TOP 30 bài Tóm tắt Hịch tướng sĩ (HAY NHẤT 2024) - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt Hịch tướng sĩ Ngữ văn 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Hịch tướng sĩ để học tốt môn Ngữ văn 10.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 1)
Nhắc đến Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn là nhắc đến một vị tướng kiệt xuất với khả năng lãnh đạo tài ba và tấm lòng yêu nước thiết tha. Bằng tài năng và bản lĩnh cầm quân của mình mà ông đã dành nhiều thắng lợi vẻ vang cho nhân dân nhà Trần. Năm 1285, vào trước khi diễn ra cuộc kháng chiến Mông- Nguyên, ông đã viết nên bài Hịch tướng sĩ nhằm khích lệ tinh thần đấu tranh và học tập của các tướng sĩ trong quân đội. Đây thực sự là một áng văn bất hủ thể hiện rõ tư tưởng yêu nước và lòng quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược.
Bài hịch tuy ngắn gọn nhưng đã phản ánh được tinh thần của thời đại, hào khí Đông A. Hịch tướng sĩ chứa chan tấm lòng yêu nước, nỗi căm hận quân thù và tinh thần quyết thắng. Với những lời lẽ sắc bén, hợp lý, chân tình, Trần Quốc Tuấn đã lay động được tấm lòng của hàng ngàn nghĩa sĩ, thôi thúc họ sống và rèn luyện, chiến đấu hết mình vì nước Việt thân yêu
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 2)
Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc nhằm kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn, tự trọng và ý chí chống giặc ngoại xâm của các tướng sĩ. Mở đầu bài hịch, Trần Quốc Tuấn nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách. Tiếp theo Ngài tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù để khơi dậy lòng căm thù giặc của tướng sĩ. Ngài còn nói lên mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ đồng thời Ngài phân tích phải trái, đúng sai, định hướng hàng ngũ quân sĩ và khẳng định những hành động nên làm.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 3)
Trong dòng chảy của tinh thần yêu nước xuyên suốt tiến trình văn học trung đại Việt Nam, “Hịch tướng sĩ” của tác giả Trần Quốc Tuấn là một trong những tác phẩm tiêu biểu nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng- biểu hiện tập trung nhất cho tinh thần yêu nước lúc bấy giờ. Ra đời vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần thứ hai (1285), “Hịch tướng sĩ” đã nêu cao tinh thần chống giặc ngoại xâm, trở thành đỉnh cao nhất của văn học yêu nước thời Trần. Mở đầu tác phẩm, tác giả Trần Quốc Tuấn đã nêu bật những tấm gương vinh danh sử sách để khích lệ chí lập công lập danh và tinh thần hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ giang sơn bờ cõi của các tướng sĩ. Ở phần tiếp theo của tác phẩm, tác giả đã miêu tả chân thực tội ác và sự ngang ngược của giặc để khơi gợi lòng căm thù và tự tôn dân tộc. Tác giả đã vận dụng lối nói ẩn dụ với những từ ngữ vô cùng độc đáo như “lưỡi cú diều”, “thân dê chó” để diễn tả lòng căm thù và cái nhìn coi thường đối với kẻ thù xâm lược để khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất. Bằng tinh thần yêu nước cùng tấm lòng của một vị chủ tướng có trách nhiệm, Trần Quốc Tuấn đã viết nên một bài hịch vô cùng xúc động, nhưng đồng thời cũng rất quyết liệt, mạnh mẽ về tinh thần giải phóng, đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm. Tinh thần quyết chiến quyết thắng trở thành xương sống liên kết các phần trong bài hịch, tạo nên sự gắn kết hữu cơ và thống nhất.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 4)
Trước tình hình địch mạnh, ta yếu, Trần Quốc Tuấn đã có bài hịch động viên tướng sĩ. Ông đưa ra những tấm gương lịch sử về lòng yêu nước, trung nghĩa từ xa xưa, hay đời Tống Nguyên mới đây. Vị chủ soái vạch rõ tội ác của giặc và bày tỏ nỗi căm phẫn khi chưa tiêu diệt được kẻ thù. Ngài còn nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, đồng thời phê phán những hành động sai của tướng sĩ, khẳng định những hành động đúng nên làm.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 5)
Hịch tướng sĩ là áng văn bất hủ mọi thời đại phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của vị tướng tài hết lòng vì dân tộc trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Lòng căm thù giặc thể hiện qua việc quên ăn, quên ngủ, “ruột đau như cắt” căm phẫn tội ác và sự hống hách của giặc Thanh. Nỗi đau mất nước được tác giả diễn tả thống thiết, cùng với niềm uất hận trào dâng khi tác giả bộc lộ sự căm phẫn của mình với kẻ thù.
