TOP 12 mẫu Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng (HAY NHẤT 2024)

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng Ngữ văn 11 Cánh Diều gồm 12 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 11 hiệu quả hơn.

1 93 lượt xem


Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng.

Dàn ý Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích Anh hùng tiếng gọi đã rằng

Mở bài

- Đặt vấn đề: sức ảnh hưởng của đại thi hào Nguyễn Du đối với nền văn chương.

- Vấn đề: Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích Anh hùng tiếng gọi đã rằng (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nếu nhận xét về tính cách của nhân vật này.

Thân bài

- Nhân vật văn học, hình tượng nhân vật.

- Giới thiệu chung: đoạn trích sau phân cảnh Kiều báo ân, báo oán người anh hùng Từ Hải giàu nghĩa khí, qua đó nói lên khát vọng tự do của con người thời đại.

- Phân tích:

+ Lí tưởng: cao cả, đứng lên bảo vệ những người yếu thế trong xã hội, chống lại cái xấu.

+ Lời nói: đanh thép, chắc nịch, hùng hồn.

+ Hành động: đi đến đâu, đánh thắng đến đấy. Khí phách oai phong lẫm liệt.

- Nhận xét tính cách nhân vật: người chính trực, quả cảm, người anh hùng ngang tàn, xứng đáng là tấm gương cho nhiều thế hệ noi theo.

Kết bài

- Kết thúc vấn đề.

loading...

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng - mẫu 1

Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc đóng góp nhiều tác phẩm nổi tiếng cho nền văn chương nước nhà. Có thể nói, những tác phẩm của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc không chỉ trong lòng công chúng trong nước và còn gây tiếng vang lớn trong cộng đồng quốc tế. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du, ta không thể không nói đến đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” trong tác phẩm “Truyện Kiều” với hình tượng nhân vật Lí Hải – hình tượng nhân vật người anh hùng lí tưởng cao cả.

Nhân vật văn học được các nhà cầm bút thể hiện qua nghệ thuật ngôn từ để hình tượng hóa con người. Văn chương ở thời kì nào cũng vậy, để phản ánh thế giới hiện thực muôn hình vạn trạng, ắt cần đến hình tượng nhân vật. Hình tượng nhân vật đại diện cho một thế hệ người tại chính giai đoạn đó. Nhân vật lão Hạc hay chị Dậu khái quát lên hiện trạng xã hội Việt Nam thuở bấy giờ với những bất công, số phận hẩm hiu, bất hạnh của những con người dưới đáy xã hôi, những kẻ thấp cổ bé họng không biết bấu víu vào ai. Thông qua nhân vật, tác giả thể hiện thái độ, tâm tư, tình cảm của mình đồng thời mở ra những quan điểm, những bài học nhân sinh, nhân đạo sâu sắc.

“Anh hùng tiếng đã gọi rằng” là phần tiếp theo sau cảnh Thúy Kiều báo ân, báo oán. Đoạn trích đã thể hiện người anh hùng Từ Hải giàu nghĩa khí, qua đó nói lên khát vọng tự do của con người thời đại.

Lời nói đanh thép, hùng hồn của Từ Hải đã chứng minh được khí phách ngùn ngụt. Từ Hải xem mình là “anh hùng”, mà đã là anh hùng thì tất, đó là người hội tụ tất cả tinh hoa, vừa mạnh về sức lực, vừa giỏi về trí tuệ. Người anh hùng đấy luôn đứng dậy đấu tranh để bảo vệ chính nghĩa, nhận thấy bất bình lập tức ra tay. Chí khí người anh hùng Từ Hải khó ai có thể có được. Cách Từ Hải nói chuyện với Thúy Kiều sau hơn nửa năm chung sống mặn nồng, dù không muốn chia li nhưng vì việc lớn, Từ Hải buộc lòng phải ra đi. Lời nói gãy gọn, chắc nịch cho chúng ta cảm nhận khí thế đang chảy cuộn trào trong Từ Hải.

