Tính chất hóa học chung của cacbonhidrat

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là

A. protein.

B. saccarozơ.

C. tinh bột.

D. xenlulozơ

Câu 2:

Từ chất nào sau đây không thể điều chế trực tiếp được ancol etylic?

A. glucozơ

B. etyl axetat

C. etilen

D. tinh bột

Câu 3:

Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. hoà tan Cu(OH)2

B. trùng ngưng

C. tráng gương.

D. thủy phân.

Câu 4:

Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là: 

A. tinh bột.

B. xenlulozơ.

C. saccarozơ.

D. amoni gluconat.

Câu 5:

Cacbohiđrat X bị thủy phân trong môi trường axit đun nóng và dung dịch chứa X hòa tan được Cu(OH)2. Vậy X là

A. saccarozơ

B. tinh bột

C. fructozơ

D. glucozơ

Câu 6:

Chất E trong dung dịch có các tính chất: (1) hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam, (2) bị thuỷ phân khi có mặt axit vô cơ loãng. Chất nào sau đây phù hợp với E?

A. Glixerol.

B. Fructozơ.

C. Saccarozơ.

D. Glucozơ.

Câu 7:

Hợp chất hữu cơ đóng vai trò chất khử trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Cho triolein tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, to).

B. Hòa tan Cu(OH)2 vào dung dịch saccarozơ.

C. Cho glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3, to.

D. Thủy phân chất béo trong dung dịch NaOH dư, to

Câu 8:

Hợp chất hữu cơ đóng vai trò chất oxi hóa trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Sục khí H2 dư vào dung dịch glucozơ (Ni, to).

B. Cho triolein tác dụng với dung dịch Br2.

C. Thủy phân xenlulozơ trong môi trường axit.

D. Hòa tan Cu(OH)2 vào dung dịch fructozơ

Câu 9:

Khi đun nóng, trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng cộng?

A. Cho xenlulozơ vào dung dịch HNO3 đặc (H2SO4 đặc).

B. Cho fructozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3.

C. Cho triolein vào dung dịch NaOH dư.

D. Sục khí H2 dư vào dung dịch glucozơ (xúc tác Ni).

Câu 10:

Dãy gồm các chất tham gia phản ứng thuỷ phân (trong điều kiện thích hợp) là

A. protit, glucozơ, sáp ong, mantozơ.

B. polistyren, tinh bột, steroit, saccarozơ.

C. xenlulozơ, mantozơ, fructozơ.

D. xenlulozơ, tinh bột, chất béo, saccarozơ.

Câu 11:

Nhóm chất nào sau đây hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam?

A. glucozơ, fructozơ, xenlulozơ.

B. glucozơ, fructozơ, saccarozơ.

C. glucozơ, tinh bột, xenlulozơ.

D. fructozơ, tinh bột, xenlulozơ.

Câu 12:

Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic.

B. axit fomic, anđehit fomic, glucozơ.

C. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

D. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ.

Câu 13:

Nhóm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là :

A. glucozơ, axit axetic, anđehit oxalic, mantozơ

B. fructozơ, axit fomic, fomanđehit, etylen glicol

C. fructozơ, axit fomic, anđehit oxalic, saccarozơ

D. glucozơ, axit fomic, anđehit oxalic, mantozơ.

Câu 14:

Các chất: glucozơ, fructozơ và saccarozơ có tính chất chung là

A. Thủy phân trong môi trường axit cho monosaccarit nhỏ hơn.

B. Làm mất màu nước brom.

C. Phản ứng với AgNO3/NH3 dư cho kết tủa Ag.

D. Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam.

Câu 15:

Dãy gồm các chất đều khử được AgNO3 (trong dung dịch NH3, đun nóng) là

A. glucozơ, fructozơ, anđehit axetic, axit fomic.

B. glixerol, sobitol, glucozơ, amoni gluconat. 

C. triolein, axit oleic, glixerol, natri stearat.

D. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, axit gluconic.

Câu 16:

Dãy gồm các dung dịch đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo thành màu xanh lam là

A. fructozơ, axit oleic, nước ép xoài chín, etyl axetat.

B. axit gluconic, glixerol, mật ong, ancol metylic.

C. glucozơ, saccarozơ, nước ép củ cải đường, sobitol.

D. hồ tinh bột, etylen glicol, nước mía, ancol etylic

Câu 17:

Dãy gồm các chất đều tác dụng được với nước Br2

A. saccarozơ, xenlulozơ, tripanmitin, axit panmitic.

B. glucozơ, phenol (C6H5OH), triolein, axit oleic.

C. glixerol, sobitol, etylen glicol, axit gluconic.

D. etilen, axetilen, butađien, benzen

Câu 18:

Dãy gồm các đều bị thủy phân khi có axit vô cơ xúc tác là

A. tristearin, axit stearic, glucozơ, fructozơ.

B. glixerol, amoni gluconat, etylen glicol, canxi cacbua.

C. sobitol, glucozơ, saccarozơ, axit gluconic.

D. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, tripanmitin.

Câu 19:

Chất T trong dung dịch có khả năng tác dụng với:

    - H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất E.

    - Nước brom, thu được chất G.

    - AgNO3 (trong dung dịch NH3, to), thu được amoni gluconat.