Vị tướng đã tự xác định tinh thần đấu tranh hi sinh, xả thân vì nước được khắc họa rõ nét. Những lời tâm huyết của Trần Quốc Tuấn cho thấy đây là vị tướng tài có sức lay động mạnh mẽ, truyền được lòng yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sôi sục và một thái độ sẵn sàng hi sinh vì đất nước.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 6)
Trước sự chủ quan, không lo tập luyện của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn dẫn ra những dẫn chứng về sự trung thành của các vị tướng thời trước với chủ tướng của mình, đồng thời nêu lên tội ác của quân giặc để khích lệ tướng sĩ phải luyện tập để bảo vệ đất nước. Trần Quốc Tuấn cũng phân tích được những việc làm sai trái của các tướng sĩ, sau đó đưa ra định hướng cho các tướng sĩ đó là phải chăm chỉ học tập theo cuốn Binh thư yếu lược để bảo vệ đất nước.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 7)
Hịch tướng sĩ đã nêu gương trung thần trong sử sách Trung Hoa để soi chiếu tướng sĩ, vạch trần tội ác của quân thù, nỗi nhục của kẻ mất nước từ đó kêu gọi lòng căm thù giặc sâu sắc mãnh liệt. Trần Quốc Tuấn khích lệ ý chí lập công danh, vì đất nước vì gia đình, gắn quyền lợi đất nước với quyền lợi cá nhân. Đồng thời, tác giả kêu gọi ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng của tướng sĩ trước hiểm họa nước mất nhà tan.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 8)
Hịch tướng sĩ vừa là bài hịch, vừa là bài tựa cuốn Binh thư yếu lược do Trần Quốc Tuấn soạn thảo để huấn luyện tướng sĩ trước khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ II. Tố cáo tội ác của giặc, bằng những lời lẽ đau xót ẩn dụ, nhưng cụ thể, xem chúng như loài cầm thú, cú diều, dê chó, hổ đói. Lên án thói khinh mạn, hống hách băng những từ ngữ giàu hình ảnh: “đi lại nghênh ngang”, “uốn lưỡi cú u', “sỉ nhục triều đình” Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhân thức được hiểm họa của đất nước, nguyên nhân và nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn liêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 9)
Trước sự chủ quan, không lo tập luyện của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn dẫn ra những dẫn chứng về sự trung thành của các vị tướng thời trước với chủ tướng của mình, như Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế, Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương, Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước..... Rồi đến những dẫn chứng gần hơn trong lịch sử như Vương Công Kiên và tì tướng của ông là Nguyễn Văn Lập, giữ thành Điếu Ngư nhỏ như cái đấu, đường đường chống với quân Mông Kha đông đến hàng trăm vạn, khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu. Đồng thời nêu lên tội ác của quân giặc, sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ vả triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thoả mãn lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.
Từ đó tác giả nên lên thái độ của mình: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cùng vui lòng. Và tác giả cũng thể hiện thái độ với quan lại, binh lính Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết rức, nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm, Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, vui thú ruộng vườn hoặc quyến luyến vợ con.... Nếu giặc Mông tràn sang thì cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh... Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi đa xót biết chừng nào.
