SỰ ĐIỆN LI (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho phản ứng sau: Fe(NO3)3+XY+KNO3. Vậy X, Y lần lượt là

A. KCl, FeCl3

B. K2SO4, Fe2(SO4)3

C. KOH, Fe(OH)3.

D. KBr, FeBr3

Câu 2:

Cho phản ứng sau: X+YBaCO3+CaCO3+H2O. Vậy X, Y lần lượt là

A. Ba(HCO3)2 và Ca(HCO3)2

B. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2.

C. Ba(OH)2 và CaCO3

D. BaCO3 và Ca(HCO3)2

Câu 3:

Cho dung dịch các chất sau: NaHCO3 (X1); CuSO4 (X2); (NH4)2CO3 (X3); NaNO3 (X4); MgCl2 (X5); KCl (X6). Những dung dịch không tạo kết tủa khi cho Ba vào là

A. X1, X4, X5

B. X1, X4, X6

C. X1, X3, X6

D. X4, X6

Câu 4:

Cho mẩu Na vào dung dịch các chất (riêng biệt) sau: Ca(HCO3)2 (1), CuSO4 (2), KNO3 (3), HCl (4). Sau khi các phản ứng xảy ra xong, ta thấy các dung dịch có xuất hiện kết tủa là

A.(1) và (2). 

B. (1) và (3).   

C. (1) và (4).

D. (2) và (3).

Câu 5:

Trộn các cặp dung dịch các chất sau với nhau:

(1) NaHSO4 + NaHSO3;

(2) Na3PO4 + K2SO4;  

(3) AgNO3 + FeCl3

(4) Ca(HCO3)2 + HCl

(5) FeS + H2SO4 (loãng)

(6) BaHPO4 + H3PO4;

(7) NH4­Cl + NaOH (đun nóng)

(8) Ca(HCO3)2 + NaOH; 

(9) NaOH + Al(OH)3

(10) CuS + HCl. 

Số phản ứng xảy ra là

A. 8

B. 5

C. 7

D. 6

Câu 6:

Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 7:

Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Câu 8:

Cho các dung dịch riêng biệt: HNO3, Ba(OH)2, NaHSO4, H2SO4, NaOH. Số chất tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 tạo kết tủa là

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 9:

Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2

A. 4

B. 6

C. 3

D. 2

Câu 10:

Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là

A. 5

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 11:

Cho dãy các chất: Fe(NO3)3, NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3, CrCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là 

A. 3

B. 5

C. 4.

D. 1

Câu 12:

Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là

A. 3

B. 5

C. 2

D. 4

Câu 13:

Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là

A. 5

B. 6

C. 4

D. 7

Câu 14:

Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 15:

Cho Na dư vào các dung dịch sau: CuSO4, NH4Cl, NaHCO3, Ba(HCO3)2, Al(NO3)3, FeCl2, ZnSO4. Hãy cho biết có bao nhiêu chất phản ứng vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa sau phản ứng? (Biết rằng lượng nước luôn dư)

A. 2

B. 4. 

C. 3

D. 5

Câu 16:

Sục khí H2S dư­ qua dung dịch chứa FeCl3; AlCl3; NH4Cl; CuCl2 đến khi bão hoà thu được kết tủa chứa

A. CuS

B. S và CuS

C. Fe2S3 ; Al2S3

D. Al(OH)3 ; Fe(OH)3.

Câu 17:

Trong các chất NaHSO4, NaHCO3, NH4Cl, Na2CO3, CO2, AlCl3. Số chất khi tác dụng với dung dịch Na[Al(OH)4] (NaAlO2) dư thu được Al(OH)3

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 18:

Cho dung dịch các chất: Ca(HCO3)2, NaOH, (NH4)2CO3, KHSO4, BaCl2. Số phản ứng xảy ra khi trộn dung dịch các chất với nhau từng cặp là

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Câu 19:

Hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và ZnO trong đó các chất lấy cùng số mol. Hoà tan X bằng dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Thành phần các chất trong Z là

A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2

B. Zn(OH)2 và Fe(OH)2.

C. Cu(OH)2 và Fe(OH)3

D. Fe(OH)2 và Fe(OH)3.

Câu 20:

Hoà tan hoàn toàn m gam Na vào 1 lít dung dịch HCl aM, thu được dung dịch X và a mol khí thoát ra. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch X là

A. AgNO3, Na2CO3, CaCO3

B. FeSO4, Zn, Al2O3, NaHSO4

C. Al, BaCl2, NH4NO3, Na2HPO3

D. Mg, ZnO, Na2CO3, NaOH.

Câu 21:

Phương trình 2H+ + S2-  H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng

A. FeS + HCl  FeCl2 + H2S

B. H2SO4 đặc + Mg  MgSO4 + H2S + H2O

C. K2S + HCl  H2S + KCl

D. BaS + H2SO4  BaSO4 + H2S

Câu 22:

Phương trình ion:

Ca2++CO32-CaCO3 là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?

(1) CaCl2 + Na2CO3

(2) Ca(OH)2 + CO2;        

(3)  Ca(HCO3)2 + NaOH

(4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3.