Không chỉ vậy, về lí tưởng, có thể khẳng định, Từ Hải là người mang đậm khí phách lớn của người anh hùng:

“Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”

Từ Hải đã cứu Thúy Kiều thoát khỏi lầu xanh, đó là một trong nhiều minh chứng rõ ràng nhất cho lí tưởng của chàng. Từ Hải không dung tha mọi “bất bằng”, sẵn sàng đứng dậy đấu tranh chống lại cái xấu, những điều bất bình trong lòng xã hội. Đó là một khí phách lớn, hiên ngang, lẫy lừng. Hành động của anh đã cứu Thúy Kiều thoát khỏi bao điều nguy hiểm phía trước. Không nhờ Từ Hải, liệu rằng, Thúy Kiều có được những phút giây chung sống mặn nồng êm đềm như hôm nay? Cuộc sống chốn lầu xanh vốn dĩ đầy thị phi, rập rình hiểm nguy, không ngoa khi nói rằng, Từ Hải đã cứu Kiều thay đổi cuộc đời.

Qua đoạn trích, hình ảnh Từ Hải hiện lên là một người oai phong lẫm liệt. Từ Hải xem vua quan triều đình là “loài giá áo túi cơm”. Từng bước đi của chàng, đi đến đâu, quân đánh thắng đến đấy. Đó không chỉ là sức mạnh thể chất mà còn thể hiện được trí khôn chiến lược hành quân của Từ Hải. Mọi hành động của anh, suy cho cùng đều nói lên khí phách ngang tàn, một dũng sĩ được mọi người nể trọng. 

“Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”, quả vậy, bằng chứng là từ nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Anh hùng tiếng gọi đã rằng”, độc giả tận mắt chứng kiến người anh hùng với lí tượng cao đẹp không thua kém bất kì người anh hùng nào khác trong mỗi thời đại, ở Từ Hải thậm chí có phần nhỉn hơn khi toát lên vẻ đẹp từ ngoại hình đến tính cách đều cao quý, cao thượng. Song hơn tất cả, tính cách của nhân vật là thứ để lại dấu ấn lớn trong lòng độc giả nhất. Bởi lẽ, người anh hùng Từ Hải đã đứng lên bảo ệ những người yếu thế trong xã hội, bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải. Với anh, những thứ bất công trong xã hội đều phải loại bỏ, trừ khử. Anh không ngần ngại chê trách những điều xấu xa mà nhiều người dẫu biết nhưng không dám lên tiếng. Một người chính trực, quả cảm, ngang tàn như Từ Hải, xứng đáng là tấm gương cho nhiều thế hệ noi theo. Văn học và cuộc sống không biết từ lúc nào đã hòa quyện lại với nhau, để cùng xây dựng nên con người với những điều tốt lành trong cuộc sống. Và đây, chính là chức năng lớn nhất của văn chương, hướng con người đến “chân – thiện – mĩ”.

Như vậy, qua đoạn trích “Anh hùng tiếng gọi đã rằng” đã thể hiện được hình tượng nhân vật Từ Hải – người anh hùng với lí tưởng cao cả.

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng - mẫu 2

Câu nói của Từ Hải thể hiện, Từ Hải tự coi mình là 'quốc sĩ', xem Thúy Kiều là 'tri kỉ'.. Từ Hải giúp Kiều là một việc đầy nghĩa khí như các anh hùng hào kiệt xưa vẫn coi trọng 'Lộ kiến....tượng trợ'. Chàng không thể dung tha cho những tội ác ở đời. Qua đó ta thấy được lý tưởng cao đẹp của Từ Hải như một lời thách đấu với tội ác, với bất công của cuộc đời. Từ Hải cùng đội quân hùng hậu đi đến đâu hùng hổ như vũ bão “trúc chè mái tan”, binh uy thì “sấm ran trong ngoài”. Chàng gây dựng nên triều đình làm bá chủ một phương, bày binh bố trận rõ ràng. Từ Hải đánh đâu thắng đấy, càn quét cả “năm thành cõi nam”. Từ Hải coi bọn gian thần triều đình là “loài giá áo túi cơm”. Nguyễn Du đã tái hiện hình ảnh Từ Hải oai phong lẫm liệt như vị thần linh huyền thoại, như bậc anh hùng sử thi.