Phần cuối, Trần Quốc Tuấn đưa ra định hướng cho các tướng sĩ: đó là phải chăm chỉ học tập theo cuốn Binh thư yếu lược để bảo vệ đất nước. Dặn các tướng sĩ chuyên tập sách Binh thư yếu lược, theo lời dạy thì mới phải đạo thần chủ, nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta tức là nghịch thù. Giặc với ta không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ lung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào chịu đầu hàng, giơ tay mà chịu thua giặc. Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 10)
Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản 'Hịch tướng sĩ', văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn 'Binh thư yếu lược' do ông biên soạn.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 11)
Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 12)
Trần Quốc Tuấn là danh tướng kiệt xuất của dân tộc, ông lập nhiều chiến công lớn với ba lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược. Tác phẩm 'Hịch tướng sĩ' được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ 2. Lúc này quân giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn dân, toàn quân. Vì vậy, Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 13)
'Hịch tướng sĩ' là một văn bản không những có ý nghĩa lịch sử: phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân ta trong công cuộc bảo vệ biên cương, bờ cõi, mà văn bản còn là một tác phẩm văn học, một áng văn chính luận mẫu mực, bậc thầy, rất xứng đáng là 'áng thiên cổ hùng văn' của muôn đời. Kể từ ngày Hịch tướng sĩ được công bố, âm hưởng hào hùng của nổ như vẫn còn âm vang trong lòng mỗi người dân đất Việt, gieo vào lòng họ những cảm xúc mãnh liệt và niềm tự hào sâu sắc.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 14)
Đoán trước được lòng quyết tâm phục thù trở lại xâm lược lần hai của quân Nguyên, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương đã chủ động mở cuộc duyệt binh lớn ở Đông Thăng Long vào tháng 9 năm 1284 và công bố bài Hịch 'Dụ chư tì tướng hịch văn' (tức Hịch tướng sĩ). Mục đích của bài hịch là khích lệ, kêu gọi tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của tướng sĩ nhà Trần đồng lòng dốc sức nhất tề đứng lên chống lại quân xâm lược; đồng thời kêu gọi các tướng sĩ ra sức học tập cuốn 'Binh gia diệu lí yếu' (Binh gia yếu lược) do chính ông biên soạn để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến đấu chống quân Nguyên lần hai. Bài Hịch không những có giá trị lịch sử quan trọng mà còn là một tác phẩm văn học trung đại độc đáo của thơ văn Lý – Trần thời kì đó.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 15)
Tác phẩm vừa là bài hịch, vừa là bài tựa cuốn Binh thư yếu lược do Trần Quốc Tuấn soạn thảo để huấn luyện tướng sĩ trước khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ II. Tố cáo tội ác của giặc, bằng những lời lẽ đau xót ẩn dụ, nhưng cụ thể, xem chúng như loài cầm thú, cú diều, dê chó, hổ đói. Lên án thói khinh mạn, hống hách băng những từ ngữ giàu hình ảnh: “đi lại nghênh ngang”, “uốn lưỡi cú diều”, “sỉ nhục triều đình” Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhân thức được hiểm hoạ của đất nước, nguyên nhân và nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn liêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 16)
Hịch tướng sĩ là một áng văn nghị luận cổ của văn học trung đại Việt Nam, được viết vào giữa thế kỷ XIII, trước cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ hai. Tác giả bài hịch - Trần Quốc Tuấn nung nấu một khát vọng cao cả: chiến thắng giặc thù, giữ yên giang sơn bờ cõi. Để khơi dậy ngọn lửa yêu nước và động viên ý chí chiến đấu trong ba quân tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã ra lời kêu gọi tướng sĩ bằng một bài Hịch bất hủ - Hịch tướng sĩ.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 17)
Hịch tướng sĩ là áng văn bất hủ mọi thời đại phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của vị tướng tài hết lòng vì dân tộc trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Lòng căm thù giặc thể hiện qua việc quên ăn, quên ngủ, “ruột đau như cắt” căm phẫn tội ác và sự hống hách của giặc Thanh. Nỗi đau mất nước được tác giả diễn tả thống thiết, cùng với niềm uất hận trào dâng khi tác giả bộc lộ sự căm phẫn của mình với kẻ thù.