A. (1) và (2). 

B. (2) và (3).

C. (1) và (4). 

D. (2) và (4)

Câu 23:

Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 ®

(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 ®

(3) Na2SO4 + BaCl2 ®

(4) H2SO4 + BaSO3 ®

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 ®

(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 ®

Dãy gồm các phản ứng có cùng một phương trình ion thu gọn là

A. (1), (3), (5), (6).

B. (3), (4), (5), (6).

C. (2), (3), (4), (6)

D. (1), (2), (3), (6).

Câu 24:

Cho các phản ứng sau: (1) NaHCO3 + NaOH; (2) NaOH + Ba(HCO3)2; (3) KOH + NaHCO3; (4) KHCO3 + NaOH; (5) NaHCO3 + Ba(OH)2; (6) Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2; (7) Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2. Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng có phương trình ion thu gọn là: OH-+HCO3-CO32-+H2O

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 25:

Cho các cặp ion sau trong dung dịch: (1) H+ và HCO3-, (2) AlO2- và OH-, (3) Mg2+ và OH-, (4) Ca2+ HCO3-,  (5) OH- và Zn2+, (6) K+ + NO3-, (7) Na+ và HS-, (8) H+ + AlO2-. Những cặp ion nào phản ứng được với nhau

A. (1), (2), (4), (7).  

B. (1), (2), (3), (8).  

C. (1), (3), (5), (8). 

D. (2), (3), (6),(7).

Câu 26:

Trộn 2 dung dịch: Ba(HCO3)2; NaHSO4 có cùng nồng độ mol/l với nhau theo tỉ lệ thể tích 1: 1 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Hãy cho biết các ion có mặt trong dung dịch Y. (Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước)

A. Na+ và SO42-.       

B. Ba2+, HCO-3 và Na+ .   

C. Na+, HCO3-

D. Na+, HCO-3 và SO42-.  

Câu 27:

Cho dung dịch chứa các ion sau: K+, Ca2+, Ba2+, Mg2+, H+, Cl-. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào đó thì ta có thể cho dung dịch trên tác dụng với dung dịch nào trong số các dung dịch sau

A. Na2SO4 vừa đủ

B. K2CO3 vừa đủ

C. NaOH  vừa đủ

D. Na2CO3 vừa đủ

Câu 28:

Cho các chất và ion sau:  Al2O3, Fe2+, CuO, CO32-, HS-, Na+, Cl-, H+. Số chất và ion phản ứng với KOH là

A. 5

B. 6

C. 3

D. 4

Câu 29:

Có 5 dung dịch cùng nồng độ NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH, Na2CO3 đựng trong 5 lọ mất nhãn riêng biệt. Dùng một dung dịch thuốc thử dưới đây để phân biệt 5 lọ trên

A. NaNO3.

B. NaCl

C. Ba(OH)2.        

D. NH3

Câu 30:

Có các dung dịch muối Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, MgCl2, FeCl2 đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn. Nếu chỉ dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt các muối trên thì chọn chất nào sau đây

A. Dung dịch Ba(OH)2

B. Dung dịch BaCl2

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch Ba(NO3)2

Câu 31:

Có các dung dịch: NaCl, Ba(OH)2, NH4HSO4, HCl, H2SO4, BaCl2. Chỉ dùng dung dịch Na2CO3 nhận biết được mấy dung

A. 4 dung dịch

B. Cả 6 dung dịch

C. 2 dung dịch

D. 3 dung dịch

Câu 32:

Dung dịch X có thể chứa 1 trong 4 muối là: NH4Cl ; Na3PO4 ; KI ; (NH4)3PO4. Thêm NaOH vào mẫu thử của dung dịch X thấy khí mùi khai. Còn khi thêm AgNO3 vào mẫu thử của dung dịch X thì có kết tủa vàng. Vậy dung dịch X chứa

A. NH4Cl

B. (NH4)3PO4

C. KI

D. Na3PO4

Câu 33:

Có 4 dung dịch: HCl, K2CO3, Ba(OH)2, KCl đựng trong 4 lọ riêng biệt. Nếu chỉ dùng quỳ tím thì có thể nhận biết được

A. HCl, Ba(OH)2.

B. HCl, K2CO3, Ba(OH)2.

C. HCl, Ba(OH)2, KCl.

D. Cả bốn dung dịch

Câu 34:

Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch riêng biệt, mất nhãn: NaCl, HCl, NaHSO4, Na2CO3

A. KNO3

B. NaOH

C. BaCl2

D. NH4Cl

Câu 35:

Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết các chất sau: Ba(OH)2, NH4HSO4, BaCl2, HCl, NaCl, H2SO4 đựng trong 6 lọ bị mất nhãn là

A. dd H2SO4

B. dd AgNO3

C. dd NaOH

D. quỳ tím

Câu 36:

Dung dịch HCl có thể tác dụng với mấy chất trong số các chất: NaHCO3, SiO2, NaClO, NaHSO4, AgCl, Zn, CaC2, S

A. 5

B. 6

C. 7

D. 4

Câu 37:

Cho các chất Al, AlCl3, Zn(OH)2, NH4HCO3, KHSO4, NaHS, Fe(NO3)2. Số chất vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 6

Câu 38:

Ba dung dịch X, Y, Z thoả mãn:

- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện;

- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện;

- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra.

X, Y, Z lần lượt là:

A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4

B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3

C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3

D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2

Câu 39:

Có nhiều nhất bao nhiêu ion trong số Na+, CO32-, NH4+, Cl-, Mg2+, OH-, NO3- có thể cùng tồn tại trong một dung dịch (bỏ qua sự thuỷ phân của muối)

A. 3

B. 6

C. 5

D. 4

Câu 40:

Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa

A. NaCl, NaOH, BaCl2

B. NaCl, NaOH

C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2

D. NaCl