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng - mẫu 3

Đọc Truyện Kiều nói chung và trích đoạn Chí khí anh hùng nói riêng, người đọc hẳn sẽ không thể nào quên được chàng trai 'đầu đội trời, chân đạp đất' Từ Hải- người anh hùng với chí khí bốn phương và khát khao lập nên nghiệp lớn. Có thể nói, Từ Hải đã trở thành một nhân vật mà ở đó tác giả gửi gắm ước mơ về công lý, công bằng trong xã hội lúc bấy giờ.

' Nửa năm hương lửa động lòng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương'

Sau nửa năm kể từ ngày cứu Thúy Kiều ra khỏi chốn lầu xanh, Kiều và Từ Hải chung sống với nhau, tình cảm rất mực gắn bó thắm thiết 'hương lửa đương nồng'. Những tưởng hạnh phúc gia đình ấm êm có thể níu giữ đôi chân Từ Hải. Nhưng không, trái tim và chí hướng của người anh hùng đã 'động lòng bốn phương', Từ Hải ước mơ lập nên nghiệp lớn, nuôi chí vùng vẫy bốn phương. Tính từ 'thoắt' kết hợp với cụm động từ 'động lòng bốn phương' cho thấy sự mau lẹ, dứt khoát trong hành động và ý nghĩ của nhân vật. Chí anh hùng đã thôi thúc Từ Hải ra đi:

'Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm, yên ngựa lên đường thẳng rong'

Không gian rộng lớn 'trời bể mênh mang' của vũ trụ càng làm nổi bật khát vọng, ý chí lên đường lập công danh của bậc 'trượng phu'. Hình ảnh người anh hùng cùng ngựa và gươm lên đường thật đẹp, đó là những bước đi trong một tâm thế đấy quyết tâm, trong một tư thế đầy ngạo nghễ, thong dong, không chút vướng bận, do dự.

'Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi'

Thấu hiểu hoài bão cũng như khát vọng lên đường của Từ Hải nên Thúy Kiều không chỉ ủng hộ quyết định của chàng mà còn bày tỏ mong muốn được đi theo để được đỡ đần, san sẻ những khó khăn với chàng. Để được Từ Hải chấp thuận, Kiều rằng 'phận gái chữ tòng'- đã là vợ thì phải theo chồng, hẳn là rất thuận tình thuận lý. Hai chữ 'một lòng' được Kiều nhắc đến như khẳng định cho sự ủng hộ mà Kiều dành cho Từ trên con đường lập công danh, sự nghiệp cũng là lời quyết tâm được song hành cùng Từ trên con đường lập nghiệp. Hẳn phải là một người vợ thấu hiểu lắm Kiều mới cảm thông, ủng hộ một lòng khát vọng của người đầu ấp tay kề với mình như vậy. Trước lời đề nghị thấu tình đạt lý của Kiều, Từ Hải đã vội vàng từ chối:

'Từ rằng tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình'

Thoạt nghe, ngỡ đó là một lời trách cứ nhẹ nhàng nhưng đằng sau đó là một lời động viên dành cho người tri kỉ. Từ Hải biết là Kiều vốn rất hiểu chí nguyện và khát vọng của chàng: 'tâm phúc tương tri', vì vậy mong nàng hãy vượt lên những tình cảm thông thường vốn có của nữ nhi để xứng đáng trở thành tri kỉ của người trượng phu. Nói rồi Từ Hải lại quyết lời:

'Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng cây rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Đó là những lời hứa đầy quả quyết chất chứa một niềm tin mãnh liệt của Từ Hải vào một chiến thắng lừng danh ngày trở về. Ra đi bằng quyết tâm, trở về bằng chiến thắng với cờ hoa rợp đường, tiếng chiêng reo vui trong niềm vui hội ngộ. Đó cũng là lúc Từ Hải trở thành một bậc quân tử 'phi thường' trong thiên hạ với những chiến công hiển hách, mang lại hòa bình, ấm no cho nhân dân, khi ấy sẽ đường đường 'rước nàng nghi gia', cùng nàng trọn niềm vui chiến thắng. Lời Từ thật mạnh mẽ, trong lời nói là cả một niềm tin mãnh liệt ở một tương lai huy hoàng, lừng lẫy, trong từng câu nói, ta thấy được sự tự tin, bản lĩnh can trường của bậc trượng phu, quân tử.

'Bằng nay bốn bể không nhà.
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu
Đành rằng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì'

Để thuyết phục Kiều hơn nữa, Từ Hải đã khéo léo tâm sự cùng nàng những khó khăn trên chặng đường phía trước 'bốn bể không nhà'. Bậc trượng phu sợ rằng nếu Kiều theo sẽ thêm lo toan, gánh nặng, chàng cũng không muốn Kiều phải chịu nhiều bận tâm, khổ cực nữa. Hải khuyên Kiều hãy 'đành lòng' chờ đợi, đợi 'một năm sau' chàng sẽ trở về, cùng nàng vui hạnh phúc sum vầy. Hẳn rằng khi nghe được lời hứa trở về trong chiến thắng cùng mốc thời gian cụ thể 'một năm' của Từ Hải, Kiều cũng sẽ phần nào an tâm mà thuận lòng để chàng ra đi.

'Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi'

Khát vọng lớn lao thôi thúc Từ Hải lên đường. Hành động 'quyết lời', 'dứt áo'ra đi vô cùng mạnh mẽ, dứt khoát, không chút buồn vương, vướng bận của Từ Hải đã cho thấy một ý chí và quyết tâm mãnh liệt của chàng. Giữa không gian rộng lớn của vũ trụ, Từ Hải một mình một ngựa lên đường, nhắm thẳng mục tiêu mà tới. Hình ảnh lên đường của chàng tựa như cánh chim bằng cất cánh, cưỡi gió, vượt mây chinh phục khát vọng, lập nên vinh quang trong sự nghiệp.

Đoạn trích tuy ngắn gọn mà để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai về vẻ đẹp tâm hồn và khát vọng của Từ Hải. Ở Từ, chàng không chỉ là một phu tử hết lòng với người tri âm, một chàng trai thấu hiểu lẽ đời mà con là một bậc trượng phu có lý tưởng anh hùng, hành động phi thường trong thiên hạ. Vẻ đẹp của Từ Hải cũng là vẻ đẹp của một con người đại diện cho ước mơ, khát vọng của nhân dân, của một thời đại trong lịch sử.

Bằng thể thơ lục bát quen thuộc kết hợp cùng bút pháp lý tưởng hóa, sử dụng các điển tích, điển cố cùng ngôn từ được chọn lọc, trau chuốt, Nguyễn Du đã khắc họa nên hình ảnh một Từ Hải đầy phi thường và đáng ngưỡng mộ. Đó là một nhân vật với lý tưởng vì nhân dân tuyệt đẹp, thật xứng đáng với những lời mà Nguyễn Công Trứ từng viết:

' Chí làm trai Nam, Bắc, Đông Tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể'

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng - mẫu 4

Ngòi bút Nguyễn Du tài tình khi khắc họa những nhân vật trong Truyện Kiều luôn chân thật, sống động, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nhân vật vừa có nét chung, vừa có nét riêng nổi bật, đặc biệt là về tâm lý, tính cách. Chỉ cần một lời thơ cô đọng, tác giả đã làm lộ ngay thần thái của nhân vật. Đoạn Chí khí anh hùng- Từ Hải ra đi lập sự nghiệp, giã từ Thúy Kiều - đã thể hiện sắc nét nghệ thuật miêu tả nhân vật đó của Nguyễn Du.

