Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1 – 8.
BÀI ĐỌC 1
 Việt Nam đang đi đầu về chuyển đổi số, trong đó ngành giáo dục đạt được nhiều thành tựu, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam đánh giá. Ngày 15/10, bên lề hội nghị “chuyển đổi kỹ thuật số các hệ thống giáo dục trong ASEAN”, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, nói thấy ấn tượng trưóc những nỗ lực và phản ứng nhanh của ngành giáo dục Việt Nam trong việc tổ chức học tập trực tuyến suốt thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Hơn 4 tháng triển khai, gần 50% trường đại học tổ chức dạy học trực tuyến. Ở những vùng khó khăn, nhiều thầy cô tổ chức làm video bài giảng gửi lên Youtube, Zalo, Facebook và các ứng dụng khác nhằm tạo cơ hội học tập cho học sinh, thậm chí soạn bài, photo và đến từng nhà gửi bài tập cho các em.
Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ngày 29/9 cho thấy việc học trực tuyến trong giai đoạn Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ. 79,7% học sinh được học trực tuyến, cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%).
“Tôi rất tự hào về những nỗ lực của ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam trong việc đảm bảo duy trì việc học tập của trẻ em khi trưồng học đóng cửa”, bà Rana Flowers nói, khẳng định việc nhanh chóng tổ chức dạy học trực tuyến thời gian qua là bằng chứng cho thấy khả năng chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Bà đánh giá Việt Nam đang đi trước và đi đầu các quốc gia trong chuyển đổi số.
Tuy nhiên, đại diện UNICEF cho rằng ngành giáo dục cần tiếp tục thay đổi, cải cách nhằm đảm bảo mọi trẻ em, mọi người được đi học, được xóa mù công nghệ nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của cuộc cách mạng 4.0 cũng như đảm bảo cho các em được trang bị kỹ năng mới như giao tiếp, xác định vấn đề, giải quyết vấn đề, sự sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết một trong những mục tiêu của hệ thống giáo dục Việt Nam là trang bị cho học sinh kỹ năng kỹ thuật số ở tất cả cắp học. Môn Tin học được đưa vào giảng dạy ngay từ bậc Tiểu học, tập trung vào 3 lĩnh vực: kỹ năng số, ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học máy tính, bao gồm các chủ đề mới nổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và người máy.
Giáo dục STEM cũng được đẩy mạnh thông qua mô hình học tập dựa trên dự án và phát triển trung tâm đổi mới trong trường học. Chương trình học không chỉ giới hạn trong việc truyền tải kiến thức mà còn chú trọng đến khả năng tiếp thu, tư duy kỹ thuật số cùng khả năng làm chủ công nghệ của người học.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hành giảng dạy và chia sẻ kiến thức đã sớm được hình thành ở Việt Nam. Ông Nhạ thông tin hiện hơn 7.000 bài học chất lượng cao được chia sẻ trên Internet. Để chuẩn bị cho chương trình giáo dục mới được triển khai từ năm học này, giáo viên cả nước đã được tập huấn trực tuyến hên tục dựa trên hệ thống LMS”, ông Nhạ nói.
Cũng theo ông Nhạ, Việt Nam đang xây dựng khung năng lực số cho học sinh, từ mầm non đến THPT, trong đó không chỉ coi trọng kỹ năng sử dụng, kiến thức công nghệ mà còn hướng đến năng lực tư duy, khả năng tạo ra sản phẩm sáng tạo và thích ứng với thế giới số.
Không chỉ Việt Nam, các nước ASEAN cũng đang cố gắng dạy học sinh các kỹ năng số. Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN đã thông qua tuyên bố chung, khẳng định tầm quan trọng của việc xóa mù công nghệ, tăng cường thúc đẩy phát triển kỹ năng số và kỹ năng chuyển đổi số trong hệ thống giáo dục.
(Theo Dương Tâm, “Việt Nam được đánh giá cao về chuyển đổi số trong giáo dục”, Báo VnExpress, ngày 15/10/2020) 

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
A. Xu hướng chuyển đổi số trong ngành giáo dục thế giới.

B. Việt Nam được đánh giá cao về chuyển đổi số trong giáo dục.

C. Nhận định của UNICEF về hệ thống giáo dục Việt Nam.

D. Thực trạng ứng dụng STEM và mô hình học tập qua dự án tại Việt Nam.
Câu 2:
Bà Rana Flowers đánh giá như thế nào về chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam?
A. Khen ngợi.

B. Phê bình.

C. Trung tính. 
D. Không có thông tin.
Câu 3:
So với các nước OECD, tỉ lệ trẻ em được học trực tuyến tại Việt Nam trong đại dịch COVID-19:
A. cao hơn.

B. thấp hơn.

C. tương đương.
D. không có thông tin.
Câu 4:
Theo đoạn 4 (dòng 15-19), bà Rana Flowers cho rằng nỗ lực tổ chức dạy học trực tuyến ở Việt Nam trong thời gian qua nhằm mục đích chính là gì?
A. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
B. Thi đua với các quốc gia khác trong quá trình chuyển đổi số.
C. Giúp học sinh tiếp tục học dù không thể đến trường.
D. Nhằm đáp ứng các khuyến nghị từ UNICEF và các tổ chức quốc tế.
Câu 5:
Theo đoạn 5 (dòng 20-24), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những lĩnh vực đào tạo của UNICEF khuyến khích ngành giáo dục Việt Nam cải thiện?
A. Đào tạo kĩ năng giao tiếp.
B. Đào tạo kĩ năng giải quyết vấn đề.
C. Đào tạo kĩ năng làm việc nhóm.
D. Đào tạo kĩ năng lập trình.
Câu 6:
Theo đoạn 6 (dòng 25-30), một trong các chủ đề mới nổi của cuộc cách mạng 4.0 là:
A. Kĩ năng số.
B. Công nghệ thông tin.
C. Dữ liệu lớn.
D. Khoa học máy tính.
Câu 7:
Từ đoạn trích, có thể suy luận cụm từ “hệ thống LMS” ở dòng 39 chỉ:
A. một hệ thống bài giảng. 

