TOP 15 bài Tóm tắt Minh sư (HAY NHẤT 2024) - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Minh sư Ngữ văn lớp 8 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 109 lượt xem


Tóm tắt Minh sư - Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 8 Minh sư

Tóm tắt Minh sư - mẫu 1

Minh sư của Thái Bá Lợi là tiểu thuyết kể về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Hoàng. Ông vẫn tham gia chinh chiến dù đã 80 tuổi, với tinh thần của một tráng sĩ. Tại đỉnh xương mù, ông tưởng niệm lại những người đã cùng ông chiến đấu suốt mấy chục năm qua nhưng giờ đã không còn đầy đủ. Tuy nhiên, chỉ bằng một từ “minh sư”, ông đã cho thấy phẩm chất cao đẹp, chí khi anh hùng của Đoan Quốc Công. Minh sư của ông là tất cả những người từ người thân đến kẻ thù xa lạ đều là những bậc thầy mà ta phải tri ân họ vì họ giúp ta mở mang nhiều điều. Sự tôn trọng và biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình đã cho thấy phẩm chất cao đẹp của con người.

Tóm tắt Minh sư - mẫu 2

Trong tiểu thuyết Minh sư, tác giả Thái Bá Lợi miêu tả cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật chính là Nguyễn Hoàng. Dù đã tròn 80 tuổi nhưng ông vẫn tham gia chinh chiến với sự kiên cường và khí thế của một tráng sĩ trẻ. Suốt một ngày dài điều động quân đội, Nguyễn Hoàng chỉ ngồi cáng hai lần trên lưng ngựa mà thôi. Tới khi lên đỉnh sương mù, ông và binh đoàn của mình phải nghỉ lại trên đỉnh núi do cái lạnh và sương mù. Đêm đó, ông không ngủ được và hoài niệm về những người đã cùng ông chiến đấu suốt nhiều năm qua nhưng giờ đây đã không còn đầy đủ nữa. Nguyễn Hoàng cảm thấy buồn và thao thức đến mức ông bèn đi dạo quanh nơi hạ trại và tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của hai người lính gác. Một người nói rằng ông phải cầm quân cho đến khi ông chết, trong khi người kia lại cho rằng ông sợ bị Trịnh Kiểm giết nên đã tìm đường chạy thoát thân vào đây. Nghe được những lời này, Nguyễn Hoàng sợ bị lộ và đánh rơi phẩm chất của một anh hùng, nhưng chẳng may ông trượt ngã do một mảnh rêu trên đường. Hai người lính gác phát hiện ra ông và tay chân của họ bắt đầu run lẩy bẩy. Tuy nhiên, Nguyễn Hoàng không giận dữ và thay vào đó, ông vô cùng bình tĩnh và chân thành khi nói với hai người lính rằng những gì họ nói đều đúng và tất cả chúng ta đều phải tri ân những người đã giúp mở mang kiến thức và tầm nhìn của mình. Nguyễn Hoàng gọi những người này là minh sư, cho thấy sự tôn trọng và biết ơn của mình đối với tất cả những người đã giúp đỡ mình trên con đường sự nghiệp và đời sống.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Minh sư (2023) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tóm tắt Minh sư - mẫu 3

