Tính chất hóa học của monosaccarit

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 2:

Chất tham gia phản ứng tráng gương là:

A. GlixeroL

B. etyl amin

C. Saccarozo

D. Fructozo 

Câu 3:

Khi đun nóng glucozơ trong dung dịch chứa lượng dư AgNO3 và NH3, thu được hợp chất hữu cơ là

A. axit gluconic

B. saccarozơ

C. sobitol.

D. amoni gluconat

Câu 4:

Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là

A. C6H12O6 (glucozơ)

B. CH3COOH

C. HCHO

D. HCOOH.

Câu 5:

Các chất: glucozơ (C6H12O6), fomanđehit (HCH=O), axetanđehit (CH3CHO), metyl fomat (H-COOCH3), phân tử đều có nhóm -CHO nhưng trong thực tế để tráng gương người ta chỉ dùng

A. CH3CHO

B. HCOOCH3

C. C6H12O6

D. HCHO

Câu 6:

Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. Glucozơ, axit fomic, axetanđehit.

B. Fructozơ, glixerol, anđehit axetic

C. Glucozơ, glixerol, axit fomic.

D. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ

Câu 7:

Cho dãy các chất: anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Câu 8:

Trong công nghiệp chế tạo ruột phích người ta thực hiện phản ứng hoá học nào sau đây để tráng bạc ?

A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 9:

Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D. Tinh bột

Câu 10:

Trong phản ứng nào sau đây glucozơ chỉ thể hiện tính oxi hóa?

A. Tham gia phản ứng tráng bạc, tạo thành amoni gluconic.

B. Cộng hiđro, tạo thành sobitol.

C. Tác dụng với Cu(OH)2, tạo thành dung dịch màu xanh lam.

D. Lên men, tạo thành etanol và cacbon đioxit.

Câu 11:

Sobitol là sản phẩm của phản ứng?

A. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3 trong amoniac.

B. Khử glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

C. Lên men ancol etylic với xúc tác men giấm.

D. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.

Câu 12:

Khi sục khí H2 dư vào dung dịch glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tới phản ứng hoàn toàn, thu được sản phẩm hữu cơ là

A. sobitol.

B. fructozơ.

C. axit gluconic.

D. glixerol.

Câu 13:

Glucozơ có tính oxi hóa khi phản ứng với 

A. [Ag(NH3)2]OH

B. Cu(OH)2

C. H2 (Ni, t0)

D. dung dịch Br2

Câu 14:

Cho các chất: (1) glucozơ, (2) triolein, (3) axit oleic, (4) axetanđehit. Ở điều kiện thích hợp, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng với H2 (xúc tác Ni) là

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 15:

Dẫn khí H2 vào dung dịch chất nào sau đây (có mặt xúc tác Ni, đun nóng), thu được sobitol?

A. glixerol.

B. saccarozơ.

C. triolein.

D. glucozơ.

Câu 16:

Chất nào sau đây phản ứng được với cả Na, Cu(OH)2/NaOH và AgNO3/NH3?

A. glixerol

B. glucozơ

C. saccarozơ

D. anđehit axetic

Câu 17:

Glucozơ có thể tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với H2 (Ni, to). Qua hai phản ứng này chứng tỏ glucozơ

A. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.

B. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá.

C. chỉ thể hiện tính khử.

D. chỉ thể hiện tính oxi hoá.

Câu 18:

Chất T trong dung dịch có khả năng tác dụng với các chất: (1) H2 (xúc tác Ni, to), (2) AgNO3 (trong dung dịch NH3, to). Chất nào sau đây phù hợp với T?

A. Saccarozơ.

B. Glucozơ.

C. Axit gluconic.

D. Sobitol.

Câu 19:

Thực hiện các phản ứng sau:

(1) HOCH2(CHOH)4CHO + AgNO3 NH3,to HOCH2(CHOH)4COOH + 2Ag.

(2) HOCH2(CHOH)4CHO + Br2 + H2O to  HOCH2(CHOH)4COOH + 2HBr.

(3) HOCH2(CHOH)4CHO + H2 Ni,to HOCH2(CHOH)4CH2OH.

(4) HOCH2(CHOH)4CHO enzim,to 2C2H5OH + 2CO2.

Phản ứng trong đó glucozơ chỉ thể hiện tính khử là

A. (1) và (2).

B. (2) và (3).

C. (3) và (4).

D. (1) và (4)

Câu 20:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho glucozơ tác dụng với AgNO3 dư (trong dung dịch NH3, to)

(b) Hòa tan Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ.

(c) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo thành sobitol.

(d) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch amoni gluconat.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 21:

Phản ứng nào không thể hiện tính khử của glucozơ?