Vị tướng đã tự xác định tinh thần đấu tranh hi sinh, xả thân vì nước được khắc họa rõ nét. Những lời tâm huyết của Trần Quốc Tuấn cho thấy đây là vị tướng tài có sức lay động mạnh mẽ, truyền được lòng yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sôi sục và một thái độ sẵn sàng hi sinh vì đất nước.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 18)
Bài hịch tướng sĩ là tiếng nói của vị chủ tướng chỉ ra cho binh sĩ của mình những dẫn chứng về lòng yêu nước của các vị tướng trời trước. Tác giả cũng nêu lên những tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù và lòng căm thù giặc của ông. Từ đó, ông phân tích phải trái cho các binh sĩ và khích lệ lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù trong các binh sĩ.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 19)
Hịch tướng sĩ là một áng văn nghị luận cổ của văn học trung đại Việt Nam, được viết vào giữa thế kỷ XIII, trước cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ hai. Tác giả bài hịch là một danh tướng kiệt xuất của triều Trần, vị chủ tướng của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ. Với trọng trách mà dân tộc giao phó đè nặng trên đôi vai, với nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, Trần Quốc Tuấn nung nấu một khát vọng cao cả: chiến thắng giặc thù, giữ yên giang sơn bờ cõi.
Để khơi dậy ngọn lửa yêu nước và động viên ý chí chiến đấu trong ba quân tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã ra lời kêu gọi tướng sĩ bằng một bài Hịch bất hủ: Dụ Chư tỳ tưởng hịch vân – còn gọi là Hịch tướng sĩ văn, áng hùng văn của mọi thời đại. Chất hùng văn của Hịch tướng sĩ được tạo nên từ nghệ thuật trữ tình hùng biện và tình cảm mãnh liệt, nồng cháy trong tim người anh hùng dân tộc. Tình cảm sục sôi và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, ý chí quyết chiến quyết thắng giặc thù làm nên chất nhân văn cao đẹp của bài hịch.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 20)
Trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, tác giả đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của mình. Một vị chủ soái đã “ruột đau như cắt”, “nước mắt đầm đìa” trước cảnh đất nước bị giày xéo. Ngài sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước dẫu cho thân phơi nội cỏ, xác gói da ngựa cũng cam lòng. Trần Quốc Tuấn còn gánh trên mình trách nhiệm chỉ huy quân sĩ. Ông chỉ ra đúng sai, chỉ ra con đường cần đi cho quân sĩ, khơi dậy lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước của họ. Ngài không chỉ có tấm lòng yêu nước sâu sắc mà còn là vị chủ tướng có trách nhiệm, nghĩa tình.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 21)
Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào năm 1282 và trước hội nghị quân sự Bình Than của các vương hầu. Đó là một luận văn quân sự nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, là lời kêu gọi chiến đấu quyết tâm đánh thắng quân xâm lược để bảo vệ sơn hà xã tắc của ông cha ta hơn bảy trăm năm về trước từng làm sôi sục lòng người.
Hịch tướng sĩ là một khúc ca, bởi lẽ trước hết Trần Quốc Tuấn đã nêu cao gương sáng các bậc trung thần nghĩa sĩ, những mẫu người lí tưởng của chế độ phong kiến đã xả thân vì lòng trung quân ái quốc. Đó là Kỉ Tín, Do Vũ, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh… đã bỏ mình vì nước, thoát khỏi thói nữ nhi thường tình trở thành vĩ nhân lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ.
Hịch tướng sĩ là bản hùng ca của Đại Việt sáng ngời hào khí Đông- A. Nó thể hiện một tầm nhìn chiến lược, thấy rõ tim gan đen tối, dã tâm của quân giặc phương Bắc, tham lam tàn bạo cực độ, của âm mưu biến nước ta thành quận, huyện của chúng.