B. một hệ thống trường học.

C. một hệ thống phần mềm giáo dục.
D. một hệ thống sách giáo khoa.
Câu 8:
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, điểm đặc biệt của khung năng lực số cho học sinh Việt Nam là gì?
A. Không chỉ coi trọng kiến thức công nghệ mà còn hưởng đến phát triển năng lực tư duy.
B. Không chỉ coi trọng tư duy mà còn hướng đến phát triển kĩ năng sử dụng.
C. Không chỉ coi trọng kiến thức công nghệ mà còn hướng đến phát triển kĩ năng sử dụng.
D. Không chỉ coi trọng năng lực tư duy mà còn hướng đến phát triển khả năng tạo ra sản phẩm sáng tạo.
Câu 9:

BÀI ĐỌC 2
Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời các câu hỏi 9 – 16.
Vào một ngày tháng 12 ở Lahore, thành phố lớn thứ hai Pakistan, khói mù như xóa nhòa cả các tòa cao ốc. Chiếc xe máy chỏ gia đình Nadim dường như đột ngột xuyên qua lớp sương mù đặc quánh tói thẳng bệnh viện. “Tôi không thở nổi”, Mohammad Nadim, 34 tuổi nói. Anh chỉ vợ mình Sonia, “vợ tôi cũng không thể thở được”. Chị giúp đứa con ba tuổi Aisha dịu cơn ho. “Chúng tôi đến bệnh viện vì con”.
Ô nhiễm không khí là vấn đề y tế công cộng lớn trên khắp đất nước Pakistan, nơi ước tính có khoảng 128.000 người chết mỗi năm vì những bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, theo Liên minh Y tế và ô nhiễm toàn cầu.
Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng Chính phủ quốc gia này đã làm giảm mức độ trầm trọng của ô nhiễm không khí trong nhiều năm bằng việc tạo ra dữ liệu không đáng tin cậy. Trưởc tình thế này, một làn sóng của các nhà hoạt động vì không khí sạch nổi lên, bao gồm nhóm “Scary Moms” (Những người mẹ sợ hãi) gồm các luật sư môi trường, doanh nhân công nghệ và thậm chí là nhân viên sứ quán nước ngoài – sử dụng các nguồn dữ liệu ô nhiễm mới để gây áp lực buộc Chính phủ phải hành động.
Làn sóng này bắt đầu với sáng kiến của kỹ sư Abid Omar. Từ năm 2017, anh bắt đầu thu thập dữ liệu đóng góp từ cộng đồng với những thiết bị giám sát chất lượng không khí gia đình và đưa thông tin lên mạng xã hội Twitter. “Chúng tôi sử dụng dữ liệu từ cộng đồng để cung cấp thông tin tình trạng ô nhiễm không khí. Trước đây khi chưa có thiết bị giám sát, chúng tôi hoàn toàn không có chút thông tin nào.”, Omar nói. “Đây chỉ là một hành động hết sức đơn giản nhưng mang lại tác động rất lớn”.
Sáng kiến của Omar đã được Đại sứ quán Mĩ tại Islamabad ủng hộ. Tòa đại sứ đã lắp đặt máy đo chất lượng không khí để cung cấp dữ liệu cho công dân Mĩ đang sống tại Pakistan và chia sẻ trên mạng xã hội - chúng thường tương đồng với dữ liệu được thu thập từ cộng đồng . “Lần đầu tiên, người dân có được số liệu và nhận ra tình trạng ô nhiễm tệ như thế nào”, Rafay Alam, một luật sư môi trường nói và dẫn ra dữ liệu chia sẻ từ sáng kiến của Omar. “Và chúng tôi không hề ngạc nhiên là Lahore đứng ở hàng top danh sách những thành phố ô nhiễm bậc nhất thế giới”.
Chất lượng không khí của Lahore đã tồi tệ trong cả thập kỷ qua do 70% số cây bị chặt bỏ để phục vụ giao thông. Các loại xe cộ vẫn thải ra khí sulphur ở mức cao, đóng góp 40% vào tình trạng ô nhiễm không khí ở Lahore và vùng lân cận của Punjab, theo một báo cáo năm 2019 của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc. Các khu công nghiệp mọc lên như nấm quanh Lahore, bao gồm cả những nơi đốt cả lốp xe để cung cấp điện cho công xưởng, đóng góp vào khoảng 25% ô nhiễm. Nông dân đốt rơm rạ theo mùa gặt cũng như hàng trăm lò gạch ở ngoại ô thành phố đã làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm.
Ayesha Nasir - người lãnh đạo mạng lưới Scary Moms – tiến hành vận động cha mẹ học sinh không nên đưa đón con mà hãy sử dụng xe buýt trường học để đảm bảo an toàn và giảm ô nhiễm. Ban đầu Nasir khởi xướng cuộc vận động này do cô cảm thấy không thể bảo vệ được các con mình trước ô nhiễm: các bé liên tục bị ho, choáng váng, đau mắt và đau đầu cùng những chứng tương tự. Cô ủng hộ xe buýt vì “43% nguyên nhân khói bụi ở Punjab là do giao thông”, theo báo cáo vào tháng 2/2020 của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, trong đó đưa con tới trường là một nguyên nhân chính. “Có những trường học ở Lahore tiếp nhận đến 2.000 lượt xe ô tô đưa đón mỗi sáng”, cô nói.
Vì nhiều nguyên nhân, các tuyến xe buýt ở Lahore không được ưa chuộng. Giờ đây, Nasir cho biết mạng lưới của cô đang hỗ trợ các công ty vận phải phát triển các dịch vụ mà các bậc cha mẹ cần như gắn camera, thiết bị định vị và thậm chí bảo mẫu. Cô còn thực hiện video truyền tải thông điệp của Liên Hợp Quốc về tác động của bụi mịn. Các hạt này hấp thụ vào cơ thể, có nguy cơ ảnh hưỏng đến não, dẫn đến nhiều trạng thái bệnh lý khác. “Khi ô nhiễm không khí ở mức cao, cố gắng ở lại trong nhà và cố gắng đeo khẩu trang khi ra ngoài đường”, cô nói. Các thành viên khác trong nhóm lại cố gắng thuyết phục các bậc cha mẹ dừng đưa con tới trường bằng xe riêng. Nhiều phụ huynh đồng tình với ý tưởng này. Cô Zahida Parveen, 38 tuổi, thường mất một tiếng trên xe lam để đưa con gái mình đến trường. “Chúng tôi đang phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm không khí. Tôi và con đều bị hen, nếu trường có chương trình đưa đón an toàn bằng xe buýt thì tốt quá”, Parveen nói.
Hành động của “Scary Moms” cũng đạt được một số kết quả. Giám đốc sở Giáo dục Punjab Murad Raas, đã giám sát 53.000 trường học, đã ủng hộ các bà mẹ và cho biết thí điểm chương trình xe buýt thông minh vào tháng b tới với mục tiêu “đưa 50 đến 100 trường học” tham gia. “Tôi hi vọng trong vài tháng tới, chúng ta có thể thực hiện điều này”, Raas nói với phóng viên.
(Theo Anh Vũ lược dịch, “Khi dữ liệu lên tiếng”, Tạp chí Tia sáng, ngày 5/3/2021)
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