A. Cho glucozơ tác dụng với nước brom.

B. Phản ứng tráng gương glucozơ.

C. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/NaOH tạo ra Cu2O

D. Cho glucozơ cộng H2 (Ni, to).

Câu 22:

Cho các tác nhân phản ứng và các điều kiện tương ứng:

(1) H2 (xúc tác Ni, to)

(2) AgNO3 (trong dung dịch NH3, to)

(3) Cu(OH)2

(4) (CH3CO)2O (piriđin)

(5) Br2 (trong nước).

Số tác nhân có phản ứng với dung dịch glucozơ ở các điều kiện trên là

A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 2.

Câu 23:

Glucozơ có thể tác dụng được với tất cả các chất nào sau dây?

A. H2 (Ni, to); Cu(OH)2 ; AgNO3/NH3; H2O (H+, to)

B. AgNO3/NH3; Cu(OH)2; H2 (Ni, to); (CH3CO)2O (H2SO4 đặc, to)

C. H2 (Ni, to); AgNO3/NH3; NaOH; Cu(OH)2

D. H2 (Ni, to); AgNO3/NH3; Na2CO3; Cu(OH)2

Câu 24:

Glucozơ được điều chế từ saccarozơ dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Để tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ người ta thực hiện các bước như sau:

(1) Thêm 3-5 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm

(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa hòa tan hết

(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 -700C trong vài phút

(4) Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

Thứ tự tiến hành đúng là

A. (1), (2), (3), (4).

B. (4), (2), (1), (3)

C. (1), (4), (2), (3).

D. (4), (2), (3), (1).

Câu 25:

Glucozơ và fructozơ đều

A. làm mất màu nước brom.

B. có phản ứng tráng bạc.

C. thuộc loại đisaccarit.

D. có nhóm chức –CH=O trong phân tử.

Câu 26:

Fructozơ không phản ứng được với chất nào sau đây?

A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

B. H2 (xúc tác Ni, to)

C. nước Br2

D. dung dịch AgNO3/NH3, to

Câu 27:

Cho các tính chất sau: (1) tác dụng với nước brom, (2) có phản ứng tráng bạc, (3) hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch xanh lam, (4) tác dụng với H2 (Ni, to).

Số tính chất đúng với cả dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ là

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 28:

Phát biểu nào sau đây là sai? Glucozơ và fructozơ đều

A. làm mất màu nước brom.

B. có phản ứng tráng bạc.

C. thuộc loại monosaccarit.

D. có tính chất của ancol đa chức.

Câu 29:

Glucozơ và fructozơ

A. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2

B. đều có nhóm chức CHO trong phân tử

C. là hai dạng thù hình của cùng một chất

D. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở

Câu 30:

Điều khẳng định nào sau đây không đúng ?

A. Glucozơ và fructozơ là hai chất đồng phân với nhau

B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2/NaOH, to.

C. Cacbohiđrat còn có tên là gluxit.

D. Glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương vì có nhóm -CHO trong phân tử.

Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozơ và fructozơ đều tồn tại chủ yếu ở dạng vòng.

(b) Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(c) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.

(d) Glucozơ là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 32:

Cho các phát biểu sau

(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.

(b) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.

(c) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

(d) Axit gluconic thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 33:

Cho các phát biểu sau

(a) Glucozơ và fructozơ đều là cacbohiđrat.

(b) Dung dịch glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.

(c) Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.

(d) Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 34:

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?

A. Cho glucozơ và fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) xảy ra phản ứng tráng bạc.

B. Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với hiđro sinh ra cùng một sản phẩm.

C. Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo cùng một loại phức đồng.

D. Glucozơ và fructozơ có công thức phân tử giống nhau.

Câu 35:

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.

B. Dung dịch AgNO3/NH3 oxi hoá glucozơ thành amoni gluconat và tạo ra bạc kim loại.

C. Dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng có Ni làm xúc tác, sinh ra sobitol.

D. Dung dịch glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao tạo phức đồng glucozơ [Cu(C6H11O6)2]

Câu 36:

Hãy chọn các phát biểu đúng về gluxit

1) Tất cả các hợp chất có công thức thực nghiệm (công thức đơn giản nhất) là CH2O đều là gluxit

2) Khi khử hoàn toàn glucozơ (C6H12O6) thành n-hexan chứng tỏ glucozơ có mạch cacbon không phân nhánh gồm 6 nguyên tử cacbon.

3) Glucozơ vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa

4) Glucozơ tác dụng với lượng dư anhiđrit axetic (CH3CO3)2O thu được este chứa 5 gốc CH3COO - chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm –OH

5) Khi đốt cháy hoàn toàn glucozơ thu được số mol CO2 bằng số mol H2O;

6)Cứ 1 mol glucozơ tham gia phản ứng tráng gương cho 4 mol Ag

A. 1,2,3,4

B. 2,3,4,5

C. 1,2,4,5

D. 2,4,5,6