Minh sư là tiểu thuyết của tác giả Thái Bá Lợi kể về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Hoàng. Vào năm Nguyễn Hoàng tròn 80 tuổi, ông vẫn tham gia chinh chiến với khí thế hơn người phải mang tầm vóc của tráng sĩ 20. Suốt chặng được cả ngày dài, ông chỉ ngồi cáng hai lần còn đâu vẫn ngồi trên lưng ngựa. Lên đến đỉnh xương mù, vì cái lạnh thấu xương và sương mù nên ông cùng binh đoàn của mình sẽ nghỉ lại trên đỉnh núi. Đêm đó ông thao thức không được, quây quần bên đống lửa ông hoài niệm lại những con người đã cùng ông chiến đấu suốt mấy chục năm qua, nhưng giờ không còn đầy đủ. Ông trấn an lại mình, dặn dò binh sĩ sáng mai xuống núi ra trận. Đoan Quốc Công – Nguyễn Hoàng không buồn ngủ nên bèn đi dạo quanh nơi hạ trại, tình cờ ông nghe được cuộc trò chuyện của hai người lính gác. Một người nói rằng chắc ông phải cầm quân cho đến ngày nhắm mắt, một người lại cho rằng chẳng qua ông sợ bị Trịnh Kiểm giết nên tìm đường chạy thoát thân vào đây, gặp thời thì mở rộng bờ cõi. Nguyễn Hoàng khẽ khàng sợ bị lộ nhưng chẳng may một mảnh rêu làm ông trượt ngã. Hai người lính phát hiện ra ông thì tay chân run lẩy bẩy. Đoan Quốc Công vội vàng trấn an họ, không những không chừng trị mà còn mời họ cùng ngồi nói nốt câu chuyện đang dang dở. Ông nói rằng: “Các anh có tội nói sau lưng ta nhưng lời các anh nói quả thật không sai. Các anh đã nhắc ta biết một sự thật mà ta có thể quên thì đó là minh sư của ta.” Chỉ bằng một từ “minh sư”, quả thật đã cho ta thấy phẩm chất cao đẹp, chí khi anh hùng của Đoan Quốc Công. Minh sư được ông nhắc đến có nghĩa là tất cả những ai từ người thân quen đến kẻ thù xa lạ đều là những bậc thầy mà ta phải tri ân họ vì họ giúp ta mở mang nhiều điều.

Tóm tắt Minh sư - mẫu 4

  “Minh sư” là tiểu thuyết của tác giả Thái Bá Lợi kể về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Hoàng. Vào năm Nguyễn Hoàng tròn 80 tuổi, ông vẫn tham gia chinh chiến với khí thế hơn người phải mang tầm vóc của tráng sĩ 20. Suốt chặng được cả ngày dài, ông chỉ ngồi cáng hai lần còn đâu vẫn ngồi trên lưng ngựa. Lên đến đỉnh xương mù, vì cái lạnh thấu xương và sương mù nên ông cùng binh đoàn của mình sẽ nghỉ lại trên đỉnh núi. Đêm đó ông thao thức không được, quây quần bên đống lửa ông hoài niệm lại những con người đã cùng ông chiến đấu suốt mấy chục năm qua, nhưng giờ không còn đầy đủ. Ông trấn an lại mình, dặn dò binh sĩ sáng mai xuống núi ra trận. Đoan Quốc Công – Nguyễn Hoàng không buồn ngủ nên bèn đi dạo quanh nơi hạ trại, tình cờ ông nghe được cuộc trò chuyện của hai người lính gác. Một người nói rằng chắc ông phải cầm quân cho đến ngày nhắm mắt, một người lại cho rằng chẳng qua ông sợ bị Trịnh Kiểm giết nên tìm đường chạy thoát thân vào đây, gặp thời thì mở rộng bờ cõi. Nguyễn Hoàng khẽ khàng sợ bị lộ nhưng chẳng may một mảnh rêu làm ông trượt ngã. Hai người lính phát hiện ra ông thì tay chân run lẩy bẩy. Đoan Quốc Công vội vàng trấn an họ, không những không chừng trị mà còn mời họ cùng ngồi nói nốt câu chuyện đang dang dở. Ông nói rằng: “Các anh có tội nói sau lưng ta nhưng lời các anh nói quả thật không sai. Các anh đã nhắc ta biết một sự thật mà ta có thể quên thì đó là minh sư của ta.” Chỉ bằng một từ “minh sư”, quả thật đã cho ta thấy phẩm chất cao đẹp, chí khi anh hùng của Đoan Quốc Công. “Minh sư” được ông nhắc đến có nghĩa là tất cả những ai từ người thân quen đến kẻ thù xa lạ đều là những bậc thầy mà ta phải tri ân họ vì họ giúp ta mở mang nhiều điều.