A. Scary Moms và cuộc chiến chống tình trạng ô nhiễm không khí ở Pakistan.
B. Cuộc vận động sử dụng xe buýt trường học của tổ chức Scary Moms ở Lahore.

C. Phản ứng của cộng đồng mạng trước sáng kiến thu thập dữ liệu ô nhiễm không khí của Abid Omar.

D. Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng tại Pakistan.
Câu 10:
Tại dòng 3, tác giả nhắc đến hình ảnh sương mù nhằm:
A. mô tả tình hình thời tiết.

B. mô tả tình hình giao thông.

C. mô tả tình hình ô nhiễm không khí.

D. mô tả tình hình sức khỏe người dân.
Câu 11:
Theo đoạn trích, phương án nào sau đây là một chỉ báo quan trọng cho tình trạng ô nhiễm không khí tại Pakistan?
A. Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí.

B. Thiệt hại về sinh mạng con người do ô nhiễm không khí.

C. Thiệt hại về sản xuất kinh doanh do ô nhiễm không khí.

D. Thiệt hại về biến đổi khí hậu do ô nhiễm không khí.
Câu 12:
Sáng kiến của Abid Omar là gì?
A. Thu thập dữ liệu ô nhiễm không khí từ các báo cáo của tổ chức quốc tế.

B. Thu thập dữ liệu ô nhiễm không khí từ các báo cáo của Chính phủ Pakistan,

C. Thu thập dữ liệu ô nhiễm không khí từ các thiết bị giám sát dân dụng.

D. Thu thập dữ liệu ô nhiễm không khí từ các báo cáo của nhóm “Scary Moms”.
Câu 13:
Theo đoạn 5 (dòng 21 - 27) Đại sứ quán Mĩ tại Islamabad tiến hành lắp đặt thiết bị giám sát không khí nhằm:
A. bảo vệ sức khỏe nhân viên sứ quán.
B. cung cấp cho các tổ chức bảo vệ môi trường.
C. cung cấp cho người Mĩ tại Pakistan.
D. so sánh với mức ô nhiễm tại các quốc gia khác.
Câu 14:
Theo đoạn 6 (dòng 28-35), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Lahore?
A. Phát thải từ hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng.
B. Phát thải từ hoạt động nông nghiệp.
C. Phát thải từ hoạt động vận tải.
D. Phát thải từ hoạt động khai mỏ.
Câu 15:
Nguyên nhân ban đầu khiến cô Ayesha Nasir tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là gì?
A. Nhằm vận động các bậc cha mẹ phụ huynh khác.
B. Nhằm hỗ trợ các trường học tại Lahore.
C. Nhằm bảo vệ gia đình và con cái mình.
D. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải tại Lahore.
Câu 16:
Theo đoạn 8 (dòng 45-56), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong các hoạt động của Scary Moms?

 

A. Nâng cao chất lượng xe buýt trường học.

B. Khuyến khích phụ huynh đưa đón con bằng xe riêng.

C. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của ô nhiễm không khí.

