NH4Cl
C. NH3
D. NaHCO3
Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3
A. CaCl2
B. Na2S
C. NaOH
D. BaSO4
Các dung dịch nào sau đây đều có tác dụng với Al2O3
A. NaSO4, HNO3
B. HNO3, KNO3
C. HCl, NaOH
D. NaCl, NaOH
Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag
B. CuO, NaCl, CuS
C. FeCl3, MgO, Cu
D. BaCl2, Na2CO3, FeS
Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl loãng là
A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3
B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.
C. FeS, BaSO4, KOH
D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS
Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.
B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3
C. HNO3, NaCl và Na2SO4
D. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2
Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.
D. HNO3, NaCl, Na2SO4
Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 là
A. Ba(NO3)2, Mg(NO3)2, HCl, CO2, Na2CO3.
B. Mg(NO3)2, HCl, BaCO3, NaHCO3, Na2CO3
C. NaHCO3, Na2CO3, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2.
D. NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, HCl.
Dung dịch Na2CO3 có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
A. CaCl2, HCl, CO2, KOH
B. Ca(OH)2, CO2, Na2SO4, BaCl2, FeCl3
C. HNO3, CO2, Ba(OH)2, KNO3
D. CO2, Ca(OH)2, BaCl2, H2SO4, HCl
Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH
A. Pb(OH)2, ZnO, Fe2O3
B. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3
C. Na2SO4, HNO3, Al2O3
D. Na2HPO4, Al2O3, Zn(OH)2
Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3
B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH
C. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl
D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2
Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng
A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ
B. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần
C. xuất hiện kết tủa màu xanh
D. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó không tan
Cho Na dư vào dung dịch chứa ZnCl2. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra
A. Có khí bay lên
B. Có khí bay lên và có kết tủa keo trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn
C. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần
D. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện
Cho K dư vào dung dịch chứa AlCl3. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra
A. Có khí bay lên
B. Có khí bay lên và có kết tủa keo trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn
C. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần
D. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện
Cho K dư vào dung dịch chứa FeCl3. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra
A. Có khí bay lên.
B. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn
C. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần
D. Có khí bay lên và có kết nâu đỏ xuất hiện
Cho K dư vào dung dịch chứa Ca(HCO3)2. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra
A. Có khí bay lên
B. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn
C. Có khí bay lên và có kết tủa trắng
D. Có khí bay lên và có kết nâu đỏ xuất hiện.
Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ba(AlO2)2. Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây xảy ra
A. ban đầu không có kết tủa sau đó có kết tủa trắng
B. có kết tủa trắng và kết tủa không tan trong CO2 dư
C. có kết tủa trắng và kết tủa tan hoàn toàn khi dư CO2
D. không có hiện tượng gì
Cho dung dịch HCl vừa đủ, khí CO2, dung dịch AlCl3 lần lượt vào 3 cốc đựng dung dịch NaAlO2 đều thấy
A. dung dịch trong suốt
B. có khí thoát ra
C. có kết tủa trắng
D. có kết tủa sau đó tan dần
Để thu được Al(OH)3 ta thực hiện thí nghiệm nào là thích hợp nhất
A. Cho từ từ muối AlCl3 vào cốc đựng dung dịch NaOH.
B. Cho từ từ muối NaAlO2 vào cốc đựng dung dịch HCl
C. Cho nhanh dung dịch NaOH vào cốc đựng dung dịch muối AlCl3
D. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3
Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt
A. dùng dung dịch NaOH (dư), dd HCl (dư), rồi nung nóng
B. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng
C. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).
D. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).
Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol KOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
A. a : b = 1 : 4
B. a : b < 1 : 4
C. a : b = 1 : 5
D. a : b > 1 : 4
Cho a mol NaAlO2 tác dụng với dung dịch có chứa b mol HCl. Với điều kiện nào của a và b thì xuất hiện kết tủa
A. b < 4a.
B. b = 4a
C. b > 4a
D. b 4a
Một dung dịch có chứa x mol K[Al(OH)4] tác dụng với dung dịch chứa y mol HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là
A. x > y
B. y > x
C. x = y
D. x <2y