TOP 10 mẫu Tóm tắt Minh sư (2023) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tóm tắt Minh sư - mẫu 5

  Mở đầu đoạn trích “Minh Sư” là hình ảnh người anh hùng hào kiệt Nguyễn Hoàng đã phiêu bạc chinh chiến đến nay tròn 80 tuổi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn giữ khí thế hiên ngang, tầm vóc hơn người. Suốt chặng đường hành quân lên đỉnh núi, ông chỉ ngồi cáng hai lần. Khi lên đến đỉnh núi, nhận thấy trời đã nhá nhem tối, sương mù bao phủ, ông cho đội binh dừng chân cắm trại nghỉ ngơi tại đây đêm nay rồi sáng mai lên đường sớm. Đêm đó ngôi bên ánh lửa hồng, ông bồi hồi nhớ lại những người anh em đã cùng mình kề vai sát cánh nhưng nay một số người đã không còn. Ông thao thức mãi không ngủ được bèn nhẹ nhàng đi dạo quanh khu trại. Tình cờ Nguyễn Hoàng nghe được cuộc trò chuyện của hai người lính. Người kia nói rằng ông đã 80 tuổi nhưng vẫn tràn đầy sinh lực, chắc ông phải cầm quân đến khi lìa đời. Người kia góp thêm chuyện rằng ông vì sợ Trịnh Kiểm truy đuổi nên mới tìm đường chạy thoát thân rồi may mắn gặp được thời mà mở rộng giang sơn bờ cõi. Nguyễn Hoàng nghe rõ từng câu từng chữ, ông khẽ lùi về sau coi như không nghe thấy chuyện nhưng mảng rêu trơn đã làm ông ngã. Khi ông lồm ngồm bò dậy thì hai tên lính đã ngỡ ngàng, chân tay run lẩy bẩy xin ông tha mạng. Không những không khiển trách mà ông còn mời hai người lính ngồi xuống nói nốt câu chuyện. Ông thừa nhận những lí lẽ đó, ông còn nói rằng: “Các anh đã nhắc ta biết một sự thật mà ta có thể quên thì các anh là minh sư của ta”. “Minh sư” vốn chỉ để gọi những bậc thầy thánh hiền đã dạy dỗ mình nhưng “Minh sư” trong tâm niệm của Nguyễn Hoàng là bất kể người tốt hay xấu, lời nói hay hoặc dở, người xa lạ, thân quen hay kẻ thù thì đều là những bậc thầy giúp ta ngộ ra nhiều điều và ta nên tôn vinh họ.

Tóm tắt Minh sư - mẫu 6 

Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng là tổng trấn Quảng Nam nhưng đến khi gần tám mươi, ông mới quyết định sang bên kia con đèo Hải Vân. Tuy tuổi cao nhưng ông vẫn còn dẻo sức lắm, suốt quãng đường núi chỉ phải nằm cáng hai lần, còn lại vẫn ngồi ngựa như thường, thậm chí còn đi bộ cả một đoạn xa. Khi cả đoàn phải nghỉ lại ở đỉnh núi, ông không ngủ được, đi loanh quanh và nghe thấy hai người lính bàn luận về mình. Họ rất sợ ông trách tội. Thế nhưng Đoan Quốc công chỉ hồn hậu, nhẹ nhàng yêu cầu họ nói chuyện với mình chờ tới sáng. 

Tóm tắt Minh sư - mẫu 7

Khi Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng gần tám mươi, ông có chuyến đi vào vùng Quảng Nam. Đi qua đèo Hải Vân, ông vẫn ngồi trên lưng ngựa suốt dọc đường, chỉ có hai lần phải nằm cáng. Đến đêm, cả đoàn phải nghỉ lại ở đỉnh núi, ông gọi mọi người đến và nhắc nhở về những điều cần lưu ý khi vào Nam. Trời đã khuya, mọi người đã ngủ hết, Đoan Quốc công đứng dậy đi dạo một vòng. Bỗng ông nghe thấy hai người lính đang bàn luận về mình. Ông định quay đi nhưng lại bị ngã ra khiến hai người lính phát hiện. Họ sợ hãi cầu xin tha thứ vì đã dám bàn luận sau lưng chủ nhân nhưng ông đưa họ đến bên đống lửa. Nguyễn Hoàng đính chính lại những điều họ vừa bàn luận và phạt họ phải thức uống trà nói chuyện cùng ông cho đến sáng.