D. Khuyên người dân hạn chế ra đường khi không khí bị ô nhiễm nặng.
Câu 17:

Cơ khí chế tạo là một trong những ngành quan trọng nhất để một quốc gia công nghiệp hóa và hoàn thiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (‘điện khí hóa’) và thứ ba (‘máy tính và tự động hóa’). Nó cung cấp toàn bộ trang thiết bị cho các ngành công nghiệp khác như chế biến nông sản, năng lượng, luyện kim, đóng tàu, xây dựng, thiết bị điện-điện tử, giao thông vận tải và bảo vệ quốc phòng an ninh.
Tuy nhiên các chuyên gia trong nước nhận định rằng ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam mới chỉ dừng ở mức “làm gia công” và phần lớn chưa đủ khả năng tự chế tạo một số sản phẩm có sức cạnh tranh quốc tế mang lại giá trị cao. Đa số doanh nghiệp cơ khí trong nước có quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật trung bình, thiếu máy móc hiện đại, chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh trong lĩnh vực cơ khí. Do vậy, sản phẩm cơ khí Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 32% nhu cầu cơ khí trong nước – so với mục tiêu 45-50% đến năm 2020 - và có rất ít thương hiệu có thể cạnh tranh trên thị trường.
Để có nhiều doanh nghiệp mạnh trong nước, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam KS Đào Phan Long đề nghị bên cạnh các cơ chế chính sách ưu đãi, Nhà nước cần “lựa chọn một số sản phẩm, phân ngành cơ khí mà Việt Nam có thế mạnh về thị trường và năng lực sản xuất để đầu tư phát triển”.
Nhưng làm sao để chọn được những sản phẩm chủ lực và công nghệ ưu tiên cho ngành cơ khí chế tạo? Câu trả lời có thể tìm thấy trong Bản đồ Công nghệ – một công cụ cho phép xác định vị thế cạnh tranh và năng lực công nghệ hiện tại, đồng thời có những thông tin về sản phẩm và thị trường để các đối tượng định hướng đầu tư R&D.
Nhận trách nhiệm này, từ 2017-2019, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Trường Phi, Giám đốc Trung tâm Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm (SatiTech) đã triển khai xây dựng bản đồ công nghệ ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp. Đây là một trong số những bản đồ đầu tiên được tạo ra trong khuôn khổ “Chương trình Đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020”. Bản đồ được công bố và cập nhật thường xuyên tại địa chỉ: http://bandocongnghe.com.vn/.
Với bản đồ ngành cơ khí chế tạo, nhóm nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm tổng hợp cơ sở dữ liệu sẵn có, điều tra khảo sát doanh nghiệp, lấy ý kiến chuyên gia và phân tích cơ sở dữ liệu sáng chế liên quan. Họ xây dựng bản đồ theo năm khía cạnh: thiết kế, gia công, xử lý bề mặt, lắp ráp và đo kiểm. Mỗi lĩnh vực công nghệ này sẽ có các lớp công nghệ từ lớp 1 đến 5, trong đó các lớp công nghệ sau là nhánh con của lớp công nghệ trước. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu xây dựng được tổng cộng 195 hồ sơ công nghệ cho ngành cơ khí chế tạo ô tô và 185 hồ sơ công nghệ cho ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp, sau đó sử dụng các biện pháp lượng hóa để so sánh trình độ công nghệ của Việt Nam với thế giới và minh họa thành các dạng biểu đồ.
Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung năng lực công nghệ của ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp của Việt Nam đang ở mức 60-75% so với thế giới, trong đó có những nhánh công nghệ đã dần tiệm cận (80-85%) mặt bằng chung của quốc tế.
Về cơ bản, các công nghệ thiết kế, gia công, xử lý bề mặt đáp ứng tốt khi làm việc với những chi tiết và cụm chi tiết có độ phức tạp ở mức trung bình-khá, tuy nhiên còn hạn chế khi xử lý cụm chi tiết phức tạp hoặc thiết kế tổng thể. Một số ít đơn vị có khả năng gia công các chi tiết có độ phức tạp cao và nội địa hóa hầu hết sản phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực máy nông nghiệp. Nhân lực Việt Nam có thể sử dụng được các phần mềm thông dụng và một số phần mềm chuyên dụng, nhưng việc thiếu các trang thiết bị và phần mềm bản quyền khiến không ít kỹ sư dù có năng lực giỏi cũng không thể nhanh chóng tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng.
Đối với công nghệ lắp ráp, các doanh nghiệp trong nước có khả năng làm rất tốt. Phần lớn việc lắp ráp vẫn dựa vào thủ công và ngang bằng với thế giới. Công nghệ lắp ráp trên dây chuyền, sử dụng robot và lắp ráp thông minh đã bắt đầu tiệm cận hơn với những nước phát triển, tuy nhiên do điều kiện tài chính và thị trường nên ít đơn vị ứng dụng chúng.
Tuy nhiên, đo kiểm đang là lĩnh vực yếu nhất trong ngành cơ khí. Hiện nay, các đơn vị trong nước chỉ thực hiện đo kiểm chi tiết/cụm chi tiết chứ chưa có đơn vị đo kiểm sản phẩm đầu cuối, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô. Những tập đoàn lớn như Vinfast vẫn phải gửi sản phẩm hoàn thiện của mình ra nước ngoài để kiểm tra, đo đạc.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, “Cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp: Từ bản đồ công nghệ đến lộ trình 10 năm”, cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 15/11/2020)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
A. Xây dựng Bản đồ Công nghệ Cơ khí chế tạo tại Việt Nam.

