Tính chất của đisaccarit

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khi nghiên cứu cacbohiđrat X ta nhận thấy:

- X không tráng gương.

- X thuỷ phân hoàn toàn trong nước được hai sản phẩm.

Vậy X là

A. Fructozơ.

B. Saccarozơ.

C. Xenlulozơ.

D. Tinh bột. 

Câu 2:

Chất X là một cacbohiđrat có phản ứng thuỷ phân:

X + H2H+,to2Y

X có tên là:

A. glucozơ

B. fructozơ

C. saccarozơ

D. mantozơ

Câu 3:

Trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, axetalđehit, axeton, có bao nhiêu chất có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 4:

Trong dung dịch, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

A. glucozơ.

B. axit axetic.

C. ancol etylic.

D. saccarozơ

Câu 5:

Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc ?

A. Fructozơ.

B. Saccarozơ.

C. Glucozơ.

D. Mantozơ.

Câu 6:

Các dung dịch glucozơ, fructozơ và saccarozơ đều có phản ứng

A. cộng H2 (Ni, to).

B. tráng bạc.

C. với Cu(OH)2

D. thủy phân

Câu 7:

Thủy phân hoàn toàn một saccarit thu được sản phẩm có chứa fructozo, saccarit đó là

A. tinh bột.

B. xenlulozơ.

C. saccarozơ.

D. fructozơ

Câu 8:

Saccarozơ bị than hoá khi gặp H2SO4 đặc theo phản ứng:

C12H22O11 + H2SO4 → SO2↑ + CO2↑ + H2O

Tổng các hệ số cân bằng (tối giản) của phương trình phản ứng trên là

A. 57.

B. 85.

C. 96.

D. 100

Câu 9:

Trong các chất sau : Cu(OH)2, Ag2O(AgNO3)/NH3, (CH3CO)2O, dung dịch NaOH. Số chất tác dụng được với Mantozơ là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10:

Mantozơ có khả năng tham gia bao nhiêu phản ứng trong các phản ứng sau: thuỷ phân, tráng bạc, tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng, tác dụng với nước brom

A. 4

B. 5

C. 3

D. 2

Câu 11:

Cho các tính chất sau: (1) có vị ngọt, (2) dễ tan trong nước, (3) có phản ứng tráng bạc, (4) bị thủy phân trong môi trường axit, (5) hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.

Số tính chất đúng với saccarozơ là

A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 2.

Câu 12:

Cho dãy các chất: (1) H2 (Ni, to); (2) Cu(OH)2; (3) [Ag(NH3)2]OH; (4) (CH3CO)2O/H2SO4 đặc; (5) CH3OH/HCl; (6) dung dịch H2SO4 loãng, to. Mantozơ có thể tác dụng với bao nhiêu chất trong dãy trên ?

A. 3

B. 4

C.

D. 6

Câu 13:

Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch H2SO4 lại có thể cho phản ứng tráng gương. Đó là do

A. Đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng.

B. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ và fructozơ.

C. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ.

D. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành fructozơ

Câu 14:

Cacbohiđrat X có phản ứng tráng gương. Đun nóng a mol X trong dung dịch HCl loãng dư để các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Trung hoà axit còn dư, sau đó cho AgNO3 dư trong NH3 vào Y, đồng thời đun nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 4a mol Ag. X có thể là cacbohiđrat nào sau đây ?

A. Xenlulozơ.

B. Mantozơ.

C. Saccarozơ.

D. Glucozơ.

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ở nhiệt độ thường glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (Ni, to) cho poliancol.

C. Glucozơ, fructozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.

D. Saccarozơ và fructozơ đều không bị oxi hoá bởi dung dịch Br2.

Câu 16:

Nhận định nào sau đây không đúng ?

A. Saccarozơ là nguyên liệu trong công nghiệp tráng gương vì dung dịch saccarozơ khử được phức bạc amoniac.

B. Khử tạp chất có trong nước đường bằng vôi sữa.

C. Saccarozơ là thực phẩm quan trọng của con người, làm nguyên liệu trong công nghiệp dược, thực phẩm, tráng gương, phích.

D. Tẩy màu của nước đường bằng khí SO2 hay NaHSO3.

Câu 17:

Cho một số đặc điểm và tính chất của saccarozơ:

(1) là polisaccarit.

(2) là chất kết tinh, không màu.

(3) khi thủy phân tạo thành glucozơ.

(4) tham gia phản ứng tráng bạc.

(5) phản ứng được với Cu(OH)2.

Số nhận định đúng là:

A. (2), (4), (5).

B. (1), (3), (5).

C. (1), (2), (3).

D. (2), (3), (5).

Câu 18:

Cho các phát biểu sau:

(a) Saccarozơ không làm mất màu nước brom.

(b) Saccarozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to) tạo thành sobitol.

(c) Thủy phân saccarozơ thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo.

(d) Saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường, hoa thốt nốt.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19:

Cho các phát biểu sau

(a) Ở điều kiện thường, saccarozơ đều là chất rắn, dễ tan trong nước.

(b) Sacarozơ bị hóa đen khi tiếp xúc với axit sunfuric đặc.

(c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

(d) Thủy phân hoàn toàn saccarozơ chỉ thu được glucozơ.

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2