Từ Hải đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chỉ là mục đích cao để hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích. Ở con người Từ Hải, nỗi khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đã trở thành một sức mạnh của thiên nhiên, không gì có thể kiềm chế nổi. Từ Hải đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa, chợt động lòng bốn phương. Thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời bể mênh mang và lập tức ở vào tư thế một mình với thanh gươm yên ngựa sẵn sàng lên đường. Động lòng bốn phương là 'động bụng nghĩ đến bốn phương' (Tản Đà). Nói cụ thể hơn là thấy trong lòng cái chí tung hoành ở bốn phương đang thúc giục, kêu gọi. Chỉ hai câu đầu, ta thấy Từ Hải không phải là con người tầm thường, mà có tâm chí của bậc hào kiệt Không gian trong câu 3, 4 (trời bể mênh mang, lên đường thẳng rong) thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải: lên đường, một mình một ngựa, một thanh gươm!

Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt thể hiện rõ tính cách của nhân vật anh hùng này. Từ Hải là con người của sự nghiệp phi thường, không thể đắm mình mãi chốn khuê phòng. Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, Từ Hải thoắt đã động lòng bốn phương, tiếng gọi của sự nghiệp đã thức tỉnh chàng. Giờ đây sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, sự nghiệp chẳng những là ý nghĩa của sự sống, mà còn là điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỷ gửi gắm, trông cậy ở chàng. Do vậy nên không chút bịn rịn, không có những lời than vãn lúc chia biệt. Thêm nữa, trong lời trách người tri kỷ chưa thoát khỏi thường tình nhi nữ, còn bao hàm cái ý khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để làm vợ của một anh hùng. Cho nên sau này trong nỗi nhớ thương của Kiều (Cánh hồng bay bổng tuyệt vời - Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm) không chỉ có sự mong chờ người yêu xa cách, mà còn mong chờ cả sự nghiệp của Từ Hải.

Con người rất tự chủ và tự tin. Trước đây, ngay trong cảnh trần ai, Từ Hải ngang nhiên xem mình là anh hùng, tất cả sự nghiệp sau này như đã nắm chắc trong tay. Giờ đây xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, Từ Hải đã khẳng định, muộn thì cũng không quá một năm, sẽ nhất định trở về với cả một cơ đồ to lớn.

Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa. Trong đoạn trích này, qua từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật miêu tả của tác giả, Từ Hải hiện ra với tính cách của con người phi thường.

Trượng phu là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt nói những quyết định dứt khoát của Từ Hải. Bốn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải 'không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương' (Hoài Thanh). Chữ dứt áo trong câu Quyết lời dứt áo ra đi thể hiện được phong cách con người phi thường lúc chia biệt: người ở nắm áo, nhưng người đi cứ dứt áo ra đi.

Mặt khác, Từ Hải là con người phi thường, nên lúc ra đi cũng không thể ra đi như mọi người. Hơn nữa, hình ảnh Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi cho thấy chí lớn của một bậc hào kiệt. Từ Hải ra đi chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng vẫn cả quyết ngày trở về sẽ có mười vạn tinh binh. Làm thế nào mà có được như thế, Từ Hải không nói, nhưng Kiều thì tin và người đọc cũng không thấy phải băn khoăn.

Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng lý tưởng, phi thường với những nét thật cụ thể, sinh động.

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng - mẫu 5

Đoạn trích đã vẽ lên chân dung người anh hùng Từ Hải vô cùng đẹp đẽ, đồng thời gửi gắm những thông điệp ý nghĩa qua nhân vật này.