B. Thực trạng ngành công nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam.

C. Những giải pháp phát triển ngành công nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam.

D. Những hạn chế của ngành công nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam.
Câu 18:
Từ “Nó” ở dòng 3 được dùng để chỉ điều gì?
A. Ngành cơ khí chế tạo.
B. Quá trình công nghiệp hóa.
C. Quá trình điện khí hóa.
D. Quá trình máy tính và tự động hóa.
Câu 19:
Từ đoạn 1 (dòng 1-5), ta có thể rút ra kết luận gì?
A. Công nghiệp cơ khí chế tạo hoạt động độc lập với các ngành công nghiệp khác.
B. Công nghiệp cơ khí chế tạo có liên hệ mật thiết với các ngành công nghiệp khác.
C. Công nghiệp cơ khí chế tạo có ít mối liên hệ với các ngành công nghiệp khác.
D. Công nghiệp cơ khí chế tạo là đầu ra của hầu hết các ngành công nghiệp khác.
Câu 20:
Ý nào sau đây KHÔNG phải là một hạn chế của ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam?
A. Thiếu thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường.

B. Chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh.

C. Không có doanh nghiệp quy mô lớn.

D. Mới đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu trong nước.
Câu 21:
Ông Đào Phan Long đề xuất phát triển ngành cơ khí chế tạo Việt Nam theo hướng nào?
A. Đầu tư đồng đều cho tất cả các lĩnh vực.

B. Đầu tư cẩn trọng theo kế hoạch lâu dài.

C. Đầu tư tập trung theo vùng địa lí thuận lợi.

D. Đầu tư tập trung vào một số sản phẩm mũi nhọn.
Câu 22:
Theo đoạn 6 (dòng 28-37), ý nào sau đây không phải là một cấu phần của Bản đồ ngành Công nghệ Cơ khí chế tạo?
A. Thiết kế. 
B. Gia công. 
C. Sáng chế.
D. Đo kiểm.
Câu 23:
Theo đoạn trích, chúng ta có thể đánh giá như thế nào về năng lực công nghệ chung của ngành cơ khí chế tạo ô tô và máy nông nghiệp của Việt Nam?
A. Tiến bộ hơn thế giới.

B. Tiệm cận thế giới.

C. Thua kém thế giới. 
D. Không có thông tin để kết luận.
Câu 24:
Ý chính của đoạn 8 (dòng 41-48) là gì?
A. Trình độ công nghệ thiết kế, gia công, xử lý bề mặt tại Việt Nam.

B. Thực trạng thiếu các trang thiết bị và phần mềm bản quyền tại Việt Nam.

C. Triển vọng nội địa hóa sản phẩm cơ khí chế tạo tại Việt Nam.

D. Phương hướng phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam.
Câu 25:
Đâu là phân ngành phát triển nhất của công nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam?
A. Thiết kế. 
B. Gia công. 
C. Xử lý bề mặt. 
D. Lắp ráp.
Câu 26:
Vì sao Vinfast phải gửi sản phẩm ra nước ngoài kiểm tra?
A. Vì trong nước không có các cơ sở đo kiểm cho ngành ô tô.