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dung dịch T hòa tan được Cu(OH)2.

B. T được gọi là đường mía.

C. G là axit gluconic.

D. E là sobitol.

Câu 20:

Chất E trong dung dịch có các tính chất:

- Hoà tan Cu(OH)2 cho phức chất màu xanh lam.

- Bị thuỷ phân khi có mặt xúc tác axit vô cơ loãng.

- Không khử được AgNO3 (trong dung dịch NH3, to).

Chất nào sau đây thỏa mãn tính chất của E?

A. Glixerol.

B. Fructozơ.

C. Saccarozơ.

D. Glucozơ.

Câu 21:

Dãy các chất đều có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 nhưng không làm mất màu dung dịch nước brom là

A. glixerol, axit axetic, axit fomic, glucozơ.

B. glixerol, axit axetic, saccarozơ, fructozơ.

C. glixerol, axit axetic, anđehit fomic, mantozơ.

D. glixerol, axit axetic, etanol, fructozơ

Câu 22:

Nhận định sai là :

A. Phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.

B. Phân biệt tinh bột và xenlulozơ bằng I2

C. Phân biệt saccarozơ và glixerol bằng Cu(OH)2

D. Phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương

Câu 23:

Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Saccarozơ và mantozơ là đồng phân của nhau

B. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau

C. Fructozơ khong tham gia phản ứng tráng bạc trong dung dịch AgNO3 trong NH3

D. Saccarozơ và mantozơ không cho phản ứng thủy phân

Câu 24:

Cho các hợp chất sau:

1) Glixerol 2) Lipit

3) Fructozơ 4) Saccarozơ

5) Mantozơ 6) Tinh bột

7) Xenlulozơ.

Những hợp chất cho phản ứng thủy phân tới cùng chỉ tạo glucozơ là:

A. 5, 6, 7

B. 2, 4, 5, 6, 7

C3, 4, 5, 6, 7

D. 1, 2, 5

Câu 25:

Cho các đặc điểm, tính chất: (1) chất rắn kết tinh, không màu (2) vị ngọt, dễ tan trong nước, (3) có phản ứng tráng bạc, (4) có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam, (5) đốt cháy hoàn toàn bằng O2, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

Số đặc điểm, tính chất đúng với cả glucozơ, fructozơ và saccarozơ là

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 5.

Câu 26:

Cách phân biệt nào sau đây là đúng: 

A. Cho Cu(OH)2 vào 2 dung dịch glixerol và glucozơ ở nhiệt độ phòng sẽ thấy dung dịch glixerol hóa màu xanh còn dung dịch glucozơ thì không tạo thành dung dịch màu xanh.

B. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glixerol và saccarozơ, sau đó sục khí CO2 vào mỗi dung dịch, ở dung dịch nào có kết tủa trắng là saccarozơ, không là glixerol.

C. Để phân biệt dung dịch glucozơ và saccarozơ, ta cho chúng tráng gương, ở dung dịch nào có kết tủa sáng bóng là glucozơ.

D. Cho Cu(OH)2 vào 2 dung dịch glixerol và saccarozơ, dung dịch nào tạo dung dịch màu xanh lam trong suốt là glixerol

Câu 27:

Tiến hành các thí nghiệm sau :

(1) Thuỷ phân tinh bột thu được hợp chất A.

(2) Lên men giấm ancol etylic thu được hợp chất hữu cơ B.

(3) Hyđrat hoá etylen thu được hợp chất hữu cơ D.

(4) Hấp thụ C2H2 vào dung dịch HgSO4 ở 80oC thu được hợp chất hữu cơ E.

Sơ đồ phản ứng đúng biểu diễn mối liên hệ giữa các chất trên là (Biết mỗi mũi tên là một phản ứng)

A. A → D → E → B.

B. A → D → B → E.

C. E → B → A → D.

D. D → E → B → A.

Câu 28:

Hợp chất X là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân là chất Y. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất Y tạo nên chất Z có hai loại nhóm chức hoá học. Chất Z có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Chất nào dưới đây không thể là một trong các chất X, Y, Z ?

A. Glucozơ.

B. Axit lactic.

C. Tinh bột.

D. Ancol etylic.

Câu 29:

Từ hợp chất hợp chất E mạch hở tiến hành các phản ứng sau (hệ số trong phương trình biểu thị đúng tỉ lệ mol phản ứng):

E+H2Oaxit,toG+T

T+2AgNO3+3NH3+H2Otoamoni gluconat+2Ag+2NH4NO3

G+Br2+H2Oaxit gluconic+2HBr

G30oCenzim2Q+2CO2

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. E là saccarozơ.

B. T là glucozơ.

C. G là fructozơ.

D. Q là axit axetic.

Câu 30:

Từ hợp chất hợp chất E mạch hở tiến hành các phản ứng sau (hệ số trong phương trình biểu thị đúng tỉ lệ mol phản ứng):

E+5NaOHtoX+5Y

X+2AgNo3+3NH3+H2Otoamoni gluconat+2Ag+2NH4NO3

Y+NaOHtoCaOCH4+Na2CO3

Biết hợp chất X có nhiều trong quả nho chín. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Phân tử E chứa 5 gốc axetat.

B. X là glucozơ.

C. Y là natri axetat.

D. E không tham gia phản ứng tráng bạc.