Văn bản nói về cuộc chia tay giữa Thúy Kiều và Từ Hải sau nửa năm chung sống mặn nồng. Từ Hải lên đường thể hiện quyết tâm mưu đồ việc lớn của người anh hùng có hùng tâm tráng trí cao cả, lớn lao. Trước đoạn trích này, ngay từ khi Từ Hải xuất hiện, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy hình ảnh người anh hùng ngay từ vẻ đẹp ngoại hình:

Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm thước rộng thân mười thước cao
Hay vẻ đẹp ở phương diện tài năng:
Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.

Để làm bật vẻ đẹp đó, bốn câu thơ đầu đã vẽ lên hình ảnh người anh hùng với khát khao, hoài bão lớn lao, cao đẹp:

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Giữa lúc cuộc sống của Từ Hải và Thúy Kiều đang ở độ đằm thắm, mặn nồng nhất thì Từ Hải quyết định dứt áo lên đường thực hiện nguyện vọng lớn lao. Theo lẽ thường, những người đàn ông sẽ khó có đủ quyết tâm để rời bỏ hạnh phúc riêng tư. Còn Từ Hải lại là một người hoàn toàn khác, mặc dù đang trong giai đoạn hạnh phúc nhất, nhưng sâu thẳm trong trái tim Từ Hải khát khao, hoài bão, nguyện vọng đó vẫn luôn âm ỉ cháy bỏng, chỉ chờ thời cơ thích hợp để thực hiện. Thái độ lên đường của Từ Hải hết sức dứt khoát, hành động “thoắt” cho thấy sự thay đổi nhanh chóng trong con người Từ Hải.

Chỉ cần nghĩ đến những khát khao, hoài bão lớn của đời người là chàng đã muốn lên đường ngay lập tức. Tư thế lên đường “trông vời” đó là cái nhìn thẳng về phía trước, thể hiện một thái độ tự tin, mạnh mẽ của con người có bản lĩnh kiên định, vững vàng. Các từ ngữ Nguyễn Du miêu tả quyết tâm của Từ Hải hết sức đắt giá: “trượng phu”, “động lòng bốn phương”, “trời bể mênh mông” cho thấy một không gian hoạt động rộng lớn, đó là không gian thiên nhiên, vũ trụ để Từ Hải thỏa sức vẫy vùng, thể hiện hùng tâm, tráng trí của mình.

Qua bốn câu thơ đầu Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh của một người anh hùng lí tưởng, phi thường, có ước mơ, có hoài bão cao cả, có chí lớn ôm trọn của trời đất. Nguyễn Du đã rất khéo léo khi xây dựng hình ảnh người anh hùng Từ Hải qua không gian rộng lớn, qua tư thế, hành động mạnh mẽ, dứt khoát. Qua cuộc đối thoại với Thúy Kiều vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải càng được thể hiện rõ nét hơn. Trước hết những lời đối thoại của Từ Hải đã cho thấy tình cảm chàng dành cho Thúy Kiều, chàng ý thức được sự lo lắng, băn khoăn, hiểu được ý định xin được đi theo của nàng Kiều nên đã nói chuyện với nàng để giải tỏa nỗi băn khoăn ấy. Chàng còn khẳng định tình cảm tri ân tri kỷ giữa hai người, rồi trách móc nàng Kiều vẫn chưa thoát khỏi chuyện nữ nhi thường tình:

Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình.