B. Vì chi phí đo kiểm ở nước ngoài rẻ hơn ở trong nước.

C. Vì các cơ sỏ trong nước chưa đo kiểm được xe nguyên chiếc.

D. Vì các cơ sở đo kiểm ở nước ngoài uy tín hơn các cơ sở trong nước.
Câu 27:

BÀI ĐỌC 4
 Từ thân cây chuối bỏ đi, nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM gồm Trịnh Ngọc Vân Anh, Lê Thị Bích Phượng, Phạm Thái Bình, Trần út Thương (ngành Môi trường) và Lê Thụy Tường Vân (ngành Quản lý công nghiệp) đã tạo ra loại giấy có thể phân hủy trong một tháng, không dùng chất tẩy hay tạo màu.
Trịnh Ngọc Vân Anh, sinh viền năm tư, trưởng nhóm, nhớ lại gần hai năm gắn bó với dự án. Em không ngờ đề tài báo cáo môn “Nghiên cứu các giải pháp môi trường” ở năm hai đại học lại trở thành ý tưởng khởi nghiệp thực sự và thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Sinh ra ở vùng quê Nam Bộ, Vân Anh và các bạn trong nhóm gắn bó với rất nhiều sản phẩm nông nghiệp và chứng kiến nhiều phế phẩm bị bỏ phí. Tìm hiểu rộng ra, nhóm thấy lượng phế phẩm nông nghiệp ở Việt Nam khoảng 60-70 triệu tấn mỗi năm. Trong đó đến 80% chưa được sử dụng, bị thải trực tiếp ra môi trường hoặc đốt bỏ gây ô nhiễm, cản trở dòng chảy. 
“Làm sao để không lãng phí phế phẩm đó? Làm sao để bảo vệ môi trường”? Những câu hỏi liên tiếp khiến các thành viên đầu tư đọc các nghiên cứu, bài báo quốc tế để tìm giải pháp. Khi đọc được nghiên cứu làm giấy từ thân cây chuối, bã mía, rơm rạ, nhóm đã xác định đây là hướng đi của mình. Các em bắt đầu lên ý tưởng cho đề tài “Làm giấy tái chế từ phế phẩm nông nghiệp”. Trong đó, giấy được làm ra có thể dùng để sản xuất túi, hộp đựng, giấy gói hoa, quà - những sản phẩm mà ngoài thị trường đa số là nylon, nhựa.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng nhựa tiêu thụ ở Việt Nam bình quân đầu người táng từ 3,8 kg năm 1990 lên 41,3 kg vào năm 2018. Lượng nhựa một lần, không được tái chế và phải được chôn cất tại Hà Nội và TP HCM lên tới 80 tấn mỗi ngày. “Sử dụng phế phẩm nông nghiệp bỏ phí để tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm rác thải nhựa, lại tăng thêm thu nhập cho người nông dân thì tại sao không”, Vân Anh nói.
Từ những ý tưởng ban đầu, Vân Anh và các bạn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn dưới dự hướng dẫn của TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung, giảng viên khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm. Từ những ý tưởng trên giấy, các em được hỗ trợ làm trong phòng thí nghiệm để tạo ra sản phẩm thật.
Sang năm nay, biết tới cuộc thi của WWF nhằm tìm kiếm giải pháp giảm rác thải nhựa cho tỉnh Kiên Giang - một trong những địa phương trồng nhiều chuối nhất cả nước với khoảng 1.540 ha, nhóm quyết định đi sâu vào nghiên cứu làm giấy từ thân cây chuối trước khi mở rộng sang các loại phế phẩm nông nghiệp khác.
Vân Anh chia sẻ cần nhiều công đoạn để làm ra được giấy từ thân cây chuối. Ban đầu, chuối phải được cắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô rồi đem nấu ở nhiệt độ cao cùng một chút soda. Hỗn hợp này sau đó được mang đi rửa để đảm bảo độ trung tính, thân thiện với môi trường, rồi trộn với bột keo - loại làm từ phế phẩm nông nghiệp như khoai bị hư. Sau khi trộn, chúng được trải ra khuôn để tạo hình sản phẩm rồi mang sấy khô hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng Vân Anh và các bạn đã phải thử nghiệm hàng trăm lần để tạo ra những tờ giấy có độ dai, mềm mại phù hợp để sản xuất túi giấy, túi gói quà hay hộp quà.
Nhóm muốn những tờ giấy làm ra phải độc lạ, còn nhiều sợi tơ để thấy rõ tính tự nhiên, khác với các sản phẩm trên thị trường nhưng vẫn phải thân thiện với môi trường, sử dụng ít hóa chất nhất có thể, đảm bảo khả năng phân hủy cao với thời gian lâu nhất chỉ 1-2 tháng. “Đây là điều không dễ dàng và không thể làm một vài lần là được”, Vân Anh khẳng định.
Do nhóm hiện chỉ làm thủ công ở quy mô phòng thí nghiệm nên mất nhiều thời gian, đặc biệt khâu sấy khô sản phẩm. Nhiều hôm, các thành viên phải ở phòng thí nghiệm qua đêm bởi nấu từ sáng đến tối thì hết ánh nắng, không phơi tự nhiên được mà sấy thì phải canh nhiệt độ để giấy không bị giòn, dễ rách.
“Sau khi hoàn thiện quy trình sản xuất bằng máy, chúng em muốn chuyển giao công nghệ tới địa phương để tiết kiệm giá thành vận chuyển. Chúng em mong muốn ở mỗi tỉnh trồng nhiều chuối có một cơ sở sản xuất nhỏ, kiểu như làng nghề, để thu gom thân cây chuối của người nông dân, sản xuất tại đó rồi bán những sản phẩm này”, Vân Anh nói.
TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung, giảng viên hướng dẫn nhóm Vân Anh thực hiện đề tài, cho biết Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đang có những hỗ trợ rất tốt để nhóm có thể hoàn thiện sản phẩm, chuyển giao công nghệ cho các địa phương. “Vừa rồi, chúng tôi mang sản phẩm đến sự kiện Techfest Vietnam 2020 và được mọi người rất hưởng ứng, trong đó có đại diện hội nông dân các tỉnh. Nhiều người muốn đặt hàng”, cô Nhung nói thêm.
(Theo Dương Tâm, Sinh viên làm giấy từ thân cây chuối, Báo VnExpress, ngày 24/12/2020)

Ý nào sau đây thể hiện ro nhất nội dung chính của bài đọc trên?
A. Các giải pháp giảm thải rác thải nhựa tại Kiên Giang.

B. Đầu ra cho phế phẩm nông nghiệp tại Việt Nam.

C. Nhóm sinh viên chế tạo giấy từ thân cây chuối.

D. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Câu 28:
Theo đoạn trích, hàng nám số lượng phế phẩm nông nghiệp tại Việt Nam được sử dụng khoảng:
A. 10-15 triệu tấn.
B. 20-30 triệu tấn.
C. 40-50 triệu tấn. 
D. 60-70 triệu tấn.
Câu 29:
Theo đoạn 4 (dòng 14-19), phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những mục tiêu của nhóm nghiên cứu?
A. Giảm lãng phí phế phẩm nông nghiệp.

B. Giảm lượng rác thải thải ra môi trường.

C. Thay thế các loại vật liệu khó phân hủy.

D. Không có phương án nào chính xác.
Câu 30:
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng nhựa tiêu thụ bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng thêm bao nhiều phần trám từ 1990 - 2018?
A. Khoảng 98, 7%. 

B. Khoảng 1087%.

C. Khoảng 987%.
D. Khoảng 9,87%.
Câu 31:
Theo đoạn 6 và 7 (dòng 27-34), nguyên nhân chính khiến nhóm nghiên cứu chọn sản xuất giấy từ thân cây chuối là do:
A. yêu cầu của WWF.

B. lời khuyên của TS. Hoàng Thị Tuyết Nhung.

C. điều kiện thực tế ở địa phương nghiên cứu.
D. nguyện vọng của các thành viên trong nhóm.
Câu 32:
Theo đoạn 8 (dòng 35-42), phương án nào sau đây mô tả chính xác thứ tự các bước sản xuất giấy từ thân cây chuối?
A. Cắt nhỏ - Phơi/sấy khô - Nấu trong soda - Rửa sạch - Phơi/sấy khô - Trộn bột keo - Trải khuôn.

