Tính chất của tinh bột
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Ở điều kiện thường, để nhận biết iot trong dung dịch, người ta nhỏ vài giọt dung dịch hồ tinh bột vào dung dịch iot thì thấy xuất hiện màu
A. xanh tím.
B. nâu đỏ
C. vàng.
D. hồng
Cho các tính chất sau: (1) tan dễ dàng trong nước lạnh; (2) thủy phân trong dung dịch axit đun nóng; (3) tác dụng với Iot tạo xanh tím. Tinh bột có các tính chất sau:
A. (1), (3)
B. (2), (3)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2)
Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Glucozơ, axit gluconic.
B. Glucozơ, amoni gluconat.
C. Saccarozơ, glucozơ.
D. Fructozơ, amoni gluconat
Khi lên men gạo, sắn, ngô (đã nấu chín) hoặc quả nho, quả táo, thu được ancol nào?
A. Etylen glicol.
B. Metanol.
C. Etanol.
D. Glixerol.
Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ ta thu được sản phẩm là
A. fructozơ.
B. glucozơ.
C. saccarozơ
D. axit glucomic
Sản phẩm cuối cùng của sự thủy phân tinh bột trong cơ thể người là?
A. Glucozơ
B. Saccarozơ
C. Glicogen
D. CO2 và H2O
Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là
A. glucozơ, saccarozơ
B. glucozơ, sobitol
C. glucozơ, fructozơ
D. glucozơ, etanol
Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X có khả năng tham gia phan ứng tráng bạc. Tên gọi của X là:
A. fructozơ.
B. ancol etylic.
C. glucozơ.
D. saccarozơ
Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào sau đây?
A. Đextrin.
B. Mantozơ.
C. Saccarozơ.
D. Glucozơ.
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Tinh bột có trong tế bào thực vật.
B. Tinh bột là polime mạch không phân nhánh.
C. Thuốc thử để nhận biết hồ tinh bột là iot.
D. Tinh bột là hợp chất cao phân tử thiên nhiên
Sản phẩm cuối cùng khi thủy phân tinh bột là:
A. glucozơ.
B. xenlulozơ.
C. fructozơ.
D. saccarozơ.
Y là một polisaccarit chiếm khoảng 70–80% khối lượng của tinh bột, phân tử có cấu trúc mạch cacbon phân nhánh và xoắn lại thành hình lò xo. Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn và dính hơn gạo tẻ vì thành phần có chứa nhiều Y hơn. Tên gọi của Y là
A. glucozơ.
B. amilozơ.
C. amilopectin.
D. saccarozơ.
Tinh bột là sản phẩm quang hóa của cây xanh và được dự trữ trong các loại hạt, củ, quả… Trong các loại nông sản: hạt gạo, hạt lúa mạch, củ khoai lang, củ sắn, loại nào có chứa hàm lượng tinh bột cao nhất?
A. Hạt lúa mạch.
B. Hạt gạo.
C. Củ khoai lang.
D. Củ sắn.
Cây xanh là lá phổi của Trái Đất, giữ vai trò điều hòa khí hậu, làm sạch bầu khí quyển. Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2, đồng thời tạo ra một loại hợp chất hữu cơ thiết yếu cho con người, đó là
A. etse.
B. cacbohiđrat.
C. chất béo.
D. ancol.
Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất E. Cho E tác dụng với AgNO3 dư (trong dung dịch NH3, to), thu được chất T. Cho T tác dụng với dung dịch HCl, thu được chất hữu cơ G. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cho E tác dụng với nước brom thu được G.
B. Cho T vào dung dịch natri hiđroxit, thu được glucozơ.
C. Dung dịch E hòa tan đồng (II) hiđroxit tạo thành màu xanh lam.
D. E và G đều thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức
Cho các tính chất: (1) hấp phụ iot tạo ra màu xanh tím, (2) bị thủy phân trong môi trường axit, (3) tan trong nước lạnh, (4) bị trương phồng trong nước nóng, (5) có phản ứng tráng bạc.
Số tính chất đúng với tinh bột là
A. 3.
B. 4.
C. 2
D. 5.
Cho một số tính chất: là chất kết rắn vô định hình (1) ; có dạng hình sợi (2) ; không tan trong nước nguội (3) ; hoà tan Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam (4) ; bị thủy phân nhờ enzim amilaza thành đextrin (5) ; có 3 nhóm OH tự do trong mỗi mắt xích C6H10O5 (6) ; tan trong dung dịch HNO3/H2SO4 đặc (7). Các tính chất của tinh bột là
A. (2), (3), (5) và (7).
B. (2), (4), (5) và (6).
C. (1), (3), (5) và (7)
D. (1), (3), (6) và (7)