Từ Hải một người có ý chí, quyết tâm, ôm mộng lớn bao trùm thiên hạ bởi vậy vợ chàng, tri âm tri kỷ của chàng cũng phải là người phụ nữ mạnh mẽ, hiểu chuyện, không nên có những thái độ giống như những người phụ nữ bình thường khác. Ngoài ra, để làm Thúy Kiều yên tâm, chàng còn khẳng định, đưa ra lời hứa hẹn:

Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp trời
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Câu thơ là lời khẳng định tình cảm sâu sắc Từ Hải dành cho Thúy Kiều, đó làm tấm lòng trân trọng, luôn lo lắng cho Thúy Kiều của Từ Hải. Đồng thời Từ Hải cũng phân tích để Thúy Kiều hiểu được việc nàng muốn đi theo là không phù hợp: Bằng nay bốn bể không nhà/ Theo càng thêm bận biết là đi đâu. Để rồi một lần nữa Từ hứa hẹn chắc chắn một năm sau sẽ trở về đón nàng trong vinh quang. Đằng sau những lời nói của Từ Hải ta còn thấy được khát vọng lớn lao của người anh hùng: muốn có một đội quân tinh nhuệ, hùng hậu, đủ sức làm rung chuyển thiên hạ. Bày tỏ mục đích ra đi vì sự nghiệp lớn của mình là để khẳng định bản lĩnh nam nhi. Khát vọng lớn lao của người anh hùng Từ Hải thể hiện qua thái độ dứt khoát, kiên quyết dẹp bỏ tình riêng hết lòng vì sự nghiệp lớn.

Khát vọng lớn lao của Từ Hải còn được thể hiện ở lời khẳng định chỉ trong vòng một năm ngắn ngủi sẽ hoàn thành sự nghiệp lớn để trở về. Đối với một người nam nhi làm sự nghiệp lớn, gây dựng cơ đồ chỉ trong một năm quả là quá ngắn ngủi. Qua lớn khẳng định đó cho thấy sự bản lĩnh, tự tin của Từ Hải vào tài năng của mình. Thông qua lời đối thoại với Thúy Kiều đã khắc họa rõ nét, chân thực những khát vọng lớn lao, cao cả, mạnh mẽ và cả tình yêu tha thiết Từ Hải dành cho Thúy Kiều.

Hai câu thơ cuối thể hiện quyết tâm của Từ Hải: Quyết lời dứt áo ra đi/ Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. Các từ quyết, dứt, ra đi cho thấy hành động mạnh mẽ, dứt khoát, kiên quyết của Từ Hải. Hình ảnh cánh chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn được Nguyễn Du sử dụng để nói lên lý tưởng, khát vọng, hoài bão cao đẹp của người anh hùng.

Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công người anh hùng Từ Hải mang trong mình khát khao lớn lao, được vùng vẫy trong bốn biển. Đồng thời hình ảnh Từ Hải cũng gửi gắm niềm tin về công lý, về sự nghiệp của Nguyễn Du.

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng - mẫu 6

Qua ngòi bút của Nguyễn Du, Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm, trước hết là một anh hùng cái thế, đầu đội trời chân đạp đất. Khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng Kiều như một tri kỷ. Nhưng khi kết duyên cùng Kiều, Từ thực sự là một người đa tình. Song dẫu đa tình, Từ không quên mình là một tráng sĩ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa đất trời cao rộng. Từ Hải là một bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt được mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế, tuy khi đang sống với Kiều những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng Từ không quên chí hướng của bản thân. Đương nồng nàn hạnh phúc, chợt 'động lòng bốn phương', thế là toàn bộ tâm trí hướng về 'trời bể mênh mang', với 'thanh gươm yên ngựa' lên đường đi thẳng.Không gian trong hai câu thứ ba và thứ tư (trời bể mênh mang, con đường thẳng) đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hải.

Tác giả dựng lên hình ảnh 'Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong' rồi mới để cho Từ Hải và Thuý Kiều nói lời tiễn biệt. Liệu có gì phi logic không ? Không, vì hai chữ 'thẳng rong' có người giải thích là 'vội lời', chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói thì vô lý. Vậy có thể hình dung, Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thuý Kiều. Và, có thể khẳng định cuộc chia biệt này khác hẳn hai lần trước khi Kiều từ biệt Kim Trọng và Thúc Sinh. Kiều tiễn biệt Kim Trọng là tiễn biệt người yêu về quê hộ tang chú, có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm mà phải xa cách. Khi chia tay Thúc Sinh để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được làm vợ lẽ, hy vọng gặp lại rất mong manh vì cả hai đều biết tính Hoạn Thư, do đó gặp lại được là rất khó khăn. Chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thỏa chí vẫy vùng bốn biển. Do vậy, tính chất ba cuộc chia biệt là khác hẳn nhau. Lời Từ Hải nói với Kiều lúc chia tay thể hiện rõ nét tính cách nhân vật. Thứ nhất, Từ Hải là người có chí khí phi thường. Khi chia tay, thấy Kiều nói:

Nàng rằng : 'Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi'.
Từ Hải đã đáp lại rằng :
Từ rằng : 'Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình'.

Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự:

Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia'.

Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như Thúc Sinh khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp. Thứ hai, Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống:

Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!

Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt và ngôn ngữ bình dân, dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố, điển tích. Đặc biệt, nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hoá. Mọi ngôn từ, hình ảnh và cách miêu tả, Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.

Về từ ngữ, tác giả dùng từ trượng phu, đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và chỉ dùng cho nhân vật Từ Hải. Trượng phu nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn. Thứ hai là từ thoắt trong cặp câu:

Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Nếu là người không có chí khí, không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng ấm, người ta dễ quên những việc khác. Nhưng Từ Hải thì khác, ngay khi đang hạnh phúc, chàng 'thoắt' nhớ đến mục đích, chí hướng của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp bản chất của Từ, thêm nữa, Từ nghĩ thực hiện được chí lớn thì xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thuý Kiều dành cho mình. Cụm từ động lòng bốn phương theo Tản Đà là 'động bụng nghĩ đến bốn phương' cho thấy Từ Hải 'không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương' (Hoài Thanh). Hai chữ dứt áo trong Quyết lời dứt áo ra đi thể hiện được phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt.

Về hình ảnh, 'Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi' là một hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn. Không chỉ thế, trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thỏa chí tung hoành 'diễn tả một cách khoái trá giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt'. Nói thế không có nghĩa là Từ Hải không buồn khi xa Thuý Kiều mà chỉ khẳng định rõ hơn chí khí của nhân vật. Hình ảnh : 'Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong' cho thấy chàng lên ngựa rồi mới nói lời tiễn biệt, điều đó diễn tả được cái cốt cách phi thường của chàng, của một đấng trượng phu trong xã hội phong kiến.

Về lời miêu tả và ngôn ngữ đối thoại cũng có những nét đặc biệt. Kiều biết Từ Hải ra đi trong tình cảnh 'bốn bể không nhà' nhưng vẫn nguyện đi theo. Chữ 'tòng' không chỉ giản đơn như trong sách vở của Nho giáo rằng phận nữ nhi phải 'xuất giá tòng phu' mà còn bao hàm ý thức sẻ chia nhiệm vụ, đồng lòng tiếp sức cho Từ khi Từ gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ Hải nói rằng sao Kiều chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình không có ý chê Kiều nặng nề mà chỉ là mong mỏi Kiều cứng rắn hơn để làm vợ một người anh hùng. Từ nói ngày về sẽ có 10 vạn tinh binh, Kiều tin tưởng Từ Hải. Điều đó càng chứng tỏ hai người quả là tâm đầu ý hợp, tri kỷ, tri âm.

Đoạn trích ngợi ca chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải, một lý trí phi thường của bậc trượng phu và khẳng định lại một lần nữa tình cảm của Thuý Kiều và Từ Hải là tình tri kỷ, tri âm chứ không chỉ đơn thuần là tình nghĩa vợ chồng.

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng - mẫu 7

đang cập nhật

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng - mẫu 8

đang cập nhật

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng - mẫu 9

đang cập nhật

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng - mẫu 10

đang cập nhật

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng - mẫu 11

đang cập nhật

Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng - mẫu 12

đang cập nhật

1 93 lượt xem