B. Cắt nhỏ - Nấu trong soda - Phơi/sấy khô - Rửa sạch - Trộn bột keo - Trải khuôn - Phơi/sấy khô.

C. Cắt nhỏ - Rửa sạch - Phơi/sấy khô - Nấu trong soda -Trộn bột keo - Trải khuôn - Phơi/sấy khô.

D. Cắt nhỏ - Phơi/sấy khô - Nấu trong soda - Rửa sạch - Trộn bột keo - Trải khuôn - Phơi/sấy khô.
Câu 33:
Dựa trên thông tin tại đoạn 8 (dòng 35-42), chúng ta có thể suy đoán vì sao nhóm nghiên cứu phải tiến hành thử nghiệm hàng trăm lần?
A. Vì quy trình sản xuất giấy phức tạp, gồm nhiều bước diễn ra trong nhiều môi trường khác nhau.

B. Vì nhóm mới thực hiện một cách thủ công ở quy mô phòng thí nghiêm nên cần nghiên cứu thêm.

C. Vì nhóm muốn thử nghiệm nhiều loại nguyên liệu đầu vào khác nhau để tìm nguồn tối ưu.

D. Vì nhóm cần cân chỉnh các thông số trong quá trình sản xuất để có sản phẩm đảm bảo chất lượng
Câu 34:
Cụm từ “những sản phẩm này” ở dòng 55 được dùng để chỉ:
A. máy móc sản xuất giấy từ thân cây chuối.

B. chuối và các phụ phẩm khác từ chuối.

C. giấy được làm từ thân cây chuối.

D. thân cây chuối từ người dân trong vùng.
Câu 35:
Theo đoạn cuối, phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những biện pháp hỗ trợ Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM dành cho nhóm nghiên cứu:
A. nâng cao chất lượng giấy thành phẩm.

B. hỗ trợ tài chính cho dự án.

C. giới thiệu sản phẩm ra công chúng.

D. thúc đẩy hợp tác với các địa phương.
Câu 36:
Đồ thị hàm số y=13xx1 có tâm đối xứng là
A.I(1;3)

B.I(1;1)

C.I(3;1)

D.I(1;3)
Câu 37:

Cho hàm số y=f(x) có đồ thị trên đoạn 1;4 như hình vẽ bên. Khi đó, tích phân I=14f(x)dx bằng bao nhiêu?

Cho hàm số y=f(x) có đồ thị trên đoạn [-1;4] như hình (ảnh 1)

A.I=3

B.I=112

C.I=5

D.I=52

Câu 38:
Thầy Thắng muốn sau 5 năm có 1 tỉ đồng để mua ôtô. Hỏi rằng thầy Thắng phải gửi ngân hàng mỗi tháng số tiền gần nhất với số tiền nào sau đây? Biết lãi suất hàng tháng là 0,5%, tiền lãi sinh ra hàng tháng được nhập vào tiền vốn, số tiền gửi hàng tháng là như nhau.
A. 14 261 000 đồng.

B. 14 260 500 đồng.

C. 14 260 000 đồng.
D. 14 261 500 đồng.
Câu 39:
Trong không gian Oxyz, cho ba mặt phẳng (P):x+y+z1=0(Q)=2x+my+2z+3=0 và (R):x+2y+nz=0.Tính tổng m+2n, biết rằng (P)(Q) và (P)//(Q)
A. –6. 
B. 1. 
C. 0. 
D. 6.
Câu 40:
Gọi là I(t) số ca bị nhiễm bệnh Covid-19 ở quốc gia X sau t ngày khảo sát. Khi đó ta có công thức I(t)=AeT0(t1)với A là số ca bị nhiễm trong ngày khảo sát đầu tiên, r0là hệ số lây nhiễm. Biết rằng ngày đầu tiên khảo sát có 500 ca bị nhiễm bệnh và ngày thứ 10 khảo sát có 1000 ca bị nhiễm bệnh. Hỏi ngày thứ 20 số ca nhiễm bệnh gần nhất với số nào dưới đây, biết rằng trong suốt quá trình khảo sát hệ số lây nhiễm là không đổi?
A. 2000. 
B. 2160. 
C. 2340. 
D. 2520.
Câu 41:
Một xe lửa chuyển động chậm dần đều và dừng lại hẳn sau 20s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Trong thời gian đó xe chạy được 120m. Biết công thức tính vận tốc của chuyển động biến đổi đều là v=v0+at  ; trong đó a(m/s2)  là gia tốc, v (m/s) là vận tốc tại thời điểm t(s). Hãy tính vận tốc  của xe lửa lúc bắt đầu hãm phanh.
A. 30 m/s.
B. 6 m/s.
C. 12 m/s.
D. 45 m/s.
Câu 42:

Cho tứ diện ABCD có AB vuông góc với mặt phẳng (BCD)  . Biết tam giác BCD vuông tại C AB=a62,AC=a2,CD=a . Gọi E là trung điểm của AC. Góc giữa hai đường thẳng ABDE bằng

A. 45°.
B. 90°.
C. 30°.
D. 60°.
Câu 43:
Một tổ có 10 học sinh. Số cách chọn ra hai bạn học sinh làm tổ trưởng và tổ phó là

A. 10.                                   

B. 90.    
C. 45
D. 24.
Câu 44:
Cho x=mn  ; m, nN* ,(m,n)=1 . Biết ba số log3x , –1, log381x   theo thứ tự lập thành một cấp số cộng. Tính m+n.
A. 28. 
B. 82. 
C. 10. 
D. 4.
Câu 45:

