Trắc nghiệm Amino axit có đáp án (Thông hiểu)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Aminoaxit nào sau đây có phân tử khối bé nhất

A. Valin

B. Alanin

C. Glyxin

D. Axit glutamic

Câu 2:

Cho các phát biểu sau:

1. Aminoaxit là những chất lỏng, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

2. Tên bán hệ thống của aminoaxit: axit + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

3. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

4. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực

H3N+–CH2–COO.

Số phát biểu đúng là?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3:

Cho các chất sau: (1) C2H6, (2) CH3-CH(NH2)-COOH, (3) CH3COOH, (4) C2H5OH. Dãy sắp xếp nhiệt độ sôi theo thứ tự giảm dần là

A. (2) > (3) > (4) > (1).

B. (3) > (4) > (1) > (2).

C. (4) > (3) > (2) > (1).

D. (2) > (3) > (1) > (4).

Câu 4:

Cho các khẳng định sau:

1. Tất cả amin axit đều có nhiệt độ nóng chảy cao.

2. Tất cả amino axit đều tan trong nước.

3. Tất cả amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.

4. Tất cả amino axit đều có vị chua.

Số đáp án đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5:

Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là

A. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.

B. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.

C. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH.

D. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa.

Câu 6:

Số đồng phân aminoaxit có công thức phân tử C4H9NO2

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 7:

α - amino axit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O, N lần lượt là 32%; 6,67%; 42,66%; 18,67%. Vậy công thức cấu tạo của X là

A. CH3-CH(NH2)COOH.

B. H2N-[CH2]2-COOH.

C. H2N-CH2-COOH.

D. C2H5-CH(NH2)-COOH.

Câu 8:

Cho từng chất H2N-CH2-COOH, CH3-COOH, CH3-COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là

A. 3

B. 6

C. 4

D. 5

Câu 9:

Cho các sơ đồ phản ứng:

Y và T lần lượt là

A. ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa.

B. H2NCH2COONa và ClH3NCH2COOH.

C. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa.

D. ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa.

Câu 10:

Cho các chất: H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH, (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH, H2N- CH2-COOH, H2N-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. Số chất làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 11:

Có thể phân biệt dung dịch chứa Glyxin, lysin, axit glutamic bằng ?

A. Nước

B. NaOH

C. HCl

D. Qùy tím

Câu 12:

X là một α-aminoaxit no, mạch hở, chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho X tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch HCl 1M, thu được 16,725 gam muối. CTCT của X là:

A. H2N-CH2-COOH.

B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. C2H5-CH(NH2)-COOH.

D. H2N- CH2-CH2-COOH.

Câu 13:

Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, đun nóng. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan. Công thức của amino axit là

A. H2N-C2H4-COOH

B. H2N-C3H6-COOH

C. H2N-CH2-COOH

D. H2N-C3H4-COOH

Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn một amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH thu được V lít CO2 và 4,5 gam H2O và 1,12 lít N2. Giá trị của V là:

A. 0,2

B. 2,24

C. 4,48

D. 5,6

Câu 15:

Este X được điều chế từ α – aminoaxit và ancol metylic. Tỉ khối hơn của X so với hiđro là 44,5. Đun nóng 8,9 gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 3 M sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu được chất rắn G (quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng). Vậy khối lượng chất rắn G là:

A. 28,6 gam

B. 11,15 gam

C. 28,7gam

D. 27,6 gam