Tóm tắt Minh sư - mẫu 8

Câu chuyện kể về chuyến đi thăm trấn Quảng Nam của Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng. Khi đã gần tám mươi, ông vẫn dẻo dai, khỏe mạnh, có thể ngồi ngựa suốt dọc đường. Đến tối, Nguyễn Hoàng không ngủ được bèn đi dạo loanh quanh. Ông nghe được hai người lính bàn luận về mình. Người lính nọ khen ông là bậc kiệt hiệt, mỗi bước đi đều có sự tính toán như thần. Người còn lại nói ông chỉ là kẻ sợ chết, chạy trốn vào đây rồi gặp thời. Tất cả đều được Nguyễn Hoàng nghe được nhưng ông không trách phạt họ. Ông đưa họ đến bên đống lửa và mở lời đính chính rằng: Đúng là ông sợ chết mà chạy thoát thân vào đây. Nhưng ông gặp vận mà không làm là có tội, vậy nên ông mới khai khẩn, phát triển trấn Thuận Hóa. Cuối cùng, Nguyễn Hoàng yêu cầu họ ngồi uống trà với ông chờ tới sáng. 

TOP 10 mẫu Tóm tắt Minh sư (2023) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tóm tắt Minh sư - mẫu 9

“Minh Sư” là một tiểu thuyết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Hoàng, một anh hùng hào kiệt đã sống sót qua những năm tháng chiến tranh. Trong đoạn trích, tác giả miêu tả hình ảnh của ông khi ông đã tròn 80 tuổi nhưng vẫn giữ được khí thế của một người tráng sĩ. Khi đội binh của ông lên đến đỉnh núi, ông cho đội dừng chân cắm trại nghỉ ngơi. Đêm đó, ông thao thức mãi không ngủ được và đi dạo quanh khu trại, tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của hai lính về việc ông đã cầm quân đến khi lìa đời hay chỉ vì sợ Trịnh Kiểm mà ông tìm cách chạy thoát thân. Sau khi nghe câu chuyện đó, ông thừa nhận sự thật và nói rằng tất cả mọi người, dù là người tốt hay xấu, lời nói hay dở, người xa lạ hay thân quen, đều có thể là “minh sư” của chúng ta, giúp chúng ta ngộ ra nhiều điều. Tác phẩm nhấn mạnh việc tôn vinh và tri ân những bậc thầy đã dạy dỗ và giúp đỡ chúng ta, bất kể họ là ai.

Tóm tắt Minh sư - mẫu 10

Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng, vị tổng trấn Quảng Nam, dù đã gần tám mươi nhưng vẫn tràn đầy năng lượng. Hành trình đèo Hải Vân không làm ông mệt mỏi, ngồi ngựa và đi bộ như ngày nào. Tại đỉnh núi, ông nghe được những lời sợ hãi của lính người. Nhưng lòng hồn hậu của Đoan Quốc công chỉ muốn trò chuyện, chờ đến bình minh...

Tóm tắt Minh sư - mẫu 11

Cuộc hành trình thăm trấn Quảng Nam của Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng là một câu chuyện kinh điển. Gần tám mươi tuổi, ông vẫn khỏe mạnh, vươn lên đèo Hải Vân với vẻ uy nghi. Đến tối, không thể ngủ, Nguyễn Hoàng đi dạo và nghe được lời khen và lời phê của hai người lính. Mặc dù bị phát hiện, nhưng ông không giận dữ. Ngược lại, ông đưa họ đến lửa, đính chính mọi hiểu lầm và yêu cầu họ cùng ông trò chuyện đến sáng.

Tóm tắt Minh sư - mẫu 12

Đang cập nhật...

 

 

1 109 lượt xem