Số nghiệm của phương trình sin5x+3cos5x=2sin7x trên khoảng 0;π2

A.2

B.1

C.3

D.4

Câu 46:
Hình bên bao gồm hình chữ nhật ABCD và hình thang vuông CDMN. Các điểm B, C, N thẳng hàng, ; ; . Quay hình bên xung quanh cạnh BN ta được khối tròn xoay có thể tích bằng
 
hình bên bao gồm một hình chữ nhật abcd (ảnh 1)

A.54πdm3

B.86π3dm3

C.863dm3

D.54dm3

Câu 47:
Gọi (H) là tập hợp các điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn 1z-12   trong mặt phẳng phức. Khi đó, diện tích hình (H)  bằng

A.2π

B.3π

C.4π

D.5π

Câu 48:
Chu kì bán rã của nguyên tố phóng xạ Poloni 210 là 138 ngày (nghĩa là sau 138 ngày khối lượng của nguyên tố đó chỉ còn một nửa). Biết ban đầu có m (gam) Poloni 210. Sau ít nhất bao nhiêu ngày thì khối lượng Poloni 210 còn lại bằng  khối lượng ban đầu?

A. 460 ngày.

B. 456 ngày.
C. 459 ngày.    
D. 458 ngày.
Câu 49:
Một cái trục lăn sơn nước có dạng một hình trụ. Đường kính của đường tròn đáy là 6 cm, chiều dài lăn là 25 cm. Sau khi lăn trọn 10 vòng thì trục lăn tạo một diện tích trên bức tường phẳng bằng
Một cái trục lăn sơn nước có dạng một hình trụ (ảnh 1)

A.1500π(cm2) 

B.150π(cm2)

C.3000π(cm2)

D.300π(cm2)

Câu 50:
Người ta dự định xây dựng một tòa tháp 11 tầng tại một ngôi chùa nọ theo cấu trúc, diện tích của mặt sàn tầng trên bằng nửa diện tích mặt sàn tầng dưới, biết diện tích mặt đáy tháp là 15 m2. Yêu cầu là nền tháp lát gạch hoa kích thước 30x30 (cm). Tính số lượng gạch hoa cần mua để lát sàn tháp.

A. 333 viên gạch.  

  B. 334 viên gạch.              
C. 332 viên gạch.              
D. 335 viên gạch.
Câu 51:
Cho hàm số y=msin x+1cos x+2  . Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn -5;5  để giá trị nhỏ nhất của y nhỏ hơn – 1?

A.6

B.3

C.4

D.5

Câu 52:
Trong không gian Oxyz, cho điểm A(1;1;1) ,B(4;1;1) ,C(1;1;5) . Tìm tọa độ điểm I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

A.I=(-2;1;-2)

B.I=(2;1;2)

C.I(2;1;-2)

D.I(-2;-1;-2)

Câu 53:
Gọi S là tổng các giá trị thực của m để phương trình 9z2+6z+1-m=0 có nghiệm phức thỏa mãn z=1 . Tính S.

A.20

B.12

C.14

D.8

Câu 54:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D'  M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh BC, ,  (tham khảo hình vẽ). Biết thể tích khối hộp bằng 144, thể tích khối tứ diện AMNP bằng
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có  (ảnh 1)

   A. 15.         

  B. 24.

  C. 20.                         

D. 18.
Câu 55:
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng (P) : 2x-y-2z-2=0 và mặt phẳng (Q):2x-y-2z+10=0  song song với nhau. Biết A(1;2;1)  là điểm nằm giữa hai mặt phẳng (P)  và (Q)  . Gọi (S)  là mặt cầu qua A và tiếp xúc với cả hai mặt phẳng(P)  và (Q) . Biết rằng khi (S)  thay đổi thì tâm của nó luôn nằm trên một đường tròn. Tính bán kính r của đường tròn đó.

A. r=423.

B.r=223

C.r=53

D.r=253

Câu 56:

Giải bóng chuyền quốc tế VTV Cup có 12 đội tham gia, trong đó có 3 đội Việt Nam. Ban tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên để chia thành 3 bảng đấu, mỗi bảng 4 đội. Tính xác suất để 3 đội của Việt Nam cùng nằm ở một bảng đấu.

A. 355

B. 1330

C. 1110

D. 655

Câu 57:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a. Tam giác ABC đều, hình chiếu vuông góc H của đỉnh S trên mặt phẳng  trùng với trọng tâm của tam giác ABC. Đường thẳng SD hợp với mặt phẳng  một góc 30°. Tính khoảng cách d từ B đến mặt phẳng  theo a.

A. d=a3

B. d=2a53

C. d=2a217

D. d=a217

Câu 58:

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m nhỏ hơn 10 để hàm số y=3x4 - 4x3 -12x2 + m  nghịch biến trên khoảng (-;-1)?

A. 4

B. 6

C. 3

D. 5

Câu 59:

Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m nhỏ hơn 2020 để phương trình log2(m+m+2x)=2x  có nghiệm thực?

A. 2017

B. 2018

C. 2020

D. 2019

Câu 60:

Cho một hình hộp chữ nhật kích thước 4x4xh chứa một khối cầu lớn có bán kính bằng 2 và 8 khối cầu nhỏ có bán kính bằng 1. Biết rằng các khối cầu đều tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với các mặt của hình hộp (tham khảo hình vẽ). Thể tích của khối hộp bằng?

Cho một hình hộp chữ nhật kích thước  4x4xh chứa một khối cầu  (ảnh 1)

A. 32+325

B. 48+327

C. 32+642

D. 32+327