Hịch tướng sĩ là tiếng nói căm giận bốc lửa quyết không đội trời chung với lũ giặc Nguyên – Mông. Nó là khúc tráng ca chứa chan tinh thần yêu nước, biểu lộ khí phách của anh hùng Trần Quốc Tuấn quyết chiến quyết thắng quân xâm lược, nguyện xả thân trên chiến trường để bảo vệ Tổ quốc Đại Việt: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
Có thể nói, đây là đoạn văn hay nhất, hùng tráng nhất trong Hịch tướng sĩ thể hiện một cách tuyệt vời hào khí Đông – A.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 22)
Nhắc tới Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là chúng ta nhắc tới một vị tướng uy dũng, văn võ toàn tài và có công rất lớn trong công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi. Có thể nói, ông là minh chứng cho sự hội tụ hào khí Đông A của triều đại nhà Trần. Đoán trước được lòng quyết tâm phục thù trở lại xâm lược lần hai của quân Nguyên, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương đã chủ động mở cuộc duyệt binh lớn ở Đông Thăng Long vào tháng 9 năm 1284 và công bố bài Hịch “Dụ chư tì tướng hịch văn” (tức Hịch tướng sĩ).
Mục đích của bài hịch là khích lệ, kêu gọi tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của tướng sĩ nhà Trần đồng lòng dốc sức nhất tề đứng lên chống lại quân xâm lược; đồng thời kêu gọi các tướng sĩ ra sức học tập cuốn “Binh gia diệu lí yếu” (Binh gia yếu lược) do chính ông biên soạn để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến đấu chống quân Nguyên lần hai. Bài Hịch không những có giá trị lịch sử quan trọng mà còn là một tác phẩm văn học trung đại độc đáo của thơ văn Lý – Trần thời kì đó.
“Hịch tướng sĩ” là một văn bản không những có ý nghĩa lịch sử: phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân ta trong công cuộc bảo vệ biên cương, bờ cõi, mà văn bản còn là một tác phẩm văn học, một áng văn chính luận mẫu mực, bậc thầy, rất xứng đáng là “áng thiên cổ hùng văn” của muôn đời.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 23)
Trong dòng chảy của tinh thần yêu nước xuyên suốt tiến trình văn học trung đại Việt Nam, “Hịch tướng sĩ” của tác giả Trần Quốc Tuấn là một trong những tác phẩm tiêu biểu nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng- biểu hiện tập trung nhất cho tinh thần yêu nước lúc bấy giờ. Ra đời vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần thứ hai (1285), “Hịch tướng sĩ” đã nêu cao tinh thần chống giặc ngoại xâm, trở thành đỉnh cao nhất của văn học yêu nước thời Trần.
Mở đầu tác phẩm, tác giả Trần Quốc Tuấn đã nêu bật những tấm gương vinh danh sử sách để khích lệ chí lập công lập danh và tinh thần hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ giang sơn bờ cõi của các tướng sĩ.
Ở phần tiếp theo của tác phẩm, tác giả đã miêu tả chân thực tội ác và sự ngang ngược của giặc để khơi gợi lòng căm thù và tự tôn dân tộc. Tác giả đã vận dụng lối nói ẩn dụ với những từ ngữ vô cùng độc đáo như “lưỡi cú diều”, “thân dê chó” để diễn tả lòng căm thù và cái nhìn coi thường đối với kẻ thù xâm lược để khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất.
Bằng tinh thần yêu nước cùng tấm lòng của một vị chủ tướng có trách nhiệm, Trần Quốc Tuấn đã viết nên một bài hịch vô cùng xúc động, nhưng đồng thời cũng rất quyết liệt, mạnh mẽ về tinh thần giải phóng, đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm. Tinh thần quyết chiến quyết thắng trở thành xương sống liên kết các phần trong bài hịch, tạo nên sự gắn kết hữu cơ và thống nhất.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 24)
Nhắc đến Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn là nhắc đến một vị tướng kiệt xuất với khả năng lãnh đạo tài ba và tấm lòng yêu nước thiết tha. Bằng tài năng và bản lĩnh cầm quân của mình mà ông đã dành nhiều thắng lợi vẻ vang cho nhân dân nhà Trần. Năm 1285, vào trước khi diễn ra cuộc kháng chiến Mông- Nguyên, ông đã viết nên bài Hịch tướng sĩ nhằm khích lệ tinh thần đấu tranh và học tập của các tướng sĩ trong quân đội. Đây thực sự là một áng văn bất hủ thể hiện rõ tư tưởng yêu nước và lòng quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược.
Bài hịch tuy ngắn gọn nhưng đã phản ánh được tinh thần của thời đại, hào khí Đông A. Hịch tướng sĩ chứa chan tấm lòng yêu nước, nỗi căm hận quân thù và tinh thần quyết thắng. Với những lời lẽ sắc bén, hợp lý, chân tình, Trần Quốc Tuấn đã lay động được tấm lòng của hàng ngàn nghĩa sĩ, thôi thúc họ sống và rèn luyện, chiến đấu hết mình vì nước Việt thân yêu.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 25)
Đối mặt với sự chủ quan và thiếu quyết tâm trong việc rèn luyện của tướng lãnh, Trần Quốc Tuấn đưa ra các minh chứng về lòng trung thành của các vị tướng trong quá khứ với vị lãnh đạo của họ, đồng thời chỉ ra sự tàn ác của kẻ thù để khuyến khích tướng lãnh nỗ lực rèn luyện để bảo vệ quốc gia. Trần Quốc Tuấn cũng phân tích được những hành vi sai trái của các tướng lãnh, và sau đó đề xuất hướng dẫn rõ ràng là họ phải chăm chỉ học tập theo sách Binh thư yếu lược để bảo vệ quốc gia.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 26)
Bài hịch tướng sĩ không chỉ là một tác phẩm văn chính luận, mà còn là một phần của cuốn Binh thư yếu lược được Trần Quốc Tuấn soạn thảo để huấn luyện tướng sĩ trước khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ II. Bằng cách chỉ trích tội ác của kẻ thù một cách chân thực và đau đớn, bài văn tạo ra những hình ảnh sâu sắc như loài thú hung dữ, cú diều, dê chó, hổ đói. Trần Quốc Tuấn lên án sự kiêu căng, hống hách của kẻ thù bằng những từ ngữ sống động như 'đi lại nghênh ngang', 'uốn lưỡi cú u', 'sỉ nhục triều đình' để thấu hiểu tâm tư của kẻ thù, nhận thức được nguy cơ mất nước, và hiểu biết về nguyên nhân và hậu quả của sự thất bại. Bài văn này là biểu tượng cho tinh thần cảnh giác của dân tộc.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 27)
Hịch tướng sĩ đã tạo ra một tinh thần cao cả trong sử sách Trung Hoa để soi chiếu tài năng của một tướng lãnh, phơi bày tội ác của kẻ thù, cũng như nỗi đau của người mất nước, từ đó kích thích lòng căm phẫn chống lại kẻ thù mạnh mẽ. Trần Quốc Tuấn khuyến khích lòng dũng cảm, lòng kiên nhẫn để đạt được vinh quang, vì đất nước và gia đình, liên kết lợi ích cá nhân với lợi ích quốc gia. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng của một tướng lãnh đối diện với nguy cơ mất quê hương.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 28)
Hịch tướng sĩ là một tác phẩm văn chính luận xuất sắc nhằm khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn, tự trọng và ý chí chống giặc ngoại xâm của các tướng sĩ. Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn nêu những ví dụ về trung thần trong lịch sử và chỉ trích sự hống hách, tội ác của kẻ thù để động viên lòng căm thù giặc của tướng sĩ. Ông cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa chủ tướng và tướng lãnh, đồng thời phân tích đúng sai, định hướng cho quân đội và nêu rõ hành động cần phải thực hiện.
Tóm tắt Hịch tướng sĩ (mẫu 29)
Hịch tướng sĩ là một tác phẩm văn bất hủ phản ánh tinh thần yêu nước sâu sắc của tướng lãnh, người hy sinh tất cả vì dân tộc trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Sự căm thù giặc thể hiện qua việc quên ăn, quên ngủ, “ruột đau như cắt” căm phẫn tội ác và sự hống hách của giặc Thanh. Nỗi đau mất nước được tác giả diễn tả thống thiết, cùng với niềm uất hận trào dâng khi tác giả bộc lộ sự căm phẫn của